Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2013

luat nha o
Quy định chung:
Quản lý chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình xây dựng
Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
Thủ tục hành chính
Xử lý vi phạm hành chính
Quy định về chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp, người có công cách mạng
Quy định về nhà chung cư, biệt thự
 Quy định về lệ phí trước bạ, bảng giá cho thuê nhà ở

Toàn văn Thông tư 09/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 35/2012/NĐ-CP và 31/2012/NĐ-CP

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 09/2012/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 35/2012/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2012 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2012/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 35/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc (sau đây được viết là Nghị định số 35/2012/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung (sau đây được viết là Nghị định số 31/2012/NĐ-CP);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 35/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 và Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ,
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người nghỉ hưu hưởng trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo quy định tại Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 5 năm 2012.
2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2012.
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2012.
4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2012.
5. Người đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2012.
6. Người đang hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản trước ngày 01 tháng 5 năm 2012 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 trở đi còn thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định.
Điều 2. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Thông tư này đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được điều chỉnh như sau:
Mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/5/2012
=
Mức lương hưu, trợ cấp tháng 4/2012
x
1,265
Ví dụ 1: Ông A, có mức lương hưu tháng 4/2012 là 2.893.600 đồng/tháng.
Mức lương hưu của ông A từ tháng 5/2012 được điều chỉnh như sau:
2.893.600 đồng/tháng x 1,265 = 3.660.404 đồng/tháng
Ví dụ 2: Ông B là cán bộ xã nghỉ việc, hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, có mức trợ cấp tháng 4/2012 là 1.076.800 đồng/tháng.
Mức trợ cấp hàng tháng của ông B từ tháng 05/2012 được điều chỉnh như sau:
1.076.800 đồng/tháng x 1,265 = 1.362.152 đồng/tháng
Ví dụ 3: Ông C, nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, có mức trợ cấp tháng 4/2012 là 1.169.300 đồng/tháng.
Mức trợ cấp mất sức lao động của ông C từ tháng 5/2012 được điều chỉnh như sau:
1.169.300 đồng/tháng x 1,265 = 1.479.165 đồng/tháng
2. Đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được điều chỉnh như sau:
a) Đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ ngày 01/5/2012
=
Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 4/2012
x
1,265
Ví dụ 4: Ông E, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, mức trợ cấp tháng 4/2012 là 496.500 đồng/tháng.
Mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông E từ tháng 5/2012 được điều chỉnh như sau:
496.500 đồng/tháng x 1,265 = 628.073 đồng/tháng
b) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều trị xong ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp không điều trị nội trú) trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến 30 tháng 4 năm 2012 mà chưa được giải quyết chế độ thì mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, mức trợ cấp của đối tượng này được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.
c) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp phục vụ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, mức trợ cấp phục vụ hàng tháng được tính theo mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng.
3. Đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được điều chỉnh như sau:
a) Mức trợ cấp tuất đối với thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được tính theo mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng.
Ví dụ 5: Ông H, đang hưởng trợ cấp tuất đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng với mức trợ cấp hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 mức trợ cấp tuất của ông H là:
70% x 1.050.000 đồng/tháng = 735.000 đồng/tháng.
b) Đối với người chết trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến 30 tháng 4 năm 2012 mà thân nhân chưa được giải quyết chế độ tuất thì mức trợ cấp hàng tháng của các tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2012 được tính theo mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, mức trợ cấp tuất hàng tháng của đối tượng trên được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.
4. Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư này mà từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 trở đi vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp, thì mức trợ cấp của thời gian được hưởng còn lại được tính theo mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng.
5. Quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành rồi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động đã được hưởng phụ cấp chuyển ngành theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 khoản phụ cấp chuyển ngành được tính theo mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng.
6. Người đang hưởng lương hưu mà sống cô đơn theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, nếu mức lương hưu điều chỉnh theo khoản 1 Điều này thấp hơn 1.575.000 đồng/tháng, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 được điều chỉnh bằng 1.575.000 đồng/tháng.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng quy định tại Nghị định số 35/2012/NĐ-CP, Nghị định số 31/2012/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; lập báo cáo theo mẫu đính kèm Thông tư này gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 6 năm 2012.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 6 năm 2012; các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./. 
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân

Toàn văn Quy chế 1619/QCPH-TLĐ-BHXH phối hợp công tác giữa BHXH VN và Tổng Liên đoàn lao động VN trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm XH, y tế

TỔNG LĐ LAO ĐỘNG VIỆT NAM - BHXHVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1619/QCPH-TLĐ-BHXH
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2012
QUY CHẾ
PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
Căn cứ Luật Công đoàn số 40/LCT/HĐNN8;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12;
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Nghị định 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008;
Để tăng cường sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng Quy chế phối hợp như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu ban hành Quy chế
Quy chế phối hợp hoạt động trong thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy chế) được xây dựng và thống nhất ban hành nhằm tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa hai ngành trong chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), hướng tới mục tiêu chung là thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động.
Điều 2. Đối tượng, phạm vi áp dụng
1. Quy chế này quy định về trách nhiệm và nội dung phối hợp để thực hiện các hoạt động có liên quan đến BHXH, BHYT giữa các đơn vị thuộc ngành BHXH và Công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam.
2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh), BHXH quận, huyện, thành phố, thị xã (BHXH huyện) và các đơn vị thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (LĐLĐ tỉnh), Liên đoàn Lao động quận, huyện, thành phố, thị xã (LĐLĐ huyện).
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Mọi hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên.
