Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Toàn văn Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Quyết định 613/QĐ-TTg về trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 16/2010/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2010
 THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUYẾT ĐỊNH 613/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TRỢ CẤP HÀNG THÁNG CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ TỪ ĐỦ 15 NĂM ĐẾN DƯỚI 20 NĂM CÔNG TÁC THỰC TẾ ĐÃ HẾT THỜI HẠN HƯỞNG TRỢ CẤP MẤT SỨC LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động (sau đây được viết là Quyết định số 613/QĐ-TTg);
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 613/QĐ-TTg như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn thực hiện trợ cấp hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với người hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động, không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 60/HĐBT ngày 01 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian công tác thực tế từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm (kể cả trường hợp đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động theo quy định tại Nghị định số 163/CP ngày 04 tháng 7 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ), bao gồm:
1. Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.
2. Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 chưa hết tuổi lao động.
3. Không áp dụng quy định tại Thông tư này đối với đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, mà thuộc một trong các trường hợp sau :
a) Đang chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
b) Xuất cảnh trái phép;
c) Bị toà án tuyên bố là mất tích;
d) Đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đủ điều kiện xét hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
đ) Đã chết trước ngày 01 tháng 7 năm 2010.
Đối tượng quy định tại tiết a, b, c khoản này được thực hiện trợ cấp hàng tháng khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người bị toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.
Điều 2. Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư này được hưởng trợ cấp hàng tháng khi có đủ các điều kiện sau:
1. Đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động mà không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
2. Đã hết tuổi lao động.
Điều 3. Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A sinh tháng 5/1948, có thời gian công tác thực tế là 18 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 22 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1990 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp.
Ông A hết tuổi lao động từ tháng 6/2008 nên ông A được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng người lao động hết tuổi lao động.
Trường hợp trong hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động chỉ ghi năm sinh mà không ghi ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng.
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B sinh tháng 7/1956, có thời gian công tác thực tế 15 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 15 năm 6 tháng), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 9/1992 đến tháng 6/2000 hết thời hạn hưởng trợ cấp.
Bà B được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01/8/2011 (tháng 7/2011 là tháng bà B hết tuổi lao động).
Ví dụ 3: Bà Nguyễn Thị C sinh năm 1957, có thời gian công tác thực tế là 17 năm (thời gian công tác quy đổi là 18 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1992 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp.
Do hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động của Bà C chỉ ghi sinh năm 1957 (không ghi ngày, tháng sinh) nên bà C được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01/01/2012.
3. Đối tượng quy định tại tiết a, b, c khoản 3 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc người bị toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.
Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D sinh tháng 5/1947, có thời gian công tác thực tế là 18 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 22 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1990 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Năm 2008, do vi phạm pháp luật ông D bị tuyên phạt 6 năm tù giam.
Giả sử đến tháng 6/2013, ông D chấp hành xong hình phạt tù thì ông D được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01/ 7/2013.
Điều 4. Mức trợ cấp hàng tháng
1. Mức trợ cấp hàng tháng được tính thống nhất chung, bằng mức trợ cấp hàng tháng đang hưởng của đối tượng quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp bằng 464.267 đồng/tháng, không phụ thuộc vào mức trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hưởng trước đó.
Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp này cũng được điều chỉnh theo.
2. Người hưởng trợ cấp hàng tháng, trong thời gian hưởng trợ cấp còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi chết, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
Điều 5. Hồ sơ hưởng trợ cấp và thời hạn giải quyết:
1. Hồ sơ hưởng trợ cấp hàng tháng:
a) Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng (theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).
b) Hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động.
c) Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng (theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).
2. Hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng:
a) Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp mai táng (theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).
b) Bản sao Giấy chứng tử hoặc bản sao giấy khai tử hoặc bản sao Quyết định của Toà án tuyên bố đã chết hoặc giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi chôn cất người hưởng trợ cấp hàng tháng chết.
c) Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng.
d) Quyết định hưởng trợ cấp mai táng (theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).
3. Thời hạn giải quyết:
a) Trợ cấp hàng tháng: tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng của người đủ điều kiện hưởng theo quy định.
Những trường hợp đủ điều kiện hưởng và có đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hàng tháng trước ngày 30 tháng 11 năm 2010, thời hạn giải quyết tối đa trước ngày 01 tháng 01 năm 2011.
b) Trợ cấp mai táng: tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ quy định tại tiết a, tiết b khoản 2 Điều này từ thân nhân của người hưởng trợ cấp.
