Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Toàn văn Thông tư 03/LĐTBXH-TT hướng dẫn Nghị định 23/CP về những quy định riêng đối với lao động nữ

THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 03-LĐTBXH/TT NGÀY 13 THÁNG 01 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/CP NGÀY 18/4/1996 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
Thi hành Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ; sau khi có ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan; Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI:
Đối tượng và phạm vi áp dụng, thực hiện theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996. Thông tư này nói rõ thêm một số điểm về đối tượng:
1. Người lao động nữ ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động thực hiện ký kết hợp đồng lao động;
Trẻ em là nữ chưa đủ 15 tuổi làm việc ở một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Người sử dụng lao động nữ là: Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc người được Tổng giám đốc, Giám đốc uỷ quyền bằng văn bản; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức hoặc người được Thủ trưởng uỷ quyền bằng văn bản đúng quy định của pháp luật về uỷ quyền.
II. VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NỮ:
1. Hình thức:
Chế độ làm việc của lao động nữ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ, bao gồm các hình thức sau: - Làm việc theo thời gian biểu linh hoạt là việc bố trí, sử dụng lao động nữ làm công việc với thời gian làm việc (thời gian bắt đầu và kết thúc) khác với thời gian làm việc theo quy định chung của cơ quan, đơn vị.
- Làm việc không trọn ngày là việc bố trí, sử dụng lao động nữ làm việc với thời gian ít hơn số giờ làm việc trong một ngày theo quy định chung của cơ quan, đơn vị.
- Làm việc không trọn tuần là việc bố trí, sử dụng lao động nữ làm việc với số ngày ít hơn số ngày làm việc chung của cơ quan, đơn vị trong một tuần lễ.
- Giao việc làm tại nhà là hình thức giao việc cho người lao động nữ làm việc tại nhà (gia đình), vừa không ảnh hưởng đến yêu cầu của sản xuất và kinh doanh, vừa mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Việc áp dụng chế độ làm việc theo các hình thức trên đối với người lao động nữ, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số nguyên tắc sau:
2. Nguyên tắc áp dụng:
- Việc xác định công việc nào là thích hợp đối với mỗi hình thức kể trên là doanh nghiệp chủ động tính toán, áp dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc thoả thuận và cùng có lợi, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nguyện vọng chính đáng của người lao động nữ, bảo đảm không được vượt quá 8 giờ trong một ngày, 48 giờ trong một tuần.
- Không được dùng chế độ này để thực hiện việc xử lý kỷ luật đối với trường hợp người lao động nữ vi phạm kỷ luật lao động.
- Không được lợi dụng chế độ làm việc linh hoạt để bố trí, sử dụng lao động nữ làm việc ca đêm trái với pháp luật lao động hiện hành.
- Thu nhập của người lao động nữ khi bố trí làm việc theo các hình thức nêu trên phải theo sự thoả thuận giữa người lao động nữ và người sử dụng lao động bằng văn bản;
3. Các bước tiến hành:
a) Doanh nghiệp chủ động bàn với công đoàn để xác định những công việc và những hình thức làm việc, tổ chức cho người lao động thảo luận; những công việc và những hình thức làm việc đã nhất trí thì ghi vào thoả ước lao động tập thể;
b) Tổ chức cho người lao động nữ đăng ký để làm những công việc đã ghi trong thoả ước lao động tập thể, phù hợp với hình thức làm việc và nguyện vọng của họ;
c) Doanh nghiệp cùng Công đoàn xem xét và sắp xếp thời gian làm việc phù hợp với từng người có nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên: người lao động nữ có thai từ tháng thứ 3 trở đi; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; sức khoẻ yếu theo kết luận của bác sĩ đa khoa; hoàn cảnh gia đình có khó khăn v.v...
III. VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ DỰ PHÒNG CHO LAO ĐỘNG NỮ
Nghề dự phòng là nghề khác với nghề đang làm và được sử dụng khi người lao động nữ không thể tiếp tục làm nghề này cho đến tuổi được nghỉ theo chế độ của Nhà nước.
1. Xác định nghề dự phòng cho lao động nữ:
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đặc điểm riêng của lao động nữ, doanh nghiệp thảo luận với Công đoàn để xác định loại nghề cần phải có thêm nghề dự phòng cho lao động nữ và ghi vào thoả ước lao động tập thể.
2. Tổ chức đào tạo nghề dự phòng cho người lao động nữ:
Doanh nghiệp căn cứ vào số người lao động nữ cần đào tạo nghề dự phòng và quan tâm đầy đủ đến nguyện vọng học nghề của họ để lập kế hoạch đào tạo nghề dự phòng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo hoặc ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở dạy nghề khác nhằm thực hiện được kế hoạch đào tạo nghề dự phòng của doanh nghiệp.
IV. XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG NỮ.
Để xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ, phải căn cứ vào các yếu tố sau:
1. Xác định số lao động trong danh sách hưởng lương của doanh nghiệp từng tháng, để tính bình quân cho cả năm tại thời điểm lập kế hoạch hằng năm.
2. Căn cứ vào số lao động trong danh sách hưởng lương bình quân cả năm của doanh nghiệp để tính số lao động nữ theo số tuyệt đối và số tương đối và xác định doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
3. Doanh nghiệp có đủ các yếu tố trên lập hồ sơ (2 bộ) gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vào tháng 11 hằng năm. Căn cứ vào hồ sơ này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và gửi lại cho doanh nghiệp 1 bộ (1 bộ lưu giữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) (mẫu số 5 kèm theo Thông tư này).