2. Các bên cần chủ động, tích cực trong việc phối hợp thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Trong quá trình phối hợp cần đảm bảo vai trò, trách nhiệm và tính độc lập của từng cơ quan; việc phối hợp phải kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin về các hoạt động liên quan đến BHXH, BHYT.
3. Các quy định trong Quy chế này không thay thế cho các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị liên quan đã được quy định tại các văn bản pháp luật khác và không tách rời sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.
Chương 2.
NỘI DUNG PHỐI HỢP GIỮA BHXH VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Điều 4. Phối hợp trong nghiên cứu đề xuất, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT
1. BHXH Việt Nam có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
2. Tổng LĐLĐ Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của người lao động về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT để phối hợp với BHXH Việt Nam đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 5. Phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT
1. BHXH Việt Nam chủ trì phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng kế hoạch, nội dung thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, BHYT; đề xuất các biện pháp, hình thức tổ chức thực hiện.
2. Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ động và tích cực tổ chức thực hiện việc truyền thông, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; chỉ đạo các cấp công đoàn tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đến mọi người lao động thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về BHXH, BHYT để người lao động tự bảo vệ quyền lợi của mình, tạo điều kiện phát triển đối tượng tham gia; đồng thời giảm nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
3. Tổng LĐLĐ Việt Nam, BHXH Việt Nam chỉ đạo các báo, tạp chí và đơn vị truyền thông trực thuộc thường xuyên đăng tin, bài tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT; biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; đồng thời thông tin danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật BHXH, BHYT nhất là các đơn vị nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT.
Điều 6. Phối hợp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động
1. BHXH Việt Nam có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
2. Tổng LĐLĐ Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, công đoàn Ngành Trung ương, LĐLĐ tỉnh thường xuyên theo dõi sát sao việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, việc giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động tại các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo các công đoàn cơ sở quan tâm, tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của người lao động về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT để kịp thời kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
3. BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam có trách nhiệm phối hợp trong việc nghiên cứu phương thức tổ chức thực hiện, không ngừng đổi mới, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, tạo thuận lợi cho người lao động.
4. Định kỳ hằng năm, lãnh đạo BHXH Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam luân phiên tổ chức tổng kết đánh giá các hoạt động phối hợp, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Trường hợp cần thiết, mỗi bên có thể yêu cầu họp bất thường.
Căn cứ nội dung, tính chất cuộc họp, hai bên thống nhất mời thêm đại diện các Bộ ngành, các cơ quan có liên quan tham dự cuộc họp.
Giao Văn phòng nơi tổ chức họp chuẩn bị nội dung họp và ký thông báo kết luận của lãnh đạo hai Ngành sau cuộc họp gửi các cơ quan liên quan đồng thời theo dõi việc tổ chức thực hiện.
Điều 7. Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT.
1. Tổng LĐLĐ Việt Nam và BHXH Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH, BHYT và việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Vào tháng 11 hàng năm, hai bên xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành trong năm tới, đồng thời thông báo kế hoạch kiểm tra của mỗi bên để biết và phối hợp thực hiện.
2. Trong trường hợp cần phối hợp kiểm tra đột xuất, hai bên sẽ thống nhất nội dung, thời gian và kế hoạch thực hiện cụ thể.
3. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra. Bên chủ trì đoàn kiểm tra là cơ quan ký ban hành văn bản và gửi cho bên tham gia để theo dõi, tổng hợp và xử lý (trừ những vấn đề không được công bố theo quy định của pháp luật về thanh tra). Căn cứ vào mục tiêu và kết quả kiểm tra, báo cáo có thể gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
4. Theo yêu cầu và tính chất vụ việc, hai bên sẽ cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra của mỗi bên.
Điều 8. Phối hợp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết đơn, thư về BHXH, BHYT
1. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, đơn thư về chế độ, chính sách BHXH, BHYT được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo, Luật BHXH, Luật BHYT.
2. Trường hợp cần tham khảo ý kiến trước khi trả lời, các bên có văn bản xin ý kiến hoặc gửi dự thảo văn bản trả lời để lấy ý kiến góp ý trực tiếp.
Điều 9. Phối hợp trong báo cáo, trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý
1. Để đảm bảo cho công tác quản lý, hai bên có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Trường hợp yêu cầu báo cáo đột xuất, hai bên sẽ có văn bản yêu cầu cụ thể về nội dung, số liệu và thời gian để thực hiện. Trường hợp cần thiết, hai bên có thể yêu cầu và báo cáo nhanh qua hình thức điện thoại hay gửi fax, e-mail trước khi gửi qua đường công văn.
3. Gửi văn bản giữa các bên:
a) BHXH Việt Nam gửi Tổng LĐLĐ Việt Namcác văn bản về:
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam;
- Báo cáo tổng kết hàng năm;
- Kế hoạch thu, chi BHXH, BHYT của Ngành;
- Danh sách các đơn vị nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT.
- Báo cáo hàng năm kết quả kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
b) Tổng LĐLĐ Việt Nam gửi BHXH Việt Namcác văn bản:
- Văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác BHXH, BHYT.
- Báo cáo tổng kết hàng năm;
- Báo cáo kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, BHYT; kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
Điều 10. Phối hợp trong xây dựng kế hoạch và sơ kết, tổng kết hoạt động
1. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, kế hoạch dài hạn để thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, hai bên có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết, tham gia ý kiến trước khi ban hành.
2. Đối với các hội nghị, hội thảo về thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT do BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp tổ chức, sau khi lãnh đạo hai bên thống nhất chủ trương, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì sẽ chuẩn bị kế hoạch chi tiết và báo cáo lãnh đạo hai bên xem xét, phê duyệt trước khi triển khai.
Điều 11. Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học về BHXH, BHYT
1. Hai bên có trách nhiệm tham gia trong việc xây dựng chương trình, tổ chức, quản lý và giảng dạy trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về BHXH, BHYT do hai bên tổ chức. BHXH Việt Nam giúp Trường Đại học Công đoàn, Đại học Tôn Đức Thắng và các trường bồi dưỡng Công đoàn báo cáo các chuyên đề về BHXH, BHYT; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giúp Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH báo cáo chuyên đề chính sách, pháp luật về công đoàn khi có yêu cầu.
2. Trong nghiên cứu khoa học, căn cứ nhu cầu của đơn vị nghiên cứu, BHXH Việt Nam hoặc Tổng LĐLĐ Việt Nam có văn bản đề nghị các Ban, đơn vị của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn hoặc các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh để phối hợp thực hiện và cung cấp số liệu, thông tin cần thiết.
Điều 12. Phối hợp trong hợp tác quốc tế về lĩnh vực BHXH, BHYT
1. Hai bên có trách nhiệm phối hợp, xin ý kiến góp ý khi xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án liên quan đến chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
2. Trường hợp hoạt động của dự án cần sự tham gia của BHXH tỉnh hay LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam có hướng dẫn chung để thống nhất thực hiện.
Điều 13. Phối hợp trong trao đổi thông tin về các đơn vị tham gia BHXH và các đơn vị mới thành lập tổ chức công đoàn
1. BHXH Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống cung cấp các đơn vị mới tham gia BHXH cho tổ chức công đoàn cùng cấp.
2. Tổng LĐLĐ Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thông báo về việc thành lập các Công đoàn trực thuộc mới cho cơ quan BHXH cùng cấp.
Điều 14. Về xét khen thưởng, kỷ luật
1. Tổng LĐLĐ Việt Nam không xét khen thưởng các công đoàn cơ sở vi phạm pháp luật BHXH, BHYT. BHXH Việt Namkhông xét khen thưởng đối với các đơn vị không thành lập tổ chức công đoàn.
2. Phối hợp kiến nghị với Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Doanh nghiệp Việt Nam và các đơn vị liên quan không xét tặng các dạnh hiệu thi đua đối với doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân vi phạm chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
Chương 3.
NỘI DUNG PHỐI HỢP GIỮA BHXH TỈNH, TP VÀ LĐLĐ TỈNH, TP, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG, CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY TRỰC THUỘC TỔNG LIÊN ĐOÀN
Điều 15. Phối hợp trong nghiên cứu đề xuất, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật BHXH, BHYT
BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT gửi BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam để đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 16. Phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT
1. BHXH tỉnh chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan của địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT theo kế hoạch và chỉ đạo của BHXH Việt Nam.
2. LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo LĐLĐ huyện, các công đoàn cơ sở tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ động, phối hợp tham gia tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT tới cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động và công nhân viên chức lao động để người lao động hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT.
Điều 17. Phối hợp trong tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT
1. BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cùng có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam.
2. BHXH tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT hằng năm; Xây dựng hướng dẫn liên ngành để thực hiện BHXH, BHYT cho các đối tượng tham gia.
b) Chỉ đạo BHXH huyện phối hợp với LĐLĐ huyện trong việc chỉ đạo tổ chức và thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi của người tham gia.
3. LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm:
a) Phối hợp với BHXH tỉnh trong tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT và quản lý đối tượng; thu BHXH, BHYT; giải quyết đúng, đủ, kịp thời chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
b) Phối hợp với BHXH tỉnh trong trao đổi thông tin về người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác phát triển công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên công đoàn, đôn đốc, vận động các đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia BHXH, BHYT.
c) Phân công cán bộ, chuyên viên chuyên trách để theo dõi, chỉ đạo, giải quyết các công việc liên quan đến BHXH, BHYT.
d) Hướng dẫn việc báo cáo công khai kết quả thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT tới người lao động tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức lao động đầu năm của mỗi đơn vị, doanh nghiệp.
4. BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thống nhất thời gian hợp định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất giữa hai bên để đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện và giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc nảy sinh tại địa phương. BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn giao trách nhiệm cho các phòng, ban chức năng liên quan làm đầu mối phối hợp để chuẩn bị nội dung và thông báo sau cuộc họp. Văn bản thông báo sau cuộc họp được đồng gửi cho BHXH Việt Namvà Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Điều 18. Phối hợp trong công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết đơn, thư về BHXH, BHYT
1. BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm phối hợp với BHXH tỉnh trong kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Vào tháng 12 hàng năm, hai bên thông báo cho nhau kế hoạch kiểm tra của năm tới để theo dõi và phối hợp.
2. Theo yêu cầu và tính chất vụ việc, BHXH tỉnh hoặc LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đề nghị cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra về BHXH, BHYT của mỗi bên. Kết quả kiểm tra được bên chủ trì đoàn kiểm tra gửi cho bên tham gia để theo dõi và xử lý. Nếu nội dung kiểm tra có sai sót nghiêm trọng hoặc liên quan đến công tác chỉ đạo chung của ngành thì kết quả kiểm tra phải gửi cho BHXH Việt Namvà Tổng LĐLĐ Việt Nam.
3. BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm trả lời đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH, BHYT theo thẩm quyền, quy định của Luật Khiếu nại tố cáo, Luật BHXH, BHYT. Trong trường hợp cần thiết có thể tham khảo ý kiến của mỗi bên trước khi trả lời.
4. Trong trường hợp cần phối hợp kiểm tra đột xuất, hai bên sẽ thống nhất nội dung, thời gian và kế hoạch thực hiện cụ thể.
5. Phối hợp xem xét, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những đơn vị, doanh nghiệp cố tình vi phạm Luật BHXH, BHYT làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.
Điều 19. Phối hợp trong trao đổi thông tin và báo cáo
1. BHXH tỉnh có trách nhiệm thông báo kịp thời với LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về tình hình tham gia BHXH, BHYT, số đối tượng tham gia, số đối tượng thuộc diện phải tham gia, tình hình nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để có giải pháp kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
2. BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm trao đổi thông tin định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng/ lần hoặc tổ chức cuộc họp đột xuất để trao đổi các thông tin phục vụ cho công tác quản lý hoạt động của 2 bên.
3. Gửi văn bản giữa BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
a) BHXH tỉnh gửi LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn các văn bản:
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh;
- Báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm;
- Kế hoạch thu, chi BHXH, BHYT hàng năm của tỉnh;
- Danh sách những đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT;
- Báo cáo kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, BHYT; kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
b) LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn gửi BHXH tỉnh các văn bản:
- Văn bản chỉ đạo liên quan đến BHXH, BHYT;
- Báo cáo tổng kết hàng năm;
- Danh sách các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh;
- Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT; kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
Điều 20. Phối hợp trong xây dựng kế hoạch và sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động
1. BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời theo yêu cầu của mỗi bên để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của 2 bên liên quan đến thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT tại địa phương.
2. BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thống nhất việc mời tham dự các hội nghị của ngành và phối hợp tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện BHXH, BHYT tại địa phương. Báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị sau hội nghị được đồng gửi về BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Điều 21. Phối hợp trong trao đổi thông tin về các đơn vị tham gia BHXH và các đơn vị mới thành lập tổ chức công đoàn
1. BHXH tỉnh có trách nhiệm cung cấp các đơn vị mới tham gia BHXH cho LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
2. LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm thông báo các công đoàn trực thuộc mới được thành lập cho BHXH tỉnh.
Điều 22. Về xét khen thưởng, kỷ luật
1. LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không xét khen thưởng các công đoàn cơ sở vi phạm pháp luật BHXH, BHYT. BHXH tỉnh không xét khen thưởng đối với các đơn vị không thành lập tổ chức công đoàn.
2. Phối hợp kiến nghị với Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh, thành phố không xét tặng các danh hiệu thi đua đối với doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân vi phạm chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Tổ chức thực hiện
1. BHXH Việt Nam có trách nhiệm phổ biến, triển khai Quy chế tới các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, BHXH huyện để thống nhất thực hiện.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm phổ biến Quy chế tới các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn để thống nhất thực hiện.
3. Căn cứ Quy chế này, BHXH tỉnh chủ trì, phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xây dựng quy chế phối hợp phù hợp với Quy chế này và tình hình của địa phương, đơn vị để thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn nội dung, hình thức phối hợp giữa BHXH huyện và LĐLĐ huyện.
4. Định kỳ hàng năm, lãnh đạo 2 cơ quan luân phiên tổ chức tổng kết đánh giá Quy chế phối hợp, kịp thời rút kinh nghiệm; đề xuất các nội dung, biện pháp phối hợp trong thời gian tới; biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quy chế phối hợp.
5. BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam giao trách nhiệm cho các ban nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức các hoạt động phối hợp đảm bảo hiệu quả; giao Văn phòng 2 cơ quan là đầu mới để theo dõi, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quy chế này và đề xuất, kiến nghị sửa đổi,  bổ sung cho phù hợp./. 
TỔNG GIÁM ĐỐC
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Lê Bạch Hồng
CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đặng Ngọc Tùng

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Toàn văn Thông tư 13/2012/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 09/2010/TT-BGTVT quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 13/2012/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2012
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 09/2010/TT-BGTVT NGÀY 06 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2010 Quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06 tháng 4 năm 2010 Quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
1. Điều 3 được sửa đổi như sau:
“Điều 3. Bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
1. Tổ chức được giao chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP); Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT).
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.”
2. Khoản 1 và khoản 2 Điều 4 được sửa đổi như sau:
“1. Chủ đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm:
a) Lập hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn có đủ điều kiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kêt bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT và tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Tuân thủ các quy định về phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.”
3. Điểm đ khoản 4 Điều 5 được sửa đổi như sau:
“đ) Quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư số số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định về quản lý chất thải nguy hại;”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, Cục trưởng các Cục, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 


BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Hướng dẫn đổi đuôi, chỉnh sửa Video, file nhạc bằng Free Video Converter

(Bấm vào link, đợi 8s, bấm SKIP AD ở góc trên bên phải để tải file)
 *** Download Free Video Converter 2.0 (~ 7MB) ***
Chức năng chính:
- Chuyển đổi định dạng (đổi đuôi) file video (flv, mp4, wmv, mpg,avi,...), file nhạc (mp3, wav, wma, ogg...) hoặc chuyển từ file video thành file nhạc, rip DVD. 
- Cho phép tải video, chỉnh sửa file video và ghi hình từ máy tính hoặc webcam, chụp ảnh file video.
- Cắt, chỉnh sửa file nhạc.