Hết thời hạn nêu trên cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra tình hình thực hiện các quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg và Thông tư này.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg và Thông tư này.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện trợ cấp hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng quy định tại Quyết định số 613/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này. Hàng năm, tổng hợp số đối tượng hưởng trợ cấp và lập dự toán kinh phí chi trả theo quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
2. Người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế, từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 còn đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động mà không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì được hưởng các chế độ quy định tại Thông tư này. Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 01 tháng liền kề tháng người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 2 Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân

Toàn văn Thông tư liên tịch 94/2006/TTLT-BVHTT-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 180/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hóa - Thông tin

BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 94/2006/TTLT-BVHTT-BNV-BTC
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2006
 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ  180/2006/QĐ-TTG NGÀY  09/8/2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI  THEO NGHỀ VÀ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT  NGÀNH VĂN HÓA - THÔNG TIN
Căn cứ Quyết định số 180/2006/QĐ - TTg ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa - thông tin; Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
Phần 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Các đơn vị nghệ thuật biểu diễn của Nhà nước,  bao gồm:
1. Các Nhà hát thuộc các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương;
2. Các Đoàn nghệ thuật thuộc các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề:
 Lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên) được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thuộc phạm vi áp dụng tại Thông tư này là diễn viên trong chỉ tiêu biên chế được giao, trực tiếp tham gia tập luyện, biểu diễn, bao gồm: diễn viên múa, tuồng, nhạc hơi, xiếc, nhạc kịch, vũ kịch, rối nước, cải lương, chèo, múa rối, hát mới, dân ca, kịch, nhạc dây, nhạc gõ, được xếp lương các ngạch diễn viên theo các mã số sau:
a) 17.157 (Diễn viên hạng I);
b) 17.158 (Diễn viên hạng II);
c) 17.159 (Diễn viên hạng III).
2. Đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn:
a) Diễn viên được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 mục II  phần I nói trên;
b) Chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn, xếp lương theo các ngạch mang hai chữ số đầu 17 như đạo diễn, biên đạo múa, hoạ sĩ;
c) Diễn viên đóng vai phụ, người phục vụ tập luyện, biểu diễn và các nhân viên khác (kể cả trưởng, phó đoàn và cấp dưỡng).
3. Đối tượng không áp dụng:
Đối tượng quy định tại khoản 1 mục II phần I nêu trên không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong thời gian sau:
a) Thời gian đi công tác,  làm việc ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4  điều 8  Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không trực tiếp làm chuyên môn biểu diễn nghệ thuật liên tục trên 3 tháng;
c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
d) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành và Luật Bảo hiểm xã hội;
đ) Thời gian bị đình chỉ công tác;
h) Thời gian không trực tiếp làm công tác biểu diễn nghệ thuật mà làm công việc khác từ 1 tháng trở lên.
Phần 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. MỨC PHỤ CẤP ƯU ĐÃI THEO NGHỀ,  NGUỒN KINH PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ:
1. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề:
a) Mức 20% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), áp dụng đối với diễn viên múa, tuồng, nhạc hơi, xiếc, nhạc kịch, vũ kịch, rối nước;
b) Mức 15% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), áp dụng đối với diễn viên cải lương, chèo, múa rối (rối cạn, rối bóng), hát mới, dân ca, kịch, nhạc dây, nhạc gõ.
2. Nguồn kinh phí, cách tính và phương thức chi trả:
a) Nguồn kinh phí:
Kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên) được trích từ nguồn thu biểu diễn.
Đối với những đơn vị nghệ thuật biểu diễn tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động hoặc được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, nếu không cân đối được thì ngân sách Nhà nước xem xét hỗ trợ.
b) Cách tính:
 Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định theo công thức sau:
Phụ cấp ưu đãi theo  nghề được hưởng
=
Mức lương tối thiểu chung
x
Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy ra hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
x
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng theo quy định
      c) Phương thức chi trả:
 Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên) được trả cùng tiền lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
II. BỒI DƯỠNG TẬP LUYỆN VÀ BỒI DƯỠNG BIỂU DIỄN:
1. Mức và đối tượng được hưởng bồi dưỡng tập luyện:
a) Mức 20.000 đồng/ngày: áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong các vở diễn; diễn viên chính trong các chương trình ca múa nhạc,  xiếc và múa rối;
b) Mức 15.000 đồng/ngày: áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ trong các vở diễn; diễn viên chính thứ trong các chương trình ca múa nhạc; diễn viên xiếc và múa rối trong vai chính thứ;
c) Mức 10.000 đồng/ngày: áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ trong các vở diễn, diễn viên phụ trong các chương trình ca múa nhạc, xiếc, múa rối và người phục vụ cho tập luyện.
2. Mức và đối tượng được hưởng bồi dưỡng biểu diễn:
a) Mức 50.000 đồng/buổi diễn: áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong các vở diễn; diễn viên chính trong các chương trình ca múa nhạc, xiếc, múa rối; chỉ đạo nghệ thuật trong buổi diễn;
b) Mức 40.000 đồng/buổi diễn: áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ  trong các vở diễn; diễn viên chính thứ trong các chương trình ca múa nhạc, xiếc, múa rối;
c) Mức 20.000 đồng/buổi diễn: áp dụng đối với diễn viên phụ trong các chương trình hoặc vở diễn; người phục vụ cho biểu diễn và các nhân viên khác (kể cả trưởng, phó đoàn, cấp dưỡng).