4. Hồ sơ xin xác nhận doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ gồm: - Công văn đề nghị của doanh nghiệp (mẫu số 4 kèm theo Thông tư này);
- Danh sách người lao động hưởng lương hàng tháng của doanh nghiệp (bảng trả lương hàng tháng) và số lao động trong danh sách hưởng lương bình quân cả năm của doanh nghiệp.
V. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG NỮ
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ, nay hướng dẫn như sau:
1. Chính sách vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm:
a) Để được vay vốn, doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện dưới đây:
- Là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo hướng dẫn tại mục IV của Thông tư này;
- Doanh nghiệp gặp khó khăn được giúp đỡ đặc cách theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do các Bộ chủ quản, Tổng công ty Nhà nước, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị;
- Có dự án chứng minh được hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ và giải quyết việc làm cho lao động nữ của doanh nghiệp.
b) Cách thức tiến hành:
Doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành về vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm.
2. Hỗ trợ kinh phí một lần không hoàn lại từ quỹ quốc gia về việc làm:
a) Để được xét hỗ trợ kinh phí một lần không hoàn lại, doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện dưới đây:
- Là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo hướng dẫn tại mục IV của Thông tư này;
- Phải có dự án được xây dựng theo mục tiêu: điều chuyển lao động nữ đang làm việc ở những nơi có các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ, quy định tại Thông tư liên Bộ số 03/TT-LB ngày 28/01/1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế, sang làm các công việc khác phù hợp với sức khoẻ, đảm bảo chức năng sinh đẻ và nuôi con của lao động nữ;
- Phải là doanh nghiệp thuộc diện khó khăn về tài chính trong trường hợp vốn tự có không đủ để thực hiện dự án này.
b) Cách thức tiến hành:
Doanh nghiệp xây dựng dự án theo quy trình hiện hành về lập dự án xin vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm.
VI. CĂN CỨ ĐỂ XÉT GIẢM THUẾ
Việc xét giảm thuế theo Điều 7 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thông tư này nêu rõ các khoản chi phí tăng thêm thông thường khi sử dụng lao động nữ:
1. Thời gian nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi tính theo số ngày công của những người lao động nữ thuộc diện được nghỉ quy thành tiền;
2. Khoản trợ giúp thêm cho người lao động nữ có con trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo;
3. Mua trang thiết bị đồ dùng cho nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức;
4. Thời gian 30 phút vệ sinh riêng của người lao động nữ tính theo số ngày công người lao động nữ được nghỉ quy thành tiền;
5. Giảm 1 giờ cho người lao động nữ có thai đến tháng thứ 7 tính theo số ngày công của những người lao động nữ thuộc diện nghỉ quy thành tiền;
6. Bồi dưỡng thêm cho người lao động nữ sau khi đẻ;
7. Thuê giáo viên để mở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức;
8. Trang bị bảo hộ lao động (bổ sung thêm ngoài chế độ) cho phù hợp với người lao động nữ;
9. Xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh riêng cho người lao động nữ;
10. Tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động nữ (theo định kỳ mỗi một năm một lần);
11. Tổ chức các ngày kỷ niệm của phụ nữ.
VII. ĐIỀU CHUYỂN LAO ĐỘNG NỮ ĐANG LÀM CÔNG VIỆC CẤM SANG CÔNG VIỆC THÍCH HỢP
Việc điều chuyển lao động nữ đang làm các công việc thuộc danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ sang làm công việc khác thích hợp theo Điều 11 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ, doanh nghiệp phải tiến hành một số việc sau đây:
1. Thống kê và phân loại người lao động nữ đang làm công việc cấm sử dụng lao động nữ (theo mẫu số 3 đính kèm).
2. Lập dự án điều chuyển lao động nữ sang công việc khác phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp có khó khăn về tài chính và có đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí một lần từ quỹ quốc gia về việc làm thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 mục V của Thông tư này.
3. Trong thời gian đang xây dựng dự án, doanh nghiệp phải thực hiện ngay một số biện pháp theo quy định tại Thông tư số 03/TT-LB ngày 28/01/1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế bố trí thời gian làm việc thích hợp để lao động nữ có thì giờ học nghề và làm quen dần với công việc mới.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, ngành tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này đối với các doanh nghiệp trực thuộc; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ với lao động nữ của Giám đốc doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo mẫu số 2, 3 kèm theo Thông tư này). 2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Ban, ngành liên quan, trong đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp UBND để tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện Thông tư này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch triển khai trình UBND tỉnh, thành phố và tổ chức thực hiện kế hoạch này. Đồng thời thực hiện chế độ báo cáo kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo mẫu số 1, 2, 3 kèm theo Thông tư này).
4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.