Hướng dẫn cài đặt, sử dụng:
- Tải về file free-media-converter.exe, bấm vào để cài đặt. Sau khi cài đặt xong, giao diện chính của phần mềm như hình dưới.
doi duoi video
- Để thêm tập tin cần chuyển đổi đuôi, Click vào nút Add Files ở thanh công cụ phía trên, sau đó tìm đến nơi lưu tập tin trên máy tính, bấm Open. Có thể xem hoặc nghe trước file video, file nhạc bằng cách nhấn vào tập tin và bấm nút play của trình player ở góc phải phía dưới giao diện phần mềm.
doi duoi video 1
* Hướng dẫn đổi đuôi file video:
+ Sau khi Add files, click chọn ô nhỏ đầu dòng để chọn file (có thể chọn hết để chuyển đổi 1 lần).
+ Bấm vào nút tam giác ngược, chọn định dạng đầu ra cho video tại dòng Profile bên dưới giao điện phần mềm. Chọn chuẩn định dạng phù hợp để xem trên điện thoại, tablet, máy xem HD hoặc trên máy tính.  Bấm chữ Convert  thanh công cụ phía trên để chuyển đổi. Sau khi thực hiện xong chương trình sẽ tự động hiển thị nơi lưu file vừa chuyển đổi.
doi duoi video 2
* Hướng dẫn đổi đuôi file nhạc:
+ Làm các bước tương tự như chuyển đổi đuôi video. Tuy nhiên tại phần chọn định dạng trong phần Profile, chọn Genaral Audio, sau đó chọn chuẩn định dạng âm thanh phù hợp.
doi duoi video 3
* Hướng dẫn tải file Video trên Youtube, Daily Motion Vimeo...
- Bấm vào nút Download ở thanh công cụ phía trên, mở Youtube lên copy link video, vào lại chương trình bấm chữ Add link. Chương trình sẽ tự động nhập link tải vào ô Download Video, bấm OK để tải file về. (Có thể tạm dừng download hoặc gửi đến bộ chuyển đổi được tích hợp sẵn để chuyển đổi định dạng trước khi lưu)
doi duoi video 4
* Hướng dẫn chỉnh sửa file video:
- Bấm nút Edit ở thanh công cụ phía trên. Cửa sổ Edit hiện ra trong đó khung bên trái hiển thị file video gốc, khung bên phải hiển thị kết quả xem trước của file video chỉnh sửa. Chương trình cho phép thay đổi Aspect Ratio (tỷ lệ xem trên màn hình theo kích thước: Full Screen, 4:3 hoặc 16:9), chỉnh sửa Độ sáng (Brightness), Tương phản (Contrast), Độ bảo hòa màu sắc (Saturation) và cho phép cắt Video theo kích thước tùy chỉnh (trái, phải, độ cao, rộng).
doi duoi video 5
* Hướng dẫn chỉnh sửa file nhạc:
- Sau khi Add files, chọn file nhạc cần chỉnh sửa và chọn định dạng xuất ra (giống như hướng dẫn phần đổi đuôi file nhạc ở trên). Bấm nút Trim để hiển thị khung chỉnh sửa, bấm chọn nút [  và nút  ] để chọn điểm đầu và điểm cuối của file nhạc. Bấm nút Convert phía trên để chương trình thực hiện cắt file nhạc.
doi duoi video 6
- Ngoài ra chương trình còn cho phép ghi lại toàn bộ màn hình máy tính, một góc của màn hình hoặc ghi hình lại từ webcam bằng cách nhấn vào nút Record ở ở thanh công cụ phía trên.
doi duoi video 7

Toàn văn Thông tư 58/2012/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 05/2012/QĐ-TTg về thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 58/2012/TT-BTC
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 05/2012/QĐ-TTG NGÀY 19/1/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA TẠI VIỆT NAM MANG THEO KHI XUẤT CẢNH QUA CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI VÀ SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này;
Căn cứ Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc thực hiện một số nội dung của Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (sau đây gọi tắt là Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung về thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất theo quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài).
2. Đối tượng áp dụng :
a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trừ thành viên của Tổ bay theo quy định của pháp luật về hàng không (sau đây gọi tắt là người nước ngoài) mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh do nước ngoài cấp còn giá trị và sử dụng giấy tờ đó để nhập xuất cảnh Việt Nam, mua hàng hóa tại Việt Nam và mang theo hàng hoá đó qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất;
b) Cơ quan hải quan, công chức hải quan, cơ quan thuế, công chức thuế có liên quan đến việc thực hiện thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài;
c) Doanh nghiệp được lựa chọn bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh, bao gồm: doanh nghiệp, cửa hàng của doanh nghiệp, cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bán hàng thí điểm);
d) Ngân hàng thương mại được lựa chọn là đại lý thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài (sau đây gọi tắt là ngân hàng thương mại);
đ) Tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện các công việc có liên quan đến thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
Điều 2. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát hải quan, quản lý thuế đối với việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Điều 3 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Điều 4 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài
1. Được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg.
2. Được hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
3. Kiểm tra các thông tin ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế (sau đây gọi tắt là hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế) do doanh nghiệp bán hàng thí điểm lập khi mua hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp, trung thực của hộ chiếu, giấy tờ nhập xuất cảnh xuất trình cho doanh nghiệp bán hàng thí điểm khi mua hàng; hộ chiếu, giấy tờ nhập xuất cảnh, hàng hoá, hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế xuất trình cho cơ quan hải quan và hồ sơ xuất trình cho ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế khi xuất cảnh.
5. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức hải quan, công chức thuế và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng thí điểm
1. Được áp dụng các hình thức tuyên truyền, quảng cáo bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đăng ký việc bán hàng thí điểm đúng địa chỉ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký bán hàng thí điểm.
3. Trưng Biển thông báo doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng (nội dung thể hiện bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh) và gỡ bỏ Biển thông báo doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng khi chấm dứt việc bán hàng thí điểm.
4. Được cơ quan thuế, cơ quan hải quan hướng dẫn việc thực hiện thí điểm bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
5. Hỗ trợ, hướng dẫn người nước ngoài thực hiện Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.
6. Căn cứ các thông tin trên hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh còn giá trị và hàng hoá người nước ngoài mua, doanh nghiệp lập hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế cho hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng đáp ứng quy định tại Điều 3 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này, giao cho người nước ngoài 01 liên dùng cho khách hàng.
7. In, phát hành, quản lý sử dụng hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và hướng dẫn tại Thông tư này.
8. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của ngân hàng thương mại
1. Được cơ quan hải quan, cơ quan thuế hướng dẫn việc triển khai thực hiện thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
2.Trưng Biển thông báo ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài tại quầy làm thủ tục hoàn thuế trong khu cách ly của sân bay quốc tế Nội Bài hoặc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (nội dung thể hiện bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh) và gỡ bỏ Biển thông báo ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng khi chấm dứt việc làm đại lý thí điểm.
3. Được hưởng tiền phí dịch vụ hoàn thuế khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Kê khai, nộp các khoản thuế theo quy định đối với số tiền phí dịch vụ hoàn thuế được hưởng khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
5. Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, bố trí nhân sự, cơ sở vật chất, ứng trước và thực hiện hoàn trả tiền thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài, làm thủ tục thanh toán với cơ quan thuế theo đúng quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.
6. Bán ngoại tệ tự do chuyển đổi cho người nước ngoài được hoàn thuế khi người nước ngoài yêu cầu chuyển đổi số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn sang ngoại tệ, thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định của pháp luật.
7. Lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài và hồ sơ thanh toán tiền ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
2. Kiểm tra hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh, hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, kiểm tra hàng hoá người nước ngoài xuất trình tại quầy kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế.
3. Tiếp nhận hồ sơ, trình Bộ Tài chính lựa chọn Ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm theo đúng quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Cập nhật thông tin về người nước ngoài và số tiền thuế giá trị gia tăng người nước ngoài thực tế được hoàn vào cơ sở dữ liệu về thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
5. Phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế đồng cấp rà soát, đối chiếu số tiền thuế giá trị gia tăng ngân hàng thương mại đã ứng trước hoàn trả người nước ngoài, tiền phí dịch vụ hoàn thuế đã thanh toán cho ngân hàng thương mại để đảm bảo khớp đúng số liệu giữa các bên.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài trong phạm vi trách nhiệm được giao.
7 . Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế
1. Hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
2. Tiếp nhận hồ sơ, lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm theo đúng quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Kiểm tra hồ sơ, làm thủ tục thanh toán số tiền thuế giá trị gia tăng ngân hàng thương mại đã ứng trước hoàn trả cho người nước ngoài và tiền phí dịch vụ hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng để Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển tiền theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Lưu trữ hồ sơ thanh toán tiền thuế giá trị gia tăng, tiền phí dịch vụ hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng theo quy định của pháp luật.
5. Chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan đồng cấp rà soát, đối chiếu số tiền thuế giá trị gia tăng ngân hàng thương mại đã ứng trước hoàn trả người nước ngoài, tiền phí dịch vụ hoàn thuế đã thanh toán cho ngân hàng thương mại để đảm bảo khớp đúng số liệu giữa các bên.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài trong phạm vi trách nhiệm được giao.
7. Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
1. Chuyển cho ngân hàng thương mại số tiền thuế giá trị gia tăng ngân hàng thương mại đã ứng trước và tiền phí dịch vụ hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan đồng cấp rà soát, đối chiếu số tiền thuế giá trị gia tăng ngân hàng thương mại đã ứng trước hoàn trả người nước ngoài, tiền phí dịch vụ hoàn thuế đã thanh toán cho ngân hàng thương mại để đảm bảo khớp đúng số liệu giữa các bên.
3. Lưu trữ hồ sơ, chuyển tiền hoàn trả số tiền thuế giá trị gia tăng ngân hàng thương mại đã ứng trước và tiền phí dịch vụ hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng theo quy định của pháp luật.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thanh toán thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài trong phạm vi trách nhiệm được giao.
5. Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 9. Hàng hoá được hoàn thuế giá trị gia tăng
Hàng hoá được hoàn thuế giá trị gia tăng là hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 3 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg, trong đó:

1. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) hoặc Danh mục hàng hoá xuất khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn Nghị định này.

2. Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
3. Hàng hoá không thuộc hàng hóa không được đem theo lên tàu bay quy định tại Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
4. Hàng hoá mua tại Việt Nam, có hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được phát hành trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày người nước ngoài xuất cảnh trở về trước.
Điều 10. Phí dịch vụ hoàn thuế, số tiền được hoàn thuế, đồng tiền hoàn thuế:
1. Phí dịch vụ hoàn thuế ngân hàng thương mại được hưởng bằng 15% (mười lăm phần trăm)/tổng số tiền thuế giá trị gia tăng của số hàng hóa đủ điều kiện được hoàn thuế người nước ngoài mang theo khi xuất cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài hoặc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
2. Số tiền thuế giá trị gia tăng người nước ngoài được hoàn bằng 85% (tám mươi lăm phần trăm)/tổng số tiền thuế giá trị gia tăng của số hàng hóa đủ điều kiện được hoàn thuế do người nước ngoài mang theo khi xuất cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài hoặc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
3. Đồng tiền hoàn thuế là đồng Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu được chuyển số tiền hoàn thuế từ đồng Việt Nam sang ngoại tệ tự do chuyển đổi thì ngân hàng thương mại thực hiện bán ngoại tệ cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Tỷ giá chuyển đổi là tỷ giá do ngân hàng thương mại niêm yết tại thời điểm chuyển đổi và phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Điều 11. Điều kiện, việc lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm
1. Điều kiện lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg. Trong đó địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg bao gồm một trong các địa điểm sau đây tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc ở các trung tâm làng nghề thủ công mỹ nghệ trong điểm đến của các tuyến lữ hành du lịch:
a) Trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp;
c) Địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng thí điểm:
a) Công văn đăng ký tham gia bán hàng thí điểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
c) Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.
3. Thủ tục chọn doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp;
b) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ;
- Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp;
- Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, cơ quan quản lý thuế trực tiếp doanh nghiệp báo cáo Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính có văn bản thông báo cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.
Điều 12. Đăng ký điều chỉnh, chấm dứt việc bán hàng thí điểm
Trường hợp doanh nghiệp đã được Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thông báo đủ điều kiện bán hàng thí điểm, nếu có điều chỉnh hoặc chấm dứt việc đăng ký bán hàng thí điểm thì xử lý như sau:
1. Trường hợp điều chỉnh việc bán hàng thí điểm:
a) Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp công văn đăng ký điều chỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 Thông tư này; Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp bán hàng thí điểm với cửa hàng nhận bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
b) Thủ tục thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
2. Trường hợp chấm dứt việc bán hàng thí điểm:
a) Chậm nhất là 30 ngày trước ngày chấm dứt việc bán hàng thí điểm, doanh nghiệp gửi công văn thông báo chấm dứt việc bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
b) Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được công văn của doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp kiểm tra, có văn bản báo cáo Cục thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để Cục Thuế địa phương có văn bản gửi doanh nghiệp, cơ quan hải quan, ngân hàng thương mại thông báo về việc chấm dứt bán hàng thí điểm đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tháo bỏ Biển thông báo doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài đã dán tại cửa hàng bán hàng thí điểm khi chấm dứt bán hàng thí điểm .
Điều 13. Điều kiện, số lượng, thủ tục lựa chọn Ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng
1. Điều kiện: Là ngân hàng thương mại được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
2. Số lượng ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế: 02 ngân hàng. Trong đó:
a) 01 Ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất;
b) 01 Ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế tại sân bay quốc tế Nội Bài.
3. Thủ tục lựa chọn:
Ngân hàng thương mại nộp cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) các giấy tờ sau đây:
a) Công văn đăng ký tham gia đại lý thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài;
b) Văn bản của Ngân hàng nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của ngân hàng thương mại.
4. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do ngân hàng thương mại gửi.
a) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho ngân hàng bổ sung hồ sơ;
b) Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời cho ngân hàng;
c) Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các điều kiện quy định, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo ngân hàng thương mại đủ điều kiện tham gia đại lý thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng.
Điều 14. Chấm dứt đại lý thí điểm hoàn thuế
Trường hợp ngân hàng thương mại đã được Bộ Tài chính có văn bản thông báo đủ điều kiện làm đại lý thí điểm hoàn thuế, nếu chấm dứt việc làm đại lý thí điểm hoàn thuế thì xử lý như sau:
1. Hồ sơ: Chậm nhất là 60 (sáu mươi) ngày trước ngày chấm dứt việc làm đại lý thí điểm hoàn thuế, Ngân hàng thương mại gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) công văn thông báo đề nghị chấm dứt việc làm đại lý thí điểm.
2. Thủ tục:
a) Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn của ngân hàng thương mại, Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính có văn bản thông báo về việc chấm dứt việc làm đại lý thí điểm hoàn thuế cho ngân hàng thương mại, đồng thời gửi cơ quan thuế, Ngân hàng nhà nước và các đơn vị có liên quan;
b) Ngân hàng thương mại tháo bỏ Biển thông báo là ngân hàng đại lý thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài tại quầy làm thủ tục hoàn thuế khi chấm dứt bán hàng thí điểm.
Điều 15. Thời điểm hoàn thuế
1. Thời điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh được thực hiện ngay sau khi người nước ngoài hoàn thành thủ tục kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế và trước giờ lên tàu bay của chuyến bay người nước ngoài xuất cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài hoặc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
2. Cơ quan hải quan, ngân hàng thương mại có trách nhiệm bố trí cán bộ, công chức làm việc trong tất cả các ngày kể cả ngày lễ, chủ nhật và ngoài giờ làm việc hành chính để thực hiện hoàn trả tiền thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
Điều 16. In, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế
1. Doanh nghiệp tự in hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.
Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Khi mua hàng, người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh do nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng (bản chính) cho doanh nghiệp bán hàng thí điểm. Doanh nghiệp căn cứ thông tin trên hộ chiếu, giấy tờ nhập xuất cảnh và hàng hoá người nước ngoài thực mua, lập hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.
3. Người nước ngoài kiểm tra các thông tin cửa hàng ghi nếu chưa khớp đúng đề nghị cửa hàng sửa lại, nếu đã chính xác thì ký vào hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế.
4. Doanh nghiệp bán hàng khi khai hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, tại “cột ghi chú” của Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra mẫu 01-1/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính ghi cụm từ “Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg” tương ứng của dòng hoá đơn để làm cơ sở tổng hợp báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
Điều 17. Kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá
1. Trước khi làm thủ tục gửi hàng và lấy thẻ lên tàu bay, người nước ngoài xuất trình cho cơ quan hải quan tại quầy kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, hàng hóa, các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh;
b) Hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế;
c) Hàng hoá.
2. Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa tại quầy kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, hàng hóa. Việc kiểm tra thực hiện như sau:
a) Đối chiếu xác định từng nội dung khớp đúng giữa thông tin ghi trên hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh với thông tin trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế và các quy định về hàng hoá được hoàn thuế quy định tại Điều 3 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và Điều 9 Thông tư này;
b) Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hoá phải kiểm tra thực tế theo nguyên tắc quản lý rủi ro;
c) Ghi kết quả kiểm tra; xác định mặt hàng, tính số tiền thuế giá trị gia tăng người nước ngoài thực tế được hoàn theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; ký, đóng dấu xác nhận đã kiểm tra vào hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế;
d) Cập nhật thông tin về người nước ngoài, số tiền thuế giá trị gia tăng người nước ngoài thực tế được hoàn vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan về hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này.
Điều 18. Hoàn trả tiền thuế cho người nước ngoài
1. Người nước ngoài có trách nhiệm xuất trình cho ngân hàng thương mại tại quầy hoàn thuế:
a) Thẻ lên tàu bay;
b) Hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đã được cơ quan hải quan kiểm tra xác định mặt hàng, tính số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng người nước ngoài được hoàn và đóng dấu xác nhận (bản chính).
2. Ngân hàng thương mại thực hiện:
a) Kiểm tra thẻ lên tàu bay; hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đã được cơ quan hải quan kiểm tra, đóng dấu xác nhận;
b) Ghi số hiệu, ngày tháng chuyến bay vào hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế ;
c) Trả tiền hoàn thuế cho người nước ngoài theo số tiền thuế giá trị gia tăng người nước ngoài thực tế được hoàn do cơ quan hải quan tính ghi trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, đồng thời ký tên, đóng dấu xác nhận đã thanh toán tiền hoàn thuế cho người nước ngoài lên hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế;
d) Trả lại người nước ngoài thẻ lên tàu bay;
đ) Lưu trữ hồ sơ hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế
1. Định kỳ không quá mười (10) ngày một lần, ngân hàng thương mại căn cứ tình hình thực tế, lập và gửi hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế được hưởng đến Cục Thuế thành phố Hà Nội hoặc Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh toán số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của kỳ thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này;
b) Bảng kê đề nghị thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này.
2. Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thanh toán của ngân hàng thương mại, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này đồng thời lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/LHT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ gửi Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đồng cấp để thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng thương mại.
3. Căn cứ Quyết định thanh toán và Lệnh hoàn trả do Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền cho ngân hàng thương mại. Nguồn tiền thanh toán được trích từ quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng.
4.Việc hạch toán và luân chuyển chứng từ thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 53 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính.
Điều 20. Xử lý vi phạm
Người nước ngoài, cơ quan thuế, cơ quan hải quan, công chức thuế, công chức hải quan, doanh nghiệp bán hàng thí điểm, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan vi phạm quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và Thông tư này thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện các Nghị định này.
Điều 21. Chế độ báo cáo
1. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước doanh số bán ngoại tệ cho người nước ngoài theo quy định.
2. Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo của quý phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp bán hàng thí điểm báo cáo cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc bán hàng cho người nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 9 Thông tư này.
3. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 10 của tháng sau, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan đồng cấp rà soát, đối chiếu số tiền thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp bán hàng thí điểm đã kê khai hoặc đã nộp, tiền thuế giá trị gia tăng và tiền phí dịch vụ hoàn thuế đã thanh toán cho ngân hàng thương mại để đảm bảo khớp đúng số liệu giữa các bên. Trường hợp số liệu không khớp đúng, các cơ quan phối hợp tìm nguyên nhân và xử lý bảo đảm việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo đúng quy định.
4. Cục Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp báo kết quả và tình hình thanh toán, hoàn trả tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế cho ngân hàng thương mại; các Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả, tình hình bán hàng cho người nước ngoài của doanh nghiệp bán hàng thí điểm theo địa bàn quản lý với Tổng cục Thuế theo chế độ quy định về quản lý thuế và Thông tư này.
5. Định kỳ 6 tháng một lần chậm nhất vào ngày 10 của tháng 7 và ngày 10 của tháng 1, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính việc thực hiện quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này ban hành Quy trình thủ tục hải quan về kiểm tra hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, hàng hóa của người nước ngoài xuất cảnh, chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí cán bộ và phối hợp với Tổng cục thuế hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thí điểm việc thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài được thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải quan.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này để ban hành Quy trình lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm; hướng dẫn cơ quan thuế các cấp, doanh nghiệp bán hàng thí điểm, ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này trong phạm vi trách nhiệm được giao.
3. Cơ quan hải quan, cơ quan thuế, công chức hải quan, công chức thuế người nước ngoài, doanh nghiệp bán hàng thí điểm, ngân hàng thương mại là đại lý thí điểm hoàn thuế, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2012. Những nội dung quy định tại các Điều 9, Điều 10, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2012.
2. Trường hợp các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế, doanh nghiệp, người nước ngoài thuộc đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được hướng dẫn giải quyết.
.
KT. BỘ TRƯỞNG  THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Bài đăng phổ biến