Đối với trường hợp kiêm nhiệm thì chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng biểu diễn cao nhất của nhiệm vụ được giao.
3. Nguồn kinh phí  và phương thức chi trả bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn:
a) Nguồn kinh phí:
 Nguồn kinh phí chi trả bồi dưỡng tập luyện và bồi dưỡng biểu diễn được trích từ nguồn thu biểu diễn và trích từ tiền chi dựng chương trình, vở diễn.
b) Phương thức chi trả:
- Bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn được trả theo ngày tập luyện hoặc buổi biểu diễn và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Khi biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị thì Nhà nước đài thọ toàn bộ khoản chi bồi dưỡng tập luyện và  bồi dưỡng biểu diễn  đối với các đối tượng được hưởng theo quy định tại Thông tư  này.
- Đối với các đơn vị hàng năm có nguồn thu biểu diễn sau khi thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước,  nếu có khả năng tài chính thì được xem xét vận dụng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề, bồi dưỡng tập luyện và bồi dưỡng biểu diễn đối với diễn viên hợp đồng và bồi dưỡng thêm cho diễn viên trong biên chế.
Phần 3:
HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 52/1999/TTLB-BTCCBCP-BTC-BVHTT ngày 22 tháng 11 năm 1999 của Liên tịch Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Quyết định số 174/1999/QĐ-TTg ngày 23/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp thanh sắc và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa - thông tin.
2. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính hưởng từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 đồng thời với thôi hưởng chế độ phụ cấp thanh sắc quy định tại Quyết định 174/1999/QĐ-TTg.
3. Chế độ bồi dưỡng tập luyện và bồi dưỡng biểu diễn được thực hiện theo Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg  ngày 09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghệ thuật biểu diễn;
-  Căn cứ vào nguồn thu biểu diễn để tính trả phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn theo quy định  tại Thông tư này.
-  Lập kế hoạch tập luyện, biểu diễn và kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm theo quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành. Đối với chương trình biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao thực hiện (nếu có) phải lập dự toán cụ thể các khoản chi bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn gửi cơ quan tài chính theo phân cấp ngân sách làm căn cứ để xem xét hỗ trợ kinh phí.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo  theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa  tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
5. Đối tượng do Bộ Quốc phòng,  Bộ Công an quản lý có hướng dẫn riêng sau khi thống nhất  ý kiến với Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Văn hoá - Thông tin để phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tuấn
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN
THỨ TRƯỞNG
Trần Chiến Thắng

Toàn văn Quyết định 180/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành Văn hoá - Thông tin

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 180/2006/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2006
 QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI THEO NGHỀ VÀ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT NGÀNH VĂN HOÁ - THÔNG TIN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quyết định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên) trong các đơn vị nghệ thuật của nhà nước thuộc ngành văn hoá - thông tin.
Điều 2. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên)
1. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được quy định như sau:
a) Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề 20% áp dụng đối với diễn viên múa, tuồng, nhạc hơi, xiếc, nhạc kịch, vũ kịch, rối nước;
b) Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề 15% áp dụng đối với diễn viên cải lương, chèo, múa rối, hát mới, dân ca, kịch, nhạc dây, nhạc gõ.
2. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Điều 3. Chế độ bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên)
1. Bồi dưỡng tập luyện:
a) Mức 20.000 đồng/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính;
b) Mức 15.000 đồng/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ;
c) Mức 10.000 đồng/ngày, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ, phục vụ.
2. Bồi dưỡng biểu diễn:
a) Mức 50.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính, chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn;
b) Mức 40.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ;
c) Mức 20.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ, phục vụ và các nhân viên khác (kể cả trưởng, phó đoàn, cấp dưỡng).
Điều 4. Nguồn kinh phí
1. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lao động biểu diễn nghệ thuật được trích từ nguồn thu biểu diễn, trường hợp không cân đối được, ngân sách nhà nước xem xét hỗ trợ.
2. Nguồn kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn trích từ tiền chi dựng chương trình, vở diễn và từ nguồn thu biểu diễn.
Khi biểu diễn thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thì được nhà nước đài thọ toàn bộ chi phí bồi dưỡng.
Điều 5. Phương thức chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề
1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lao động biểu diễn nghệ thuật được trả cùng tiền lương hàng tháng.
2. Bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn được trả theo ngày tập luyện hoặc biểu diễn.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 174/1999/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp thanh sắc và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa - thông tin.
2. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 2 Quyết định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Điều 7. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
1. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng

Toàn văn Thông tư 08/2010/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 08/2010/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2010
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 hàng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ;
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư quy định chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm áp dụng đối với những người làm nghề, công việc có điều kiện độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào lương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức thuộc biên chế nhà nước hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;
2. Viên chức quản lý, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và người lao động của doanh nghiệp xếp lương theo các bảng lương ban hành theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
Chương II
 NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Điều 3. Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm các công việc:
1. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW.
2. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát hình, máy phát thanh FM, máy phát sóng viba, vận hành trạm truyền dẫn tín hiệu vệ tinh có công suất dưới 5KW.
3. Ghi hình, dựng hình trong trường quay, phòng dựng, phòng thu, ghi, dựng hình, đạo diễn âm thanh và hình trên xe phát thanh, xe truyền hình lưu động (phát thanh, truyền hình lưu động).
4. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát điện công suất từ 20KVA đến dưới 500KVA.
5. Ghi hình, lồng tiếng, thu nhạc, truyền dẫn tín hiệu âm thanh, tín hiệu truyền hình trong trường quay (Studio).
6. Vận hành trong phòng tổng khống chế trung tâm truyền hình cáp.
7. Quản lý kho phim, băng, bảo quản, sao chép tư liệu bằng băng từ, đĩa hình, đĩa tiếng, xử lý kỹ thuật hồ sơ tài liệu lưu trữ, vận hành máy chiếu phim, tu sửa phục hồi phim điện ảnh.
8. Phóng viên, biên tập viên tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, đạo diễn, biên tập chương trình trên xe phát thanh, truyền hình lưu động.
9. Phát thanh viên, biên tập viên dẫn chương trình trong trường quay, phòng dựng.
10. Điều hành, kiểm soát phòng phát thanh, truyền hình quốc gia.
11. Lắp đặt, sửa chữa đường dây phi-đơ anten, móng néo cột anten ở các đài phát sóng, phát thanh, truyền hình có tổng công suất từ 100 KW trở lên.
12. Lắp đặt, vận hành, sửa chữa hệ thống cung cấp điện cho đài phát thanh, truyền hình và trung tâm kỹ thuật phát thanh, truyền hình.
Điều 4. Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm các công việc
1. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát thanh công suất dưới 50KW, máy phát hình, máy phát sóng viba công suất dưới 5KW đặt trong hầm, nhà hầm.
2. Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh ở trung tâm kỹ thuật phát thanh, truyền hình (Điều hòa trung tâm).
3. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát sóng FM, máy phát hình, truyền dẫn tín hiệu vệ tinh, máy phát sóng viba tại các vùng núi, biên giới, hải đảo.
4. Sửa chữa, bảo dưỡng cột anten, lắp đặt thiết bị thu phát tín hiệu, anten phát xạ trên cột anten ở độ cao 50m đến dưới 100m.
5. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát điện có công suất trên 500KVA đến dưới 1000 KVA.
6. Vận hành, sửa chữa máy phát điện có công suất từ 200 KVA đến 500 KVA ở độ cao 1000m.
7. Đo đạc, kiểm tra tần số, công suất, chất lượng máy phát thanh, máy phát hình, máy tăng âm, tiêu chuẩn các thiết bị vô tuyến điện.
8. Vận hành, điều khiển máy phát thanh số có công suất dưới 15KW, máy phát hình số công suất dưới 5KW.
Điều 5. Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm các công việc:
1. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát sóng phát thanh công suất từ 50KW đến dưới 200KW, máy phát thanh FM, máy phát hình công suất từ 5KW đến dưới 40KW; Máy phát sóng phát thanh số công suất từ 15KW trở lên, đến dưới 50KW.
2. Vận hành, điều khiển máy phát hình số công suất 5KW trở lên, máy phát thanh số công suất 50KW trở lên.
3. Sửa chữa, bảo dưỡng cột anten, lắp đặt anten bức xạ, thiết bị thu phát tín hiệu trên cột anten ở độ cao từ 100m đến dưới 200m.
4. Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hàn nối cáp quang của hệ thống truyền dẫn tín hiệu và truyền hình cáp.
Điều 6. Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động làm các công việc:
1. Vận hành, điều khiển sửa chữa máy phát hình công suất 40KW trở lên.
2. Vận hành, điều khiển máy phát thanh công suất từ 200KW trở lên, máy phát thanh FM, máy phát hình công suất 10KW trở lên đặt ở độ cao 1000m trở lên.
3. Sửa chữa, bảo dưỡng cột anten, lắp đặt anten, thiết bị thu, phát tín hiệu trên cột anten ở độ cao trên 200m.
4. Vận hành, điều khiển, sửa chữa máy phát điện có công suất trên 1000KVA.
Chương III
NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT
Điều 7. Các chức danh nghề, công việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Các nghề, công việc tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Thông tư này được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ngày 12/9/2006, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT- BLĐTBXH - BYT ngày 17/3/1999 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Chương IV
PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Cách tính và chi trả phụ cấp
1. Trong phòng máy có nhiều máy phát công suất khác nhau thì tổng công suất các máy phát là cơ sở để tính phụ cấp.
2. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 tiếng trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật phải được tổ chức cho người lao động ăn, uống tại chỗ ngay khi nghỉ giữa ca làm việc.
5. Tiền mua hiện vật bồi dưỡng được hạch toán trong chi phí thường xuyên.
Điều 9. Nguồn kinh phí chi trả
1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ do ngân sách Nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị.
2. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài chính do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
3. Đối với các doanh nghiệp được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2010.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ảnh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./. 
KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG
Đỗ Quý Doãn

Toàn văn Quyết định 11/2007/QĐ-BLĐTBXH về phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 11/2007/QĐ-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ các thoả thuận về chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động- Thương binh và Xã hội của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động- Thương binh và Xã hội (các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng cho thương binh và người tàn tật; Viện Khoa học Chỉnh hình và Phục hồi chức năng; các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội) như sau:
1. Mức 1, hệ số 0,1.
a) Áp dụng từ ngày 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.
b) Áp dụng từ 01/4/2007 đối với cán bộ, viên chức:
- Trực tiếp khám, chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi chức năng và phục vụ người nghiện ma tuý;
- Trực tiếp phục vụ người tàn tật, người cao tuổi;
- Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng ở và giặt quần áo đối tượng nuôi dưỡng;
- Trực tiếp chăm sóc trẻ em dưới 18 tháng tuổi;
- Gián tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ người nhiễm HIV/AIDS.
2. Mức 2, hệ số 0,2.
a) Áp dụng từ ngày 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức:
- Trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân mắc bệnh da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);
- Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tuỷ;
- Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II;
- Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần áo cho bệnh nhân;
- Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;
- Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng);
- Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng;
- Hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.
b) Áp dụng từ 01/4/2007 đối với cán bộ, viên chức:
- Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ người có các tổn thương lở loét mùi hôi thối (kể cả thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người cao tuổi);
- Trực tiếp phục vụ người liệt, trẻ em bại não, người tàn tật nặng và người cao tuổi không còn khả năng tự phục vụ;
- Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ thương binh, bệnh binh nặng.
3. Mức 3, hệ số 0,3. Áp dụng từ 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức làm nhiệm vụ giải phẫu bệnh lý.
4. Mức 4, hệ số 0,4.
a) Áp dụng từ ngày 01/10/2004 đối với cán bộ, viên chức:
- Trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ người mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh tâm thần (kể cả thương binh, bệnh binh tâm thần), bệnh truyền nhiễm;
- Trực tiếp khám, chữa bệnh và phục vụ người nghiện ma túy trong thời gian cắt cơn giải độc;
- Chiếu chụp, điện quang.
b) Áp dụng từ 01/4/2007 đối với cán bộ, viên chức trực tiếp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phục vụ người bị di chứng chất độc hoá học.
Điều 2. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả chế độ phục cấp độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Cán bộ, viên chức ngành Lao động- Thương binh và Xã hội đang hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo Công văn số 6608/BYT-TCCB ngày 22/8/2005 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành Y tế thống nhất chuyển sang thực hiện chế độ theo Quyết định này.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng các Bộ, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Lao động- Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Nguyễn Thị Hằng
 

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Toàn văn Thông tư 15/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 15/2011/TT-BTC
Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2011
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Điều 45 Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn;
Căn cứ Luật khoa học công nghệ số 21/2000/QH10 ngày 28 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (sau đây gọi chung là Quỹ) theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối tượng được thành lập Quỹ theo quy định tại Thông tư này là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)
Điều 2. Mục đích thành lập, thẩm quyền và hình thức tổ chức Quỹ
1. Mục đích thành lập
Quỹ do doanh nghiệp thành lập để tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Thẩm quyền thành lập
Căn cứ nhu cầu và khả năng tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy tổ chức của Quỹ. Người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần);
b) Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh);
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân) hoặc tổng giám đốc, giám đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị) của doanh nghiệp.
3. Hình thức tổ chức Quỹ
Quỹ là một bộ phận, không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp, do người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp chịu trách nhiệm điều hành.
Điều 3. Nguồn hình thành Quỹ
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thành lập Quỹ để thực hiện cho các mục đích quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Quỹ được hình thành từ các nguồn sau:
1. Một phần từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế (doanh nghiệp tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế trong kỳ).
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành sau khi đã kết chuyển hết các khoản lỗ theo quy định.
2. Một phần điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ (đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên) hoặc điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ (đối với tổng công ty, công ty mẹ). Việc điều chuyển và tỷ lệ điều chuyển nguồn giữa các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ với các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên và ngược lại do chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc tổng giám đốc, giám đốc quyết định trên cơ sở tỷ lệ trích Quỹ theo quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, nhu cầu đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp thành viên và nhu cầu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của toàn hệ thống.
Việc điều chuyển Quỹ quy định tại khoản 2 Điều này chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn.
3. Các nguồn khác theo quy định của Pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Thủ tục thành lập Quỹ
Tuỳ theo quy mô của Quỹ và nhu cầu đầu tư khoa học công nghệ tại doanh nghiệp, người có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp quyết định hình thức tổ chức, hoạt động, quản lý và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Quỹ.
Doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ, điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước hoặc cùng thời điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên.
Doanh nghiệp gửi Quyết định thành lập Quỹ, điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ cho Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở trong vòng 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ.
Điều 5. Sử dụng Quỹ từ nguồn trích lập thu nhập tính thuế
Việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư này phục vụ cho mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
1. Nguồn vốn của Quỹ dùng để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp sau đây:
1.1 Cấp kinh phí để thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đề tài, dự án khoa học và công nghệ của doanh nghiệp phải được xây dựng và chịu trách nhiệm, tổ chức thực hiện theo những quy định của Nhà nước về thủ tục xét duyệt, nghiệm thu (có hội đồng đánh giá đầu vào, hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả đầu ra) và kết quả đề tài được hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định về khoa học và công nghệ, được áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở thử nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển).
b) Mua bản quyền công nghệ, quyền sử dụng, quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thông tin khoa học và công nghệ, các tài liệu, sản phẩm có liên quan để phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.
Đối với tài sản cố định nêu tại tiết a, b điểm 1.2 khoản 1 Điều này, doanh nghiệp ghi giảm Quỹ tương ứng và không phải trích khấu hao mà theo dõi hao mòn tài sản cố định.
c) Trả lương, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
d) Chi phí cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
đ) Chi cho các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.
Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất phải có xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
e) Chi phí cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp trong nước.
Các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về khoa học và công nghệ nêu tại điểm này phải được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ tại Việt Nam phê duyệt.
1.3. Đối với công ty trực thuộc tổng công ty hoặc là công ty con được sử dụng nguồn vốn của Quỹ để chi nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty hoặc công ty mẹ và ngược lại theo tỷ lệ được qui định tại khoản 2, Điều 3 của Thông tư này.
2. Quỹ chỉ được sử dụng cho hoạt động đầu tư khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam. Doanh nghiệp không được sử dụng nguồn vốn của Quỹ để đầu tư cho các hoạt động khác không gắn với việc phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc đầu tư cho các dự án khoa học và công nghệ đã được tài trợ bởi các nguồn vốn khác.
Hàng năm doanh nghiệp phải lập báo cáo trích, sử dụng Quỹ và kê khai số liệu về mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc trích, sử dụng Quỹ được gửi đến cho cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, Sở Khoa học và công nghệ và Sở Tài chính. Thời hạn nộp cùng thời điểm nộp báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp các tổng công ty, công ty mẹ có Quỹ phát triển khoa học công nghệ được hình thành từ nguồn điều chuyển Quỹ phát triển khoa học công nghệ của công ty con, doanh nghiệp thành viên hoặc ngược lại thì đơn vị nhận điều chuyển và sử dụng Quỹ phải báo cáo tình hình nhận điều chuyển và sử dụng số tiền Quỹ được điều chuyển với cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị nhận điều chuyển và trực tiếp sử dụng Quỹ
3. Các khoản chi từ Quỹ phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trường hợp trong năm bất kỳ, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cho hoạt động khoa học công nghệ vượt mức số dư hiện có tại Quỹ thì được lựa chọn hoặc lấy từ số trích lập Quỹ của các năm tiếp theo để bù vào số còn thiếu hoặc tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nếu cần thiết có thể phân bổ cho các năm tiếp sau để không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp không được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế các khoản chi đã được bảo đảm từ nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
5. Trong thời hạn 5 năm, kể từ năm kế tiếp năm trích lập, nếu Quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập Quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Số tiền sử dụng không đúng mục đích không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Việc xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp bị thu hồi do Quỹ không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó theo nguyên tắc sau:
5.1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là mức thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ. Trường hợp trong thời hạn 5 năm, doanh nghiệp áp dụng các mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất tại thời điểm trích của khoản thu hồi theo nguyên tắc số tiền trích trước sử dụng trước.
Đối với các doanh nghiệp tổ chức theo mô hình tổng công ty, công ty mẹ - công ty con thành lập Quỹ để phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ của toàn hệ thống thì thực hiện truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp do sử dụng không đúng mục đích tại đơn vị nhận điều chuyển tại tổng công ty, công ty mẹ - công ty con. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm căn cứ tính số thuế thu hồi là mức thuế suất áp dụng tại công ty nhận điều chuyển trong thời điểm điều chuyển theo nguyên tắc trích trước sử dụng trước.
5.2. Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.
Ví dụ 1: Công ty A năm 2011 xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Quỹ) là 10% trên thu nhập tính thuế và Công ty đã thực hiện trích lập Quỹ hàng năm từ năm 2011 đến năm 2016. Đầu năm 2017 khi lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016, Công ty A lập báo cáo tình hình trích lập và sử dụng Quỹ sau 5 năm căn cứ theo báo cáo trích, sử dụng Quỹ hàng năm như sau:
Mức trích lập Quỹ năm 2011 là 2 tỷ đồng. Đến hết kỳ tính thuế năm 2016, Công ty A mới sử dụng cho nghiên cứu khoa học là 1,2 tỷ đồng. Do sử dụng Quỹ không hết 70% nên Công ty thuộc diện bị truy thu thuế đối với số tiền Quỹ sử dụng không hết và trên số lãi phát sinh từ số tiền đã trích Quỹ theo quy định. Giả sử mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với Công ty trong giai đoạn trích Quỹ là 25%. Trường hợp này, số tiền thuế bị truy thu được xác định như sau:
+ Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu do sử dụng không hết 70% Quỹ (giả sử thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian trích lập Quỹ là 25%):
(2 tỷ - 1,2 tỷ) x 25% = 200 triệu đồng
+ Số tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu do sử dụng không hết 70% Quỹ (giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm là 12%):
200 triệu x 12% x 2 năm = 48 triệu đồng
Các năm sau năm 2011 mức trích lập và sử dụng Quỹ được tính theo nguyên tắc số tiền trích quỹ trước thì sử dụng trước nêu trên.
5.3. Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần Quỹ sử dụng sai mục đích là mức lãi tính theo tỷ lệ phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế và thời gian tính lãi là khoảng thời gian kể từ khi trích lập Quỹ đến khi thu hồi. Ngày thu hồi là ngày hành vi vi phạm được phát hiện và lập biên bản (trừ trường hợp không phải lập biên bản).
Việc xác định thời điểm trích Quỹ của số tiền sử dụng sai mục đích làm căn cứ tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần Quỹ sử dụng sai mục đích theo nguyên tắc số tiền trích quỹ trước thì sử dụng trước.
Ví dụ 2: Công ty B trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ như sau: kỳ tính thuế năm 2011 trích 200 triệu đồng, năm 2012 trích 300 triệu đồng, năm 2013 trích 300 triệu đồng, năm 2014 trích 500 triệu đồng, năm 2015 trích 700 triệu đồng, năm 2016 trích 800 triệu đồng. Đến hết năm 2013, Công ty sử dụng 300 triệu đồng từ Quỹ. Hàng năm, Công ty lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ. Đến ngày 05/5/2014, qua kiểm tra, cơ quan thuế phát hiện năm 2013 Công ty sử dụng 40 triệu đồng từ Quỹ sai mục đích và lập biên bản xử phạt. Lãi phạt nộp chậm theo quy định hiện hành của Luật quản lý thuế là 0,05%/ngày.
Giả sử năm 2012, Công ty đã sử dụng 150 triệu đồng cho đề án khoa học công nghệ thì số tiền 40 triệu đồng sử dụng sai được xác định là từ tiền trích Quỹ của kỳ tính thuế năm 2011. Trường hợp này, xác định số tiền thuế và số tiền lãi bị truy thu như sau:
+ Số thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu do sử dụng sai mục đích là:
40 triệu đồng x 25% = 10 triệu đồng
+ Số ngày tính phạt chậm nộp: từ ngày 01/4/2012 đến hết ngày 05/5/2014: 765 ngày.
Số tiền lãi bị truy thu (theo lãi phạt nộp chậm): 10 triệu x 0,05%/ngày x 765 ngày = 3,825 triệu đồng
Ví dụ 3: Với các dữ liệu về trích lập, sử dụng Quỹ và thời điểm kiểm tra của cơ quan thuế nêu tại ví dụ 2 trên, giả sử, năm 2012, Công ty đã sử dụng 200 triệu đồng cho đề án khoa học công nghệ thì số tiền 40 triệu đồng sử dụng sai mục đích được xác định là từ tiền trích Quỹ của kỳ tính thuế năm 2012. Trường hợp này, xác định số tiền thuế và tiền lãi bị truy thu như sau:
+ Số thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu do sử dụng sai mục đích là:
40 triệu đồng x 25% = 10 triệu đồng
+ Số ngày tính phạt chậm nộp: từ ngày 01/4/2013 đến hết ngày 05/5/2014: 400 ngày.
Số tiền lãi bị truy thu (theo lãi phạt nộp chậm): 10 triệu đồng x 0,05%/ngày x 400 ngày = 2 triệu đồng
5.4. Trường hợp trong thời gian trích lập Quỹ, doanh nghiệp đang thuộc diện được ưu đãi thuế (được áp dụng thuế suất ưu đãi, được miễn thuế, giảm thuế) thì số tiền thuế thu hồi do Quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích được xác định trên số thu nhập đã được áp dụng ưu đãi thuế tại thời điểm trích lập Quỹ và bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
Ví dụ 4: Với các dữ liệu nêu tại Ví dụ 1 nêu trên, giả sử : Công ty A năm 2011 xác định mức trích lập Quỹ là 10% trên thu nhập tính thuế, hàng năm từ năm 2011 đến năm 2016, Công ty đã thực hiện trích lập Quỹ. Đầu năm 2017, khi lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế năm 2016, Công ty A đã lập báo cáo tình hình trích lập và sử dụng Quỹ sau 5 năm căn cứ theo báo cáo trích, sử dụng Quỹ hàng năm như sau:
Mức trích lập quỹ năm 2011 là 2 tỷ đồng. Đến hết năm 2016 Công ty A mới sử dụng cho nghiên cứu khoa học là 1,2 tỷ đồng. Trường hợp này Công ty A chỉ sử dụng 60% số tiền Quỹ đã trích. Giả sử tại thời điểm trích lập Quỹ năm 2011, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng tại Công ty A là 10% và Công ty đang thuộc diện được ưu đãi giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do sử dụng Quỹ không hết 70% nên Công ty thuộc diện bị truy thu thuế đối với số tiền quỹ đã trích nhưng không sử dụng hết và trên số lãi phát sinh trên số tiền đã trích quỹ theo quy định. Trường hợp này, số tiền thuế truy thu được xác định như sau:
+ Số thu nhập bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp truy thu do sử dụng không hết 70% là:
(2 tỷ - 1,2 tỷ) : 2 = 0,4 tỷ đồng
+ Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu do sử dụng không hết 70% quỹ:
0,4 tỷ đồng x 10% = 0,04 tỷ đồng
+ Số tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu do sử dụng không hết 70% quỹ (giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm là 12%):
0,04 tỷ đồng x 12% x 2 năm = 0,0096 tỷ đồng (tương đương 9,6 triệu đồng)
Các năm sau năm 2011 mức trích lập và sử dụng Quỹ được tính theo nguyên tắc số tiền trích quỹ trước thì sử dụng trước nêu trên.
Ví dụ 5: với dữ liệu nêu tại ví dụ 4 trên, trường hợp đến hết năm 2016 Công ty A đã sử dụng cho nghiên cứu khoa học trên 70% số tiền quỹ đã trích của năm 2011. Khi đó số dư Quỹ còn lại (sau khi đã sử dụng hết 70% số trích lập cho hoạt động khoa học và công nghệ của công ty theo quy định) của năm 2011, Công ty tiếp tục được để sử dụng cho hoạt động khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp trong các năm tiếp theo và không bị truy thu hoặc phạt theo các quy định tại khoản này.
6. Doanh nghiệp chủ động kê khai điều chỉnh tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên khoản thu nhập đã trích Quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Điều 6. Quản lý Quỹ khi có sự thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp đang hoạt động mà có sự thay đổi về hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất và doanh nghiệp nhận sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập.
2. Doanh nghiệp đang hoạt động nếu có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng hết khi thực hiện chia, tách doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc chia, tách được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ phát triển khoa học và công nghệ do doanh nghiệp quyết định và đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, các quy định về trích, sử dụng Quỹ quy định tại Điều 3 và Điều 7 quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) trái với quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì thực hiện theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP và thực hiện theo Thông tư này kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn giải quyết kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn

PHỤ LỤC
BÁO CÁO TRÍCH, SỬ DỤNG QUỸ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm ....
Người nộp thuế..................................…………………………………..
Mã số thuế:.......................................……………………………………
I. Xác định số trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong kỳ tính thuế:
1. Mức trích lập
2. Số tiền trích lập
II. Theo dõi việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ các kỳ tính thuế trước và kỳ này:
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
Năm trích lập
Mức trích lập trong kỳ tính thuế này
Số tiền trích lập trong kỳ tính thuế này
Số tiền đã sử dụng trong kỳ tính thuế này
Số tiền đã trích lập được chuyển từ các kỳ tính thuế trước
Số tiền đã trích lập được chuyển sang các kỳ tính thuế sau
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
20...





20...











...





Tổng cộng:






Tài liệu kèm theo:
- Bản liệt kê các Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Bản liệt kê các Hợp đồng dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ;
- Bản liệt kê các hoạt động khoa học và công nghệ của Quỹ trong kỳ tính thuế.
........, ngày......... tháng........... năm..........
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)


Bài đăng phổ biến