Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

CÔNG CHỨNG – CHỨNG THỰC, HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG?


Hiện nay hầu hết khắp các tỉnh thành đâu đâu cũng có phòng công chứng, văn phòng công chứng, tuy nhiên những hiểu biết của người dân về thẩm quyền của cơ quan này và thuật ngữ “công chứng” vẫn còn nhiều hạn chế. Trong quá trình đến làm việc tại các Văn phòng công chứng, phòng công chứng tôi cũng bắt gặp rất nhiều trường hợp người dân mang chứng minh nhân dân,sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, bằng đại học, cao đẳng hoặc các giấy tờ tùy thân khác đến để yêu cầu “công chứng”…
Bài viết này tôi sẽ giúp quý độc giả phân biệt hai khái niệm công chứngchứng thực:
Công chứng: là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. ( theo quy định tại Điều 2 Luật công chứng 2006).


Chứng thực: thuật ngữ pháp lý là “chứng thực bản sao từ bản chính”  hay còn được gọi sao y bản chính đó là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Như vậy những trường hợp nào thì công chứng, trường hợp nào là chứng thực? và khi cần công chứng thì bạn đến đâu, chứng thực thì đến đâu?
Đối với công chứng:
Khi bạn thực hiện các giao dịch dân sự như Hợp đồng mua bán xe máy, xe ô tô, tàu thủy, ca nô, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, thụ ủy, lập di chúc… thì bạn có thể đến phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng để thực hiện.
Đối với chứng thực bản sao từ bản chính (chứng thực):
Khi bạn cần có bản sao của các loại giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, bằng lái xe, hộ khẩu, giấy khai sinh, bản sao các hợp đồng đã được công chứng, các văn bằng, chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ( bằng tốt nghiêọ Đại học, bằng tốt nghiệp  Cao đẳng, chứng chỉ hành nghề…) thì bạn hãy đến UBND xã, phường, thị trấn bất kỳ trên lãnh thổ nước Việt Nam hoặc phòng tư pháp quận huyện bất kỳ để thực hiện(đối với những giấy tờ tiếng Việt hoặc song ngữ). Trong trường hợp các bản gốc đó bằng tiếng nước ngoài thì bạn phải đến Phòng tư pháp quận, huyện để thực hiện.
QUYETQUYEN


CHUYỆN BẤT NGỜ TẠI PHIÊN PHÚC THẨM

Câu chuyện tôi thấy thú vị nhất trong gần 10 năm hành nghề luật sư có lẽ là vụ ly hôn của khách hàng ở huyện Bình Chánh mới đây.
Hai ông bà đã có với nhau hai mặt con. Hơn 20 năm, cuộc sống vợ chồng họ ở cái xóm nhỏ ngoại ô, trải qua biết bao cơ cực, cùng nhau gặt mướn, làm cỏ lúa, đắp bờ. Rồi họ mua được mấy công đất, hằng ngày hai vợ chồng cặm cụi nhổ từng gốc cỏ, cuốc từng giồng đất. Rồi dưa trổ nụ, rồi cà đơm bông, cuộc sống gia đình diễn ra đằm thắm. Đến khi con cái lần lượt ra đời, cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Để trang trải, ông kiếm kế mưu sinh thêm bằng công việc thầu xây dựng những công trình xa nhà...


Một ngày bà tìm đến tôi, nhờ bảo vệ quyền “được ly hôn” tại các cấp tòa. Đắn đo hoài, cuối cùng bà mới kể những chuyện riêng tư, sâu kín. Bà kể cuộc sống trở nên ngột ngạt khi vợ chồng qua tuổi tứ tuần, ông sanh tật mê nhậu, về nhà lớn tiếng quát vợ rầy con. Ban đầu bà ráng chịu đựng cho qua chuyện nhưng về sau bà phản ứng bằng cách… không cho ông ngủ chung phòng, mặc cho ông la lối um sùm, phá đồ đạp cửa. Rồi ông lên cơn ghen, tưởng tượng đủ thứ chuyện…
Nguyên tắc nghề nghiệp của tôi là với án ly hôn, tôi luôn tìm cách hàn gắn vết rạn hôn nhân trước khi đương sự nhất quyết lôi nhau ra tòa. Vì vậy, dù yêu cầu của đương sự là muốn tôi, với tư cách luật sư, thúc đẩy vụ ly hôn cho nhanh (và bảo vệ quyền lợi cho họ) nhưng tôi luôn hòa giải theo cách riêng của mình.
Trong vụ này, sau khi nghe bà tâm sự xong, tôi khuyên bà hãy nói những mắc mứu trong lòng với ông nhà và “gia hạn” cho ông thời gian để thay đổi. Bà hỏi lại tôi: “Nhưng mà chờ tới chừng nào lận?”. Nghe bà hỏi, tôi cảm nhận dường như bà đã cương quyết ly hôn lắm rồi.
Tại tòa sơ thẩm, ông thì bảo: “Vợ chồng cự nự, mới dăm ba câu hàng xóm đã phiền nên họ gọi công an đến lập biên bản chớ tui có đánh bả hồi nào đâu. Tui thương bả còn hơn thương tui nữa mà. Cái tính tui thiệt thà, nóng tính vậy chớ hễ thương là thương hoài”. Nhưng rồi tòa vẫn hòa giải không thành vì bà nhất quyết ly hôn. Vì vậy, tòa xử chấp nhận yêu cầu ly hôn của bà.
Với suy nghĩ còn nước còn tát, ông bèn làm đơn kháng cáo.
Dù mong muốn hàn gắn cuộc hôn nhân của họ nhưng ở góc độ nghề nghiệp, tôi vẫn phải làm tròn phận sự của mình: Chuẩn bị bản luận cứ với đầy đủ lý lẽ để bảo vệ quyền lợi cho bà, trong đó quan trọng nhất là thuyết phục tòa phúc thẩm cho bà được ly hôn. Những chứng cứ chứng minh việc ông say xỉn, đánh vợ chửi con, ghen tuông vô cớ… tôi đã thủ sẵn trong hồ sơ, chỉ chờ đến lượt phát biểu trước tòa. Nhưng rồi, diễn biến phiên tòa sau đó đã khiến tôi nhẹ nhõm vì không cần phải thực hiện cái “chức phận nghề nghiệp” theo bản hợp đồng với thân chủ: Bà rút lại yêu cầu ly hôn.
Trong nỗ lực hòa giải, tòa nói rằng cả hai đều có lỗi nên cần bỏ qua cho nhau và phân tích điều hơn lẽ thiệt. Khi thấy không khí dịu lại, cơ hội “chốt hạ” đã đến, tòa quay về phía bà, hỏi: “Bà có đồng ý cho ông một cơ hội để sửa đổi không?”. Thật bất ngờ, bà gật đầu rồi… im lặng. Lúc này, đứng bên cạnh, ông rưng rưng nước mắt và hứa sẽ bớt nhậu và quan tâm đến vợ nhiều hơn. Đây quả là chuyện hiếm, bởi thông thường chuyện đoàn tụ hầu như chỉ xảy ra ở giai đoạn sơ thẩm. Cho nên, khi tòa hỏi luật sư có ý kiến gì không, tôi đứng lên ngắn gọn: “Thưa tòa, không” mà lòng vui tràn ngập.
Phiên tòa kết thúc, ông không dám lại gần vợ mà luống cuống hỏi tôi: “Giờ sao, luật sư?”. Tôi cười: “Thì chạy theo bả đi chứ còn sao nữa!”. Khi cái bóng nhỏ nhắn của chồng kịp song hành với vợ, tôi chỉ còn kịp nghe họ nói với nhau: “Bà, bà biết tui thương bà nhiều mà bà làm khổ tui chi vậy!”. “Mùa mưa tới rồi, kiếm miếng ăn vất vả cho mà coi!” - tiếng bà trả lời.
Luật sư NGUYỄN VĂN HỒNG (Đoàn Luật sư TP.HCM)
theo: phapluattp.vn

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC QUYỀN SỞ HỮU NHÀ VÀ ĐỨNG TÊN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM.


 

Sau nhiều năm bôn ba nơi xứ người, những người Việt đang sống ở nước ngoài hầu như ai cũng có mong muốn được sở hữu môt căn nhà và được đứng tên trên giấy chứngnhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam làm nơi an dưỡng lúc về già. Trước đây việc đứng tên trên giấy chứng nhận của người nước ngoài là vô cùng khó khăn và họ cũng phải dùng nhiều cách để có thể mua nhà, đất ở Việt Nam, cách phổ biến mà mọi người vẫn thường làm là nhờ người thân trong nước đứng tên dùm, nhưng điều này luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Không ít trường hợp chỉ vì đứng tên dùm mà những người thân trong gia đình phải xem nhau như người xa lạ, tranh chấp nhau ra Tòa, tình nghĩa anh em không còn như xưa...


Tuy nhiên, từ khi luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và Điều 121 Luật đất đai  có hiệu lực thì việc người nướcngoài đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà đã thành hiện thực. Bài viết này tác giả xin gửi đến quý độc giả những trường hợp và điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đứng tên trên giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 126 Luật nhà ở  và Điều 121 Luật đất đai ( đã được sửa đổi bổ sung) thì những  người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây có quyền sở hữu nhà ở và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam khi họ có thời gian cư trú tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên:
1.     Người có quốc tịch Việt Nam;
2.     Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước;
3.     Những người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng (1) và (2) ở trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các Kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài muốn sở hữu một căn nhà tại Việt Nam.
Trân trọng!

QUYETQUYEN.


Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Các trường hợp và điều kiện giải thể công ty

Giải thể công ty là quyền quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp không còn thoả mãn các điều kiện tồn tại theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh vi phạm pháp luật, thì bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể



a) Các trường hợp giải thể

Quyết định việc giải thể doanh nghiệp thuộc quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp không còn thoả mãn các điều kiện tồn tại theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh vi phạm pháp luật, thì bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể. Theo Khoản 1 Điều 57 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp sau:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b) Điều kiện giải thể
Các quy định về giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là còn bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt tồn tại. 

Vấn đề quan trọng nhất trong giải thể doanh nghiệp là giải quyết những khoản nợ và những hợp đồng mà doanh nghiệp đã giao kết trước khi chấm dứt tồn tại. 

Các khoản nợ và hợp đồng này có thể được giải quyết bằng các giải pháp: doanh nghiệp tiến hành thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng; Chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ và nghĩa vụ hợp đồng cho chủ thể khác theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan. Theo Khoản 2 Điều 157, Luật Doanh nghiệp doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Luật sư: Vntuvanluat

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Điều kiện tách sổ đỏ 2013

Điều kiện và dịch vụ tách sổ đỏ 2013




Theo quy định tại Điều 3 của quy định ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 08/8/2012 (có hiệu lực từ ngày 18/8/2012) thì những trường hợp tách thửa phải đảm bảo các điều kiện như sau:
1. Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;
b) Có diện tích không nhỏ hơn 30m2/thửa đất;
2. Đối với đất khu dân cư nông thôn khi chia tách thửa đất theo các điều kiện của khoản 1 điều này mà có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 2mét.
Như vậy trường hợp của bạn nếu tách thành 2 thửa mà có 1 thửa diện tích chỉ 25m2 thì không đủ điều kiện được tách theo quy định nêu trên.

Để làm các thủ tục tách sổ đỏ, quý khách liên hệ với dịch vụ tách sổ đỏ của Công ty cổ phần tư vấn  đầu tư và giải pháp doanh nghiệp Việt Nam để được các luật sư chúng tôi tư vấn hợp lý nhất.


Đối tượng và điều kiện sử dụng giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, được cung cấp cho những đối tượng nào?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối tượng sử dụng giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối tượng nào phải có giấy chứng nhận này? Cần điều kiện gì, liên hệ ở đâu? Kỹ sư Huỳnh Lê Thái Hòa - trưởng phòng quản lý VSATTP Sở Y tế TP.HCM - cho biết:

- Qui trình thẩm định và cấp giấy chứng nhận như sau: Sở Y tế TP.HCM cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở được thành phố và trung ương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các nhà hàng, bếp ăn tập thể có qui mô từ 200 người ăn trở lên; các dịch vụ ăn uống từ các khu công nghiệp, siêu thị, chợ, bệnh viện; các khu du lịch do thành phố quản lý, các khách sạn một sao trở lên và các trường học từ THPT trở lên.

UBND quận, huyện cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở do quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các cửa hàng ăn, các căngtin, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, khách sạn không thuộc diện thành phố cấp giấy chứng nhận; trường THCS trở xuống; các khu du lịch, chợ và bệnh viện do quận, huyện quản lý.

UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh như các hộ gia đình, các quán ăn, quầy bán thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay trong ngày, các chợ, khu du lịch do phường, xã quản lý, các trường tiểu học, mầm non không thuộc diện quản lý của cấp trên...

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận là gì?

- Trước khi được cấp giấy chứng nhận VSATTP, chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khỏe, được tập huấn kiến thức về VSATTP, được cơ quan y tế thẩm định điều kiện VSATTP.

Muốn được cấp giấy chứng nhận, cần phải làm những thủ tục gì?

- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm: đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu); bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ đối tượng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP; bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu); bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe; bản sao công chứng giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP.

Nếu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP thì có bị xử phạt không, thưa ông?


- Việc triển khai cấp giấy chứng nhận sẽ tiến hành từ 1-8-2006. Kể từ ngày 1-1-2007, cơ sở, cá nhân nào sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP sẽ bị xử phạt theo qui định và phải đóng cửa.

Nguồn: dantri

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Xử lý vi phạm đăng ký bản quyền tác giả

Dù đã đăng ký bản quyền tác giả nhưng, tình trạng xâm phạm bản quyền tràn lan và người bị xâm phạm quyền tác giả vẫn gian nan trên con đường kiện tụng..

.
Những ca khúc trong 2 album Lệ Quyên ngay khi vừa phát hành đã bị các trang mạng xâm phạm bản quyền
Thực thi luật rất kém

Đó là nhận định của luật sư (LS) Lê Quang Vy (VLT Lawyers), người được không ít nghệ sĩ nhờ tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý cho những vụ vi phạm bản quyền, chủ yếu liên quan đến âm nhạc. Theo anh, “việc thực thi luật ở nước ta rất kém, kể cả cơ quan, tổ chức nhà nước chứ không riêng cá nhân - người sử dụng nào. Nghị định xử phạt có nhưng các cơ quan chức năng cũng không mạnh tay, nên nạn vi phạm việc đã đăng ký bản quyền tác giả vẫn liên tục và công khai”.

LS Vy cho biết với trường hợp ca sĩ Lệ Quyên bị 9 trang mạng xâm phạm bản quyền năm ngoái, dù đã gửi văn bản đến các trang mạng yêu cầu thanh toán tiền thù lao cho ca sĩ này, song đến nay vẫn còn 4 đơn vị trốn tránh nghĩa vụ. Ngoài Lệ Quyên, một số ca sĩ nổi tiếng khác cũng đang nhờ anh thu thập chứng cứ, cũng về vi phạm bản quyền âm nhạc, nhằm yêu cầu các bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo luật định.

"Nghị định xử phạt có nhưng các cơ quan chức năng cũng không mạnh tay, nên nạn vi phạm bản quyền vẫn liên tục và công khai"  - Luật sư Lê Quang Vy

Nhiều năm qua và đặc biệt từ sau khi nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, rất nhiều đơn vị, bầu show tổ chức những đêm nhạc Phạm Duy. Tuy xuất phát từ ý nghĩa tốt đẹp, nhưng theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Giám đốc dự án Phạm Duy, thuộc Công ty CP văn hóa Phương Nam - đơn vị độc quyền khai thác tất cả các sáng tác của Phạm Duy tại VN, không chỉ nhiều đơn vị tùy tiện sử dụng, mà đôi khi còn cố tình phớt lờ, không thực hiện nghĩa vụ tác quyền. “Ngay cả một số ca sĩ, những người lẽ ra phải rất ý thức về vấn đề này, cũng không tôn trọng quyền tác giả đối với nhạc sĩ, ở đây là thông qua đơn vị đại diện. Tất nhiên, khi có thông tin về việc sử dụng trái phép nhạc Phạm Duy, chúng tôi đều yêu cầu họ thực hiện theo luật bản quyền. Với những trường hợp bất hợp tác, chúng tôi có những hành động để bảo về quyền tác giả cho gia đình nhạc sĩ Phạm Duy”, bà cho biết.

Một họa sĩ bị gần 100 đơn vị sử dụng trái phép hình ảnh

Mới đây, Báo Thanh Niên nhận được đơn  phản ảnh của họa sĩ Nguyễn Văn Lộc về tình trạng vi phạm tràn lan tác quyền đối với hình ảnh của anh. Theo đó, trong nhiều năm qua, họa sĩ Lộc đã thực hiện các hình ảnh thể hiện tranh tết dân gian VN, và đó là những hình ảnh được dùng trong công việc thiết kế quảng cáo của anh, với mong muốn phổ biến hình ảnh tết cổ truyền VN. Ngày 1.11.2012, họa sĩ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền hình ảnh, đến ngày 7.1.2013 được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (số 169/2013/QTG) cho tác phẩm Hình thức thể hiện tranh tết dân gian, loại hình: Mỹ thuật ứng dụng.

Tết Quý Tỵ (2013) qua, những hình ảnh trong tác phẩm của anh đã bị sử dụng trái phép trên toàn quốc trong các lĩnh vực quảng cáo, từ trang trí tết ở các công ty, quảng cáo truyền hình, quảng cáo báo giấy, website, quảng cáo bao bì sản phẩm,... (anh đã chụp hình được nhiều nơi và thu thập các chứng cứ để có cơ sở khởi kiện). Sau tết, anh đã gửi văn bản thông báo đến gần 100 đơn vị, công ty đã sử dụng hình ảnh trái phép này để yêu cầu thực thi tác quyền. Đến 22.3, chỉ có 7 đơn vị phản hồi (2 đài truyền hình và  5 doanh nghiệp), liên hệ trực tiếp và làm việc thỏa đáng. Còn lại đa phần đều cố tình im lặng hoặc trả lời văn bản một cách miễn cưỡng, chối bỏ trách nhiệm, đùn đẩy cho các đơn vị thi công, thiết kế...

Tiếp xúc với PV Thanh Niên, họa sĩ cho biết đã đến văn phòng LS và được hướng dẫn khởi kiện. Tuy nhiên, khó có thể biết được vụ kiện kéo dài trong bao lâu, và người trong cuộc sẽ phải chịu đựng sự mệt mỏi dai dẳng khi các cơ quan chức năng không mặn mà trong việc bảo vệ quyền tác giả.

Đề nghị mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng

Đầu tháng 3 vừa qua, Bộ VH-TT-DL, Cục Bản quyền tác giả tổ chức hội nghị góp ý xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo dự thảo, mức phạt cao nhất đối với tổ chức vi phạm quyền tác giả được đề nghị là 500 triệu đồng, đối với cá nhân là 250 triệu đồng. Dự kiến, nghị định có hiệu lực từ 1.7.2013.

Nguồn: Thanh niên

Thay đổi đăng ký kinh doanh: Một số trường hợp phải thay đổi cả con dấu

Thay đổi đăng ký kinh doanh những trường hợp nào phải thay đổi cả con dấu? Câu hỏi này có lẽ rất nhiều bạn đặt ra khi công ty của bạn tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh




Thay đổi đăng ký kinh doanh

Để giải quyết thắc mắc của các bạn mình xin đưa ra các trường hợp phải thay đổi con dấu khi thay đổi đăng ký kinh doanh như sau:

1. Thay đổi tên công ty

Đây là nhu cầu của khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để phù hợp hơn với chiến lược của công ty, đặc thù của thị trường và đặc biệt để khách hàng yêu mến hơn. Trước khi đổi tên, doanh nghiệp cần kiểm tra xem mình đặt tên công ty đúng theo quy định chưa? Tên công ty có trùng hay không? Sau khi nhận giấy phép thay đổi tên công ty, quý doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau: 

+ Thay đổi con dấu công ty, làm thông báo gửi lên cơ quan thuế, gửi thông báo đến các cơ quan hữu quan mà công ty có giao dịch như: điện lực, ngân hàng….

+ Lưu ý: nếu doanh nghiệp không đổi tên công ty bằng tiếng Việt mà chỉ bổ sung tên công ty bằng tiếng Anh hoặc tên viết tắt thì doanh nghiệp không cần đổi con dấu

2. Thay đổi trụ sở khác quận

+ Chuyển sang một địa điểm khác để phù hợp hơn với tình hình hoạt động, với khách hàng là một điều nên làm. Nhưng trước khi thay đổi bạn nên quan tâm đến các quy định về đặt trụ sở công ty (chung cư không thể đặt làm trụ sở doanh nghiệp).

+ Nếu chuyển địa chỉ cùng quận, doanh nghiệp chỉ cần làm thông báo lên cơ quan thuế và cơ quan hữu quan về việc chuyển địa chỉ trụ sở: điện lực, bưu chính, viễn thông, internet…

+ Nếu chuyển địa chỉ khác quận, doanh nghiệp cần làm thủ tục: Thay đổi con dấu công ty, làm thông báo lên cơ quan thuế và làm thủ tục chuyển quận quản lý thuế, thông báo với các cơ quan hữu quan….

3. Thay đổi loại hình công ty

4. Với các trường hợp chưa hợp nhất đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế làm một, thì thay đổi nào cũng phải làm thay đổi con dấu.

- Còn lại các trường hợp thay đổi khác doanh nghiệp của bạn không cần thay đổi con dấu công ty.

- Khi buộc phải thay đổi con dấu bạn cần tiến hành các thủ tục như sau:

Hồ sơ (1 bộ) bao gồm:

+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chức danh Nhà nước

+ Văn bản nêu rõ lý do.

Địa điểm nộp:

 + Đến nộp hồ sơ tại trụ sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 + Người được cử đi làm thủ tục khắc dấu phải có giấy giới thiệu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.

Luật sư: Vntuvanluat

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Dịch vụ giấy phép quảng cáo - Quảng cáo thực phẩm chức năng

Dịch vụ giấy phép quảng cáo của Vntuvanluat cung cấp đầy đủ các vấn đề về hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quảng cáo. Đặc biệt đối với quảng cáo thực phẩm chức năng có một số điều cần lưu ý khi xin giấy phép quảng cáo.


Dịch vụ giấy phép quảng cáo

Các loại thực phẩm có chức năng tăng cường, bổ sung chất cho sức khỏe. Khi muốn quảng cáo đến người tiêu dùng trên thị trường đều cần phải đăng ký dịch vụ giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.

Dịch vụ giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng của Công ty chúng tôi cung cấp một số thông tin về nội dung và thủ tục đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng như sau:

Về nội dung

Nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, poster, áp phích phải bảo đảm đúng tác dụng của sản phẩm đã công bố; ngoài các nội dung đã công bố, nếu có nội dung khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh và phải bảo đảm chính xác trung thực các nội dung sau:

  1. Tên sản phẩm;
  2. Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
  3. Tác dụng của sản phẩm (nếu có);
  4. Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);
  5. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt);
  6. Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Không thực hiện việc quảng cáo thực phẩm chức năng trong các trường hợp sau (đây là những hành vi bị cấm):

  1. Quảng cáo thực phẩm khi chưa có giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
  2. Quảng cáo thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng;
  3. Quảng cáo thực phẩm có tác dụng như ¬thuốc chữa bệnh;
  4. Quảng cáo thực phẩm không phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm hoặc quảng cáo quá tác dụng của thực phẩm;
  5. Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bằng các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
  6. Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;
  7. Các hành vi cấm khác đã được pháp luật về quảng cáo quy định.
Quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm những thủ tục sau:


  1. Tổ chức, cá nhân trước khi quảng cáo thực phẩm phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký quảng cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Cục an toàn thực phẩm), bao gồm:
  2. Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm;
  3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
  4. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
  5. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
  6. Sản phẩm quảng cáo thực phẩm; Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
  7. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt. Toàn bộ tài liệu phải đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo; Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).
  8. Cục An toàn thực phẩm là nơi có thẩm quyền cấp “Giấy xác nhận nội dung quảng cáo” thực phẩm chức năng. ( Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin phép quảng cáo và được giải quyết  
Tác giả: Vntuvanluat

Thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty tư nhân

Việc thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty tư nhân cũng tương tự như thay đổi đăng ký kinh doanh áp dụng chung cho các loại hình kinh doanh.


Thay đổi đăng ký kinh doanh

Tuy nhiên, ở công ty, doanh nghiệp tư nhân thì hồ sơ, và cách thức có phần đơn giản hơn. Sau đây Vntuvanluat, cung cấp một số thủ tục, hồ sơ pháp lý khi doanh nghiệp tư nhân muốn thay đổi đăng ký kinh doanh.

Điều kiện thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp tư nhân là: Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành lĩnh vực cấm kinh doanh theo quy định của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp. Ngoài ra, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty cổ phần cũng hoàn toàn tương tự.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ, lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả - Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Thời gian tiếp nhận:
  • Buổi sáng: Theo giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần
  • Buổi chiều: Từ 13 đến 15h30.
- Cán bộ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ, hồ sơ đầy đủ viết giấy biên nhận cho tổ chức.

Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, hoàn thiện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3:Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả - Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thời gian trả kết quả: Trong giờ làm việc hành chính, các ngày thứ 3 và thứ 6 trong tuần.

Cách thức thực hiện

- Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả - Sở Kế hoạch và đầu tư.

- Gửi qua đường bưu điện.

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty tư nhân bao gồm:
  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  2. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền  đối với ngành, nghề bổ sung mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
  3. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp nếu công ty bổ sung ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
  4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản gốc)
- Số lượng hồ sơ: 01(Bộ)

- Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện:
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Lệ phí: Lệ phí cấp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân: 200.000 đồng

(Thông tư 176/2012/TT-BTC  ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. (Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/1/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)


Tác giả: Vntuvanluat

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN

Câu chuyện mà tôi sẽ kể sau đây liên quan đến việc nộp đơn khởi kiện, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng có những trường hợp để nộp được đơn khởi kiện thì phải rất vất vả mới có thể thực hiện được. Đây cũng chính là lần đầu tiên tôi đi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.

Để quý độc giả dễ theo dõi thì tôi xin tóm lược cơ bản nội dung vụ án:
Ông Đ và bà N chung sống  với nhau từ trước năm 1975 (không đăng ký kết hôn) sinh sống tại xã TP huyện B tỉnh L, có với nhau được 04 người con. Trong quá trình sống chung họ tạo lập được hơn 4.000 m2 đất, trong đó có 400 m2 đất ở, Giấy chứng nhận đứng tên một mình ông Đ đươc cấp năm 1995, phần diện tích của họ nằm cặp mé song Thanh Hà. Năm 2007 khi biết được sẽ có một dự án nạo vét con sông và mở đường gần đó thì ông phó chủ tịch UBND xã TP đã tiến hành thương lượng với ông Đ để mua 1.000 m2 đất, chạy dọc theo con sông với giá 80tr. Tại thời điểm đó với vị trí đất đó mà bán được giá đó quả là một điều vui mừng đối với vợ chồng ông Đ, họ chẳng nghỉ ngợi sâu xa gì và sớm ký hợp đồng chuyển nhượng 1000m2 đất đó. Khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng thì ông phó chủ tịch không đứng tên trên hợp đồng mà đã để 04 người khác tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng với ông Đ, mỗi hợp đồng chuyển nhượng 250m2. Do bà N không có tên trên giấy chứng nhận nên bà N không ký vào hợp đồng mà trên hợp đồng chỉ có mình ông Đ ký tên chuyển nhượng.


Sự việc đến đây thì cũng không có gì đáng nói, thế nhưng  vào khoảng đầu năm 2009, khi các con trong gia đình đều đã trưởng thành, vợ chồng ông Đ bàn bạc với nhau để tiến hành phân chia đất cho các con để làm nhà ở. Khi chuẩn bị thực hiện thủ tục chuyển nhượng thì họ mới biết là phần đất ở của họ không còn vì đã chuyển nhượng hết cho 04 người kia rồi. Đến sau này khi trích lục lại toàn bộ hồ sơ thì tôi mới biết là khi ký hợp đồng chuyển nhượng thì trên hợp đồng có ghi là sẽ chuyển nhượng phần đất ở và đất nông nghiệp, nhưng không ghi rõ là bao nhiêu m2 đất ở và bao nhiêu m2 đất nông nghiệp, thế nhưng khi xem trên giấy chứng nhận của 04 người kia thì thật lạ kỳ, mỗi giấy chứng nhận đều được cấp 150 m2 đất nông nghiệp và 100m2 đất ở.

Họ đều là những người nông dân nên thiếu hiểu biết, khi biết sự việc như vậy thì họ cũng không biết phải làm sao, chỉ biết đi lên đi xuống khiếu nại với ông phó chủ tịch xã nhưng đến lúc này thì ông ta bảo ông ta không phải là người mua mà 04 người kia mới là người mua, ông ta không biết  gì. Đã thế khi ký hợp đồng chuyển nhượng thì ông Đ chỉ ký và giao toàn bộ hồ sơ cho ông phó chủ tịch để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nên ông Đ không còn giữ được bản hợp đồng nào cả. Khi họ đến Văn phòng thì thời hiệu đã hết mọi việc xem như bế tắc…, Phải đến khi có luật sửa đổi bổ sung một số điều BLTTDS 2011 thì chúng tôi mới có thể khởi kiện.

Vì đây là tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất nên phải tiến hành hòa giải tại UBND xã trước khi khởi kiện. Quá trình hòa giải tại UBND xã thì chỉ có 02 trong số 04 người ký hợp đồng có mặt để hòa giải, 01 người  vắng mặt 02 lần không có lý do, còn  01 người đã chết nhưng chúng tôi lại chưa thể tìm được thông tin những người thừa kế.
Tôi đã yêu cầu UBND xã lập 2 biên bản hòa giải không thành và 01 biên bản hòa không thể tiến hành hòa giải được đối với trường hợp không tham gia phiên hòa giải kèm theo giấy xác nhận là họ đã nhận được thư mời hợp lệ của UBND. Đối với trường hợp người đã chết chúng tôi chưa có thông tin nên dự định sẽ tiến hành khởi kiện sau. Khi có đầy đủ các biên bản hòa giải thì tôi là người trực tiếp dẫn bà N đi nộp đơn khởi kiện yêu cầu hủy các hợp đồng chuyển nhượng nói trên với lý do hợp đồng không có chữ ký của đồng sở hữu.

QUÁ TRÌNH NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN:

Sau khi xem qua đơn khởi kiện và hồ sơ khởi kiện kèm theo thì anh cán bộ nhận đơn nói với tôi rằng:
-      Cán bộ nhận đơn: anh về làm lại đơn khởi kiện, trình bày rõ nội dung sự việc và yêu cầu cụ thể,
-       Tôi: Thưa anh ở đây em đã có nêu rõ yêu cầu rồi, còn nội dung sự việc cụ thể thì sau này em sẽ nêu ở trong bản tự khai.
-       Cán bộ nhận đơn: Không được, anh phải viết rõ trong đơn mới được.
-     Tôi: Anh ơi, đơn này em soạn theo mẫu mà, theo nội dung đơn em đã trình bày đầy đủ theo Điều 164 BLTTDS mà.
Thấy tôi có vẻ cương quyết về vấn đề đơn khởi kiện anh này bắt đầu nhìn kỷ vào hồ sơ khởi kiện và nói:
-       Cái này ( anh ta chỉ vào hồ sơ có biên bản không hòa giải được) chưa hòa giải ở xã, đem về xã hòa giải rồi nộp đơn nhé.
-    Tôi: Anh ơi, anh xem lại dùm em đi, cái này xã mời hai lần mà người ta không lên, nên không hòa giải được, em có gửi biên bản hòa không hòa giải được kèm theo đó.
-       Cán bộ nhận đơn: Lấy gì chứng minh là họ không lên?
-       Tôi: Dạ có chữ ký của người đó nhận thư mời phía bưu điện họ gửi lại cho UB xã đó anh.
     Đến đây anh ta im lặng rồi bảo tôi qua ghế ngồi chờ, còn anh ta cầm tập hồ sơ vào phòng trong, một lúc sau tôi có nghe nói vọng ra là “ không nhận được”, rồi anh ta bước ra và bảo với tôi là cái này chưa nhận được, anh về làm lại đơn và hòa giải lại tại xã đi. 
Tôi liếc sang nhìn bà N, thấy bả có vẻ vô cùng lo lắng… tôi quay lại nói với anh cán bộ nhận đơn:
-      Nếu anh không nhận đơn thì anh vui lòng cho tôi văn bản và nêu rõ lý do tại sao không nhận đơn của tôi?
-       Cán bộ nhân đơn: Ở đây không có văn bản gì cả, anh cứ về làm lại đơn và hoài giải lại.
Lúc này thì tôi không còn nhẹ nhàng nữa mà tôi nói lớn lên: Nếu anh không trả lời bằng văn bản cho tôi thì cho tôi gặp chánh án. Anh ta cũng có vẻ hơi khó chịu về yêu cầu của tôi rồi đi vào trong và một thẩm phán khác đi ra, chị ta lướt qua hồ sơ rồi nói với tôi:
-       TP: Những biên bản hòa giải này không có giá trị, anh về yêu cầu xã hòa giải lại.
-       Tôi: Không giá trị là không giá trị thế nào hả chị? Biên bản này có dấu của UBND xã, có đầy đủ thành phần theo luật định, sao chị bảo không có giá trị?
-       TP: Biên bản gì mà không có nguyên đơn, bị đơn gì cả?
-       Tôi: Biên bản ở xã cũng có nguyên đơn, bị đơn à chị?
-       TP: Sao lại không có,anh làm đơn khởi kiện thì phải có nguyên đơn, bị đơn chứ?
-       Tôi: Ở xã làm gì có đơn khởi kiện, tôi chỉ làm đơn khiếu nại thôi, làm gì có nguyên đơn bị đơn? Đó là chưa kể theo luật thì tư cách nguyên đơn, bị đơn chỉ có khi Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án.
-       TP: Ơ, anh rành luật quá, tôi không nói chuyện với anh, anh không phải là nguyên đơn, tôi mời anh ra ngoài, rồi quay mặt sang phía bà N đang ngồi  gần đó, lấy trong học bàn ra 1 tờ giấy lịch ngồi viết những điều cần bổ sung.
Thấy vậy tôi cũng chưa nói gì để chị ta ngồi viết… sau khi viết xong chị ta lại bảo tôi ra ngoài rồi gọi bà N tới để giải thích cho bà N. Tôi lại lên tiếng:
-       Tôi: Chị vui lòng xem lại hồ sơ nhé, tôi đã nộp giấy ủy quyền để tham gia khởi kiện, vì vậy tôi có đủ tư cách làm việc với chị, còn bà N hôm nay đi theo chỉ là tôi dẫn bả ấy đi cho bà ấy biết thôi, bà ấy không liên quan tới việc nộp này.
-       TP: Lật lật hồ sơ và thấy giấy UQ của tôi, rồi đưa tờ giấy trắng đó bảo tôi về làm theo hướng dẫn ở đó.
-       Tôi: Gạt qua tờ giấy đó và nói: chị làm gì vậy? nếu chị không nhận đơn thì chị hãy trả lời cho tôi bằng văn bản có đóng dấu của Tòa án chứ sao lại đưa cho tôi tờ giấy lịch như vậy?
-       TP: ở đây như vậy đó, không có văn bản gì cả.
-       Tôi: Vậy chỉ cho tôi hỏi chị có thẩm quyền nhận đơn ở đây không?
-       TP: ở Tòa này ai cũng có quyền nhận đơn hết.
-       Tôi: Vậy chị cho tôi văn bản từ chối nhận đơn đi.
Thấy tôi cương quyết quá chị ta lại nhìn vào đống hồ sơ xem có còn gì để bắt bẻ hay không, xem xong chị ta lại bảo:
-       TP: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bà N và ông Đ đâu?
-       Tôi: Họ không đăng ký kết hôn nên không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nhưng họ lại chung sống với nhau từ trước 3/1/1987 nên họ không cần đăng ký kết hôn vẫn được xem là vợ chồng.
-       TP: Nhưng anh phải về xã yêu cầu họ xác nhận là họ chung sống từ thời gian đó cho tới nay.
-       Tôi: Tại sao phải làm vậy chứ? Tôi đã cung cấp thêm giấy khai sinh của người con trai đầu của bà N và ông Đ từ năm 1976, trên đó ghi rõ tên cha là ông Đ, tên mẹ là bà N mà? Cả trên cuốn sổ hộ khẩu chị đang cầm đó, có ghi rõ mối quan hệ giữa bà N với chủ hộ là vợ mà?
Đến đây thì chị TP lại không nói gì mà đứng dậy và đi vào trong. Tôi vẫn tiếp tục ngồi chờ, lúc này cũng đã gần 16h, từ trong phòng thì một ông khác bước vào, ông này có vẻ nhẹ nhàng hơn, ông đi ngang qua, bấm công tắc điện rồi ngồi vào bàn xem hồ sơ, tôi nhìn vào bản tên thì biết ông là chán án. Xem qua hồ sơ thì ông ấy  bảo:
Chánh án: Giấy ủy quyền này chưa hợp lệ vì ông N và bà Đ là người có quyền lợi đối lập mà cùng ủy quyền cho một người là sai.
Tôi: Vâng, điều này thì em biết, nhưng hiện tại thì giấy UQ đó cũng đang có hiệu lực vì nó chưa bị cơ quan nào tuyên bố vô hiệu cả, sau này vụ án được thụ lý thì em sẽ làm lại giấy ủy quyền cho đúng. Với lại hôm nay cũng có bà N đi cùng nên em nghĩ vấn đề này cũng không có gì.. ( đây chính là lý do tôi dắt bà N đi cùng, vì khi hòa giải ở phường cần cả ông N và Đ đi, tôi đã làm giấy UQ gộp nhưng ở xã thì họ không phát hiện được điều này là sai ).
Thấy tôi nói vậy nên ổng cũng không làm khó gì và bảo cán bộ nhận đơn viết biên nhận cho tôi.
Tới đây tôi mới thở phào nhẹ nhỏm, và mới thấu hiểu được việc nộp đơn khởi kiện nó không như những gì mà tôi được học ở trên giảng đường đại học.
QUYETQUYEN


Bài đăng phổ biến