Trần Đình Hoan
(Đã ký)
MẪU SỐ 1: 
UBND TỈNH, TP:........ LAO ĐỘNG NỮ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHIA THEO
SỞ LĐ-TBXH:............ NGÀNH KTQD VÀ LOẠI DOANH NGHIỆP 6 THÁNG, 1 NĂM.....
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(Vụ Chính sách lao động và việc làm)
Đơn vị tính: Người
ST
Loại doanh nghiệp
Tổng số
Nữ
Tỷ lệ (%)
Doanh nghiệp Nhà nước
Tư nhân
DN Liên doanh với nước ngoài
Công ty cổ phần
Công ty TNHH
Ghi chú
T
Ngành KTQD



TS
Nữ
%
TS
Nữ
%
TS
Nữ
%
TS
Nữ
%
TS
Nữ
%

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21


1
2
3
4
Trung ương:
Địa phương:
Ngành công nghiệp
Ngành nông nghiệp
Ngành xây dựng
Ngành GT-VT
...
...




















Tổng số
x
x

x
x

x
x

x
x

x
x

x
x



MẪU SỐ 2:
- Bộ:...................... Tình hình thực hiện chính sách, chế độ đối với
- Tổng công ty:............ lao động nữ trong các doanh nghiệp năm........
- Sở LĐ-TBXH tỉnh, TP:.....
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(Vụ Chính sách lao động và việc làm)
Đơn vị tính: Người
Số
Doanh nghiệp
Tổng
Nữ
Tỷ lệ
Chia ra
Giảm
Vay vốn
Hỗ trợ
Nghề
Thời gian
Ghi chú

TT

số

%
Cán bộ quản lý (gián tiếp SX)
Trực tiếp sản xuất
thuế (%)
(1000 đ)
một lần (1000 đ)
dự phòng
biểu linh hoạt

1
2
3
Doanh nghiệp A
Doanh nghiệp B
......
......












Ghi chú:
- Cột (8): Tỷ lệ thuế được giảm,
- Cột (9): Số vốn được vay từ quỹ quốc gia về việc làm,
- Cột (10): Số tiền được hỗ trợ một lần từ quỹ quốc gia về việc làm,
- Cột (11): Số người lao động nữ được chuyển sang nghề dự phòng,
- Cột (12): Số người lao động nữ được bố trí, sử dụng theo chế độ làm việc linh hoạt.
MẪU SỐ 3:
Bộ, Tổng CTNN, Sở chủ quản Danh sách người lao động nữ đang làm công việc cấm sử dụng lao động nữ
Tên doanh nghiệp
Kính gửi: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(Vụ Chính sách lao động và việc làm);
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đơn vị tính: Người
Số TT
Họ và tên
Năm sinh
Trình độ văn hóa
Bậc thợ chuyên môn
Loại hợp đồng lao động đã giao kết
Công việc đang làm
Thời gian đã làm công việc này
Dự kiến điều chuyển
Bệnh nghề nghiệp (Nếu có)
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11





















Ghi chú:
- Cột (6): Ghi rõ loại HĐLĐ đang giao kết,
- Cột (9): Dự kiến của doanh nghiệp bố trí người lao động nữ làm công việc khác, học nghề, bồi dưỡng nghề chuyển nghề khác.
MẪU SỐ 4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
- Tên doanh nghiệp:
- Trực thuộc Bộ, Tổng công ty:
- Ngày chính thức thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan ra quyết định thành lập:
- Địa chỉ nơi doanh nghiệp đóng:
... ...
Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ năm
......
Tỉnh, thành phố, ngày tháng năm
Giám đốc Sở LĐTB-XH tỉnh (thành phố)
(Ký tên, đóng dấu)
MẪU SỐ 5:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN
Kính gửi: - Doanh nghiệp........................
- Căn cứ vào Điều 5 của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Căn cứ vào Mục IV Thông tư số: /LĐTBXH-TT ngày...tháng...năm 199... của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 23/CP của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Căn cứ vào hồ sơ của doanh nghiệp....................... Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận doanh nghiệp.................... năm.............:
+ Tổng số người lao động trong danh sách hưởng lương bình quân năm........;
+ Tổng số người lao động là nữ:
+ Tỷ lệ lao động nữ so với tổng số:
Đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ năm.......
Tỉnh, thành phố, ngày tháng năm
Giám đốc Sở LĐTB-XH tỉnh (thành phố)
(Ký tên, đóng dấu) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến