* Hỏi: CMND theo mẫu mới hiện đã được cấp ở địa phương nào? Thời hạn sử dụng là bao lâu?
Đáp:
- Kể từ ngày 21.9.2012, Bộ Công an tổ chức cấp CMND theo công nghệ mới tại Hà Nội và sau đó tiếp tục triển khai cấp ở các địa phương khác theo Thông tư 27/2012/TT-BCA ngày 16.5.2012 của Bộ Công an quy định về mẫu CMND. Đối tượng áp dụng của thông tư này là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú theo Luật cư trú.
- Thời hạn sử dụng CMND là 15 năm kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại.
- Xem toàn văn Thông tư 27/2012/TT-BCA quy định về mẫu chứng minh nhân dân, có hiệu lực ngày 1/7/2012
* Hỏi: Vừa qua có ý kiến không đồng tình việc ghi họ và tên cha, họ và tên mẹ trên mặt sau của CMND, vậy quy định này có được xem xét lại?
Đáp:
- Việc xây dựng nghị định cũng như thông tư có liên quan đã được thực hiện theo đúng trình tự, trong đó có lấy ý kiến của các bộ ngành, Bộ Tư pháp đã thẩm định... Cấp CMND phải đảm bảo các yêu cầu về quản lý nhà nước cũng như quyền lợi chính đáng của công dân, đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ không chỉ đối với ngành công an mà còn các ngành khác.
- Khi có một số thông tin chưa đồng tình việc ghi họ và tên cha, họ và tên mẹ trên CMND, chúng tôi đã rà soát và xét thấy không cần thiết phải bỏ quy định này. Một số ý kiến chưa đồng tình viện dẫn các lý do như có thể bố mẹ là cán bộ cấp cao hoặc bố mẹ tù tội, nhưng CMND là để giao dịch giữa các công dân và giữa công dân với cơ quan nào đó.
* Hỏi: CMND theo công nghệ mới có sử dụng mã vạch hai chiều lưu trữ một số thông tin cơ bản, liệu có bị cong vênh vì thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng CMND?
Đáp:
- CMND có hình chữ nhật (chiều dài 85,6mm, chiều rộng 53,98mm), kích thước nhỏ gọn, vật liệu có độ bền cao, hình thức đẹp và không thể cong vênh. Ngoài mã vạch, toàn bộ dữ liệu công dân đã kê khai cũng như hệ thống vân tay đều được chúng tôi lưu trong máy, vì vậy khi có vấn đề gì với CMND thì chúng tôi vẫn đảm bảo xử lý chính xác tuyệt đối. CMND được làm theo công nghệ hiện đại, không thể làm giả được.
* Hỏi: Những công dân đã đến tuổi cấp CMND nhưng cư trú ở các địa bàn chưa triển khai cấp CMND theo mẫu mới nên đợi để được cấp CMND mới, hay cứ làm thủ tục xin cấp CMND hiện nay một cách bình thường?
Đáp:
- Dự án của chúng tôi trước mắt triển khai ở Hà Nội và một số tỉnh xung quanh, do vậy nếu công dân ở các địa bàn khác đến độ tuổi được cấp CMND cứ làm thủ tục xin cấp CMND theo mẫu lâu nay. CMND được sản xuất theo công nghệ mới (có 12 số tự nhiên) và CMND được cấp cho công dân theo quy định trước đây (có 9 số tự nhiên) đều có giá trị sử dụng như nhau. Về sau này khi chúng tôi triển khai toàn diện, nếu công dân có nhu cầu cấp mới, đổi CMND vẫn được.
- Mỗi công dân chỉ được cấp một CMND và có một số CMND gắn với cả cuộc đời của công dân. Chúng tôi sử dụng công nghệ nhận dạng vân tay tự động của Hoa Kỳ. Hệ thống này cho phép tự động đối chứng vân tay thu được với vân tay trong cơ sở dữ liệu với độ chính xác cao, bảo đảm cấp CMND đúng người, ngăn chặn việc một người dùng nhiều số CMND hoặc nhiều người có cùng một số CMND.
- Để kiểm tra tính xác thực của CMND, ngoài việc nhận biết bằng mắt thường còn kiểm tra qua mã vạch hai chiều, khi dùng thiết bị đọc sẽ thể hiện rõ một số thông tin để biết được CMND thật hay giả. Ngoài ra cũng có thể kiểm tra qua thiết bị xác minh di động, cho phép lấy vân tay trực tiếp của đối tượng tại bất cứ địa bàn nào trên toàn quốc và gửi về trung tâm để kiểm chứng.
* Hỏi: Việc cấp CMND theo công nghệ mới sẽ đem lại thuận lợi nào cho người dân?
Đáp:
- Việc cấp CMND theo công nghệ mới được tiến hành đơn giản, nhanh gọn. Công nghệ cũ buộc công dân phải đến cơ quan công an để lăn tay, chụp ảnh, còn nếu làm CMND theo công nghệ mới thì tất cả đã được lưu vào hệ thống, do vậy trong trường hợp công dân bị mất CMND (công nghệ mới) và có nhu cầu cấp lại thì có thể không cần đến cơ quan công an làm lại các thủ tục trên mà vẫn thực hiện được.
* Hỏi: Lệ phí cấp chứng minh nhân dân theo mẫu mới là bao nhiêu?
Đáp:
- Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 155/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí Chứng minh nhân dân mới. Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại CMND mới phải nộp lệ phí theo mức sau: thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera) thì phí cấp mới là 30.000 đồng/CMND, cấp đổi 50.000 đồng/CMND, cấp lại 70.000 đồng/CMND. Còn thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh) thì lệ phí đối với cấp mới là 20.000 đồng, cấp đổi 40.000 đồng và cấp lại 60.000 đồng/CMND. (Tham khảo toàn văn Thông tư 155/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí Chứng minh nhân dân mới)
- Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi, các xã biên giới, các huyện đảo nộp lệ phí CMND mới bằng 50% mức thu quy định trên. Những nơi chưa có điều kiện triển khai cấp CMND mới thì tiếp tục thực hiện chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí CMND theo quy định hiện hành.
- Các trường hợp không phải nộp lệ phí gồm: công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật; công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa. Trường hợp cấp đổi CMND mới do Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.
(Theo TTO)
- Việc xây dựng nghị định cũng như thông tư có liên quan đã được thực hiện theo đúng trình tự, trong đó có lấy ý kiến của các bộ ngành, Bộ Tư pháp đã thẩm định... Cấp CMND phải đảm bảo các yêu cầu về quản lý nhà nước cũng như quyền lợi chính đáng của công dân, đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ không chỉ đối với ngành công an mà còn các ngành khác.
- Khi có một số thông tin chưa đồng tình việc ghi họ và tên cha, họ và tên mẹ trên CMND, chúng tôi đã rà soát và xét thấy không cần thiết phải bỏ quy định này. Một số ý kiến chưa đồng tình viện dẫn các lý do như có thể bố mẹ là cán bộ cấp cao hoặc bố mẹ tù tội, nhưng CMND là để giao dịch giữa các công dân và giữa công dân với cơ quan nào đó.
* Hỏi: CMND theo công nghệ mới có sử dụng mã vạch hai chiều lưu trữ một số thông tin cơ bản, liệu có bị cong vênh vì thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng CMND?
Đáp:
- CMND có hình chữ nhật (chiều dài 85,6mm, chiều rộng 53,98mm), kích thước nhỏ gọn, vật liệu có độ bền cao, hình thức đẹp và không thể cong vênh. Ngoài mã vạch, toàn bộ dữ liệu công dân đã kê khai cũng như hệ thống vân tay đều được chúng tôi lưu trong máy, vì vậy khi có vấn đề gì với CMND thì chúng tôi vẫn đảm bảo xử lý chính xác tuyệt đối. CMND được làm theo công nghệ hiện đại, không thể làm giả được.
* Hỏi: Những công dân đã đến tuổi cấp CMND nhưng cư trú ở các địa bàn chưa triển khai cấp CMND theo mẫu mới nên đợi để được cấp CMND mới, hay cứ làm thủ tục xin cấp CMND hiện nay một cách bình thường?
Đáp:
- Dự án của chúng tôi trước mắt triển khai ở Hà Nội và một số tỉnh xung quanh, do vậy nếu công dân ở các địa bàn khác đến độ tuổi được cấp CMND cứ làm thủ tục xin cấp CMND theo mẫu lâu nay. CMND được sản xuất theo công nghệ mới (có 12 số tự nhiên) và CMND được cấp cho công dân theo quy định trước đây (có 9 số tự nhiên) đều có giá trị sử dụng như nhau. Về sau này khi chúng tôi triển khai toàn diện, nếu công dân có nhu cầu cấp mới, đổi CMND vẫn được.
- Mỗi công dân chỉ được cấp một CMND và có một số CMND gắn với cả cuộc đời của công dân. Chúng tôi sử dụng công nghệ nhận dạng vân tay tự động của Hoa Kỳ. Hệ thống này cho phép tự động đối chứng vân tay thu được với vân tay trong cơ sở dữ liệu với độ chính xác cao, bảo đảm cấp CMND đúng người, ngăn chặn việc một người dùng nhiều số CMND hoặc nhiều người có cùng một số CMND.
- Để kiểm tra tính xác thực của CMND, ngoài việc nhận biết bằng mắt thường còn kiểm tra qua mã vạch hai chiều, khi dùng thiết bị đọc sẽ thể hiện rõ một số thông tin để biết được CMND thật hay giả. Ngoài ra cũng có thể kiểm tra qua thiết bị xác minh di động, cho phép lấy vân tay trực tiếp của đối tượng tại bất cứ địa bàn nào trên toàn quốc và gửi về trung tâm để kiểm chứng.
* Hỏi: Việc cấp CMND theo công nghệ mới sẽ đem lại thuận lợi nào cho người dân?
Đáp:
- Việc cấp CMND theo công nghệ mới được tiến hành đơn giản, nhanh gọn. Công nghệ cũ buộc công dân phải đến cơ quan công an để lăn tay, chụp ảnh, còn nếu làm CMND theo công nghệ mới thì tất cả đã được lưu vào hệ thống, do vậy trong trường hợp công dân bị mất CMND (công nghệ mới) và có nhu cầu cấp lại thì có thể không cần đến cơ quan công an làm lại các thủ tục trên mà vẫn thực hiện được.
* Hỏi: Lệ phí cấp chứng minh nhân dân theo mẫu mới là bao nhiêu?
Đáp:
- Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 155/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí Chứng minh nhân dân mới. Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại CMND mới phải nộp lệ phí theo mức sau: thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera) thì phí cấp mới là 30.000 đồng/CMND, cấp đổi 50.000 đồng/CMND, cấp lại 70.000 đồng/CMND. Còn thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh) thì lệ phí đối với cấp mới là 20.000 đồng, cấp đổi 40.000 đồng và cấp lại 60.000 đồng/CMND. (Tham khảo toàn văn Thông tư 155/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí Chứng minh nhân dân mới)
- Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi, các xã biên giới, các huyện đảo nộp lệ phí CMND mới bằng 50% mức thu quy định trên. Những nơi chưa có điều kiện triển khai cấp CMND mới thì tiếp tục thực hiện chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí CMND theo quy định hiện hành.
- Các trường hợp không phải nộp lệ phí gồm: công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật; công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa. Trường hợp cấp đổi CMND mới do Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.
(Theo TTO)
Tham khảo thêm các bài viết về thủ tục CMND:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét