Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Toàn văn Quyết định 29/2006/QĐ-BXD công khai thủ tục hành chính và thái độ tác phong của CBCC làm việc trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

BỘ XÂY DỰNG 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phuc
Số: 29/2006/QĐ-BXD
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2006
 QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THÁI ĐỘ, TÁC PHONG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyền định này Bản quy định công khai thủ tục hành chính và thái độ, tác phong của cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Điều 2: Quyền định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyền định này.

BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân
 QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THÁI ĐỘ,TÁC PHONG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyền định số 29/ 2006/QĐ-BXD ngày 14 / 9 /2006 của Bộ trư­ởng Bộ Xây dựng)
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điềù 1. Phạm vi Điều chỉnh

Bản quy định này quy định việc công khai thủ tục hành chính và thái độ, tác phong của cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng).

Điều 2. Đối t­ượng áp dụng
1. Uỷ ban nhân dân các cấp; các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
2. Cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
3. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyền thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
Chương 2
CÁC NỘI DUNG PHẢI CÔNG KHAI
Điều 3. Hình thức công khai thủ tục hành chính
1. Cơ quan tiếp nhận và giải quyền hồ sơ phải có bảng thông báo các nội dung quy định tại Điều 4 của Bản quy định này tại:
a) Trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
b) Địa điểm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
c) Trên mạng Internet (đối với những nơi đã thiết lập mạng Internet).
Điều 4. Nội dung cần phải thông báo công khai
1. Danh mục các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng (bao gồm cấp mới, cấp đổi, cấp lại, xác nhận thay đổi sau khi được cấp giấy chứng nhận) quy định tại các Điều 46, 47, 48 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi tắt là Nghị định số 90/2006/NĐ-CP) và các Điều 9, 10, 11 của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95/2005/NĐ-CP).
2. Thời hạn giải quyền cụ thể đối với từng tr­ường hợp: cấp mới, cấp đổi, cấp lại và xác nhận thay đổi sau khi đ­ược cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng quy định tại các Điều 46, 47, 48 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP và các Điều 12, 13, 16, 17 của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP.
3. Lệ phí và các nghĩa vụ tài chính mà người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng phải nộp theo quy định của pháp Luật đối với từng tr­ường hợp cụ thể; thời gian và địa điểm nộp các khoản nghĩa vụ này.
Chương 3
TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP, CƠ QUAN TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ; CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
Điều 5. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyền hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng
1. Uỷ ban nhân dân các cấp phải thông báo công khai địa điểm, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyền hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ phải bố trí phòng làm việc, có biển báo chỉ dẫn địa điểm tiếp nhận hồ sơ, thời gian biểu trong tuần tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
3. Tại phòng tiếp nhận hồ sơ phải có ghế ngồi cho khách, phải treo bảng thông báo công khai các nội dung quy định tại Điều 4 của Bản quy định này.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, nắm đ­ược các yêu cầu về nội dung hồ sơ và có khả năng h­ướng dẫn việc hoàn tất hồ sơ theo quy định.
5. Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp, Lãnh đạo cơ quan tiếp nhận và giải quyền hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng phải công khai số điện thoại (đ­ường dây nóng) để nhân dân biết và liên hệ khi cần thiết; phải xử lý kịp thời những thắc mắc hoặc các phản ánh về các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân của cán bộ d­ưới quyền.
Điều 6. Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận và giải quyền hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng
1. Ngư­ời tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
a) Phải đối chiếU hồ sơ với quy định của pháp Luật. Trong trường hợp hồ sơ ch­ưa đủ hoặc chư­a đúng theo quy định thì phải h­ướng dẫn cụ thể để người nộp hồ sơ biết bổ sUng các giấy tờ có liên quan;
b) Khi hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì phải tiếp nhận, vào sổ tiếp nhận và viết Giấy biên nhận hồ sơ. Trong Giấy biên nhận hồ sơ phải ghi rõ các nội dung: đã nhận đủ hồ sơ, thời gian, địa điểm giao kết quả, các loại giấy tờ mà chủ sở hữu phải mang theo khi nhận kết quả.
2. Ng­ười có thẩm quyền ký văn bản giải quyền hồ sơ có trách nhiệm:
a) Xem xét và ký văn bản theo đúng thời hạn quy định của pháp Luật;
b) Yêu cầu người đư­ợc giao trách nhiệm trả kết quả phải thực hiện đúng thời hạn ghi trong Giấy biên nhận hồ sơ và thu hồi các giấy tờ gốc để lưu trữ theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyền thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng
1. Kê khai trung thực, đầy đủ và đúng các nội dung theo mẫu đơn và nộp đủ hồ sơ theo quy định cho ngư­ời tiếp nhận hồ sơ;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
3. Thông báo cho Thủ tr­ưởng cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc đại diện Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp khi phát hiện cán bộ, công chức có các hành vi tiêu cực hoặc gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.
Chương 4
THÁI ĐỘ, TÁC PHONG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁC HÀNH VI VI PHẠM
Điều 8. Thái độ, tác phong của cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng
1. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải đeo thẻ cán bộ, công chức trong đó ghi rõ họ tên, chức vụ và cơ quan công tác.
2. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải có thái độ niềm nở, tận tình giải thích và h­ướng dẫn những vấn đề mà ngư­ời dân ch­ưa hiểu.
3. Cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyền hồ sơ không đư­ợc có thái độ hách dịch, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân, không được có các hành vi tiêu cực, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Điều 9. Xử lý kỷ Luật cán bộ, công chức có hành vi vi phạm
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và Thủ tr­ưởng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyền hồ sơ chịu trách nhiệm tr­ước pháp Luật về việc gây chậm chễ về thời gian và các hành vi hách dịch, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân hoặc các hành vi tiêu cực của cán bộ cấp d­ưới.
2. Cán bộ, công chức Nếu có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân hoặc có hành vi tiêu cực khi tiếp nhận và giải quyền hồ sơ thì bị đình chỉ thực hiện công việc và tùy mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ Luật theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi th­ường theo quy định của pháp Luật.
Chương 5
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ư­ơng có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Bản quy định này.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Chánh thanh tra xây dựng trong phạm vi chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ đ­ược giao, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện các quy định tại bản quy định này./.

BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến