Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Phần mềm sát hạch lý thuyết ô tô 405 câu Luật Giao thông đường bộ

Tham khảo thêm:
(Bấm vào chữ Download, đợi 5s, bấm SKIP AD ở góc trên bên phải để vào trang tải file)
* Hướng dẫn cài đặt:
- Phần mềm do tác giả Phạm Quang Vinh, email: quangvinh777@gmail.com viết dựa trên 405 câu hỏi Luật Giao thông đường bộ của Cục đường bộ Việt Nam dùng để ôn tập lý thuyết Luật Giao thông đường bộ, làm quen với các đề sát hạch lý thuyết thi lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E, F dưới dạng trắc nghiệm gồm 14 đề (mỗi đề 30 câu) cho mỗi hạng.
- Cung cấp một số mẹo giúp cho việc ôn tập lý thuyết Luật GTĐB dễ nhớ hơn.
- Tải về file OTO2010.zip theo link ở trên, giải nén ra thư mục, bấm vào file LuatOTO2010_public.exe để chạy chương trình.
* Hướng dẫn sử dụng:
1. Nhập chữ số vào các ô HẠNG, KHÓA, SỐ BÁO DANH tương ứng như hướng dẫn ở hình bên dưới.
ly thuyet 405 cau 1
   Ví dụ: 
       + Nếu muốn sát hạch lý thuyết hạng B1, gõ vào ô HẠNG chữ B1, gõ vào ô KHÓA chữ số 2, gõ vào ô SỐ BÁO DANH từ số 1 đến số 14, tương ứng với 14 đề trắc nghiệm khác nhau.
       + Nếu muốn sát hạch lý thuyết hạng C, gõ vào ô HẠNG chữ C, gõ vào ô KHÓA chữ số 3, gõ vào ô SỐ BÁO DANH từ số 1 đến số 14, tương ứng với 14 đề trắc nghiệm.
2. Sau khi nhập xong, bấm phím ENTER để vào giao điện tiếp theo. Giao điện này dùng để kiểm tra lại số báo danh, họ tên, địa chỉ. Click nút Đúng hoặc nhấn ENTER để vào giao điện chính.
ly thuyet 405 cau 2
3. Khi giao điện chính của chương trình hiện ra, dùng con chuột hoặc các phím mũi tên và chữ số để chọn câu hỏi và đáp án.
ly thuyet 405 cau 3
Lưu ý:   
+ Bấm nút Mẹo sẽ hiện ra trang "Mẹo luật ô tô bộ đề 405 câu", cung cấp các mẹo để chọn đúng đáp án bài thi lý thuyết Luật GTĐB.
ly thuyet 405 cau 4
+ Bấm nút Đáp Án sau khi làm hết bài thi để so sách đối chiếu kết quả đã làm với đáp án chuẩn.
ly thuyet 405 cau 5
4. Sau khi làm xong bài trắc nghiệm, bấm phím ESC để dừng làm bài, bấm nút Kết thúc thi để kết thúc bài thi.
ly thuyet 405 cau 6

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Cincinnati Injury Lawyer On Fatal Crash Man Baby Killed

Car Crash Butler County
A fatal car crash in Butler County, Ohio killed two people . One was 24 year old Mathew Hale and another death was an 11 month old. This happened this past Thursday, July 26, 2012.

Sheriff deputies from Butler County are investigating the auto and pick up truck crash. The police state that
Kathleen York was driving a Chevy Malibu on Keister Road and failed to stop at a stop sign before entering Ohio 4.  She struck the pick up truck driven by Robert Broshear that was traveling south on route 4.

Mathew Hale and a 11 month old , passengers in the York vehicle were killed. There was also a 2 year old injured as well as both drivers.

If you happened to have witnessed the accident please make sure the Butler County Sherriff's office is notified.

Commentary:

Fatal car crashes are so emotional and so life altering. Multiple families will never be the same. Apart from the legal issues , both criminal and civil, the emotional toll on the survivors and next of kin of those killed
can lead to severe emotional illness. Traumatic loss experts can help people put their life back together in time so at least they can function . But life will still never be the same again.


Police say that there have been other crashes at this intersection. The stop signs appear to sit back from the intersection. But it is not known why Kathleen York failed to yield the right away. Although they say she failed to stop, whether the car stopped or not does not change the legal implications.
Soures:






Anthony Castelli Attorney Accident and Injury Law
Offices in Cincinnati and West Chester Ohio
513-621-2345

Toàn văn Thông tư liên tịch 06/2012/TTLT-BTP-BNG sửa đổi Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

BỘ TƯ PHÁP -
BỘ NGOẠI GIAO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 06/2012/TTLT-BTP-BNG
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2012
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 11/2008/TTLT-BTP-BNG NGÀY 31/12/2008 CỦA BỘ TƯ PHÁP VÀ BỘ NGOẠI GIAO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2005/NĐ-CP NGÀY 27/12/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN LÃNH SỰ CỦA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Căn cứ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
Căn cứ Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao thống nhất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31/12/2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam) như sau:
Điều 1. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
1. Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Mục II như sau:
“b) Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện như sau:
Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), Giấy chứng sinh, bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu có đăng ký kết hôn) và xuất trình bản chính để đối chiếu
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, viên chức lãnh sự ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc cán bộ lãnh sự được ủy quyền ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định, được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Cơ quan đại diện Việt Nam kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”.
2. Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a khoản 5 Mục II như sau:
“a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà người giám hộ và người được giám hộ là công dân Việt Nam cư trú, thực hiện đăng ký việc giám hộ.
Trình tự, thủ tục đăng ký việc giám hộ được thực hiện như sau:
Người được cử làm giám hộ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và Giấy cử giám hộ. Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc giám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì Cơ quan đại diện Việt Nam đăng ký việc giám hộ. Trường hợp cần phải xác minh, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi kết quả xác minh tới Cơ quan đại diện Việt Nam. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện Việt Namđăng ký việc giám hộ. Tổng thời gian giải quyết trong trường hợp này là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử giám hộ phải có mặt. Viên chức lãnh sự ghi vào sổ đăng ký giám hộ và Quyết định công nhận việc giám hộ. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Namhoặc cán bộ lãnh sự được ủy quyền ký và cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ. Bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ và người cử giám hộ.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 03 bản, 01 bản lưu tại Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi đăng ký việc giám hộ, 01 bản giao cho người giám hộ, 01 bản giao cho người cử giám hộ”.
3. Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm b khoản 6 Mục II như sau:
“b) Trình tự, thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện như sau:
Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con, nếu đã đăng ký khai sinh;
- Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Cơ quan đại diện Việt Nam đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi kết quả xác minh tới Cơ quan đại diện Việt Nam. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện Việt Namđăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Tổng thời gian giải quyết trong trường hợp này là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hơp lệ.
Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Viên chức lãnh sự ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Namhoặc cán bộ lãnh sự được ủy quyền ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên”.
4. Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 9 Mục II như sau:
“a) Việc đăng ký khai sinh quá hạn tại Cơ quan đại diện Việt Namchỉ được thực hiện khi công dân Việt Namsinh ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh (kể cả tại Cơ quan đại diện Việt Namvà tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài).
Thẩm quyền đăng ký khai sinh quá hạn được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch này. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự đăng ký khai sinh quá hạn cho mình, thì có thể đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi cư trú của cha mẹ, hoặc tại Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi người đó cư trú và phải do người đó trực tiếp thực hiện.
b) Việc đăng ký khai tử quá hạn tại Cơ quan đại diện Việt Namchỉ được thực hiện khi công dân Việt Namchết ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai tử (kể cả tại Cơ quan đại diện Việt Namvà tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài).
Thẩm quyền đăng ký khai tử quá hạn được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 mục II Thông tư liên tịch này.
c) Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
- Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn được thực hiện như sau:
Người đi đăng ký khai sinh quá hạn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), Giấy chứng sinh, bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ người đó (nếu cha, mẹ có đăng ký kết hôn) và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi người đó sinh ra cấp. Nếu người đó sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, viên chức lãnh sự ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc cán bộ lãnh sự được ủy quyền ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy khai sinh. Trường hợp cần phải xác minh, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi kết quả xác minh tới Cơ quan đại diện Việt Nam. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện Việt Nam đăng ký khai sinh. Tổng thời gian giải quyết trong trường hợp này là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi vào cột ghi những thay đổi sau này của sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
- Trình tự, thủ tục đăng ký khai tử quá hạn được thực hiện như sau: Người đi đăng ký khai tử quá hạn nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho giấy báo tử.
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, viên chức lãnh sự ghi vào sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Namhoặc cán bộ lãnh sự được ủy quyền ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy chứng tử. Trường hợp cần phải xác minh, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi kết quả xác minh tới Cơ quan đại diện Việt Nam. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện Việt Namđăng ký khai tử. Tổng thời gian giải quyết trong trường hợp này là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ”.
5. Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm c khoản 10 Mục II như sau:
“c) Trình tự, thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn được thực hiện như sau:
Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có). Trong trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, viên chức lãnh sự ghi vào sổ hộ tịch theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc cán bộ lãnh sự được ủy quyền ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ hộ tịch theo từng loại việc. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ. Trường hợp cần phải xác minh, thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi kết quả xác minh tới Cơ quan đại diện Việt Nam. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Cơ quan đại diện Việt Nam đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn. Tổng thời gian giải quyết trong trường hợp này là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Khi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nếu người đi đăng ký xuất trình bản sao giấy tờ đã được cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung khai sinh, khai tử, kết hôn được ghi theo nội dung của bản sao giấy tờ hộ tịch đó.
Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký lại việc sinh. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
Khi đăng ký lại việc kết hôn, các bên đương sự phải có mặt. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đã đăng ký kết hôn trước đây”.
6. Sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Mục IV như sau:
“a) Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi lưu trữ sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch. Trường hợp sổ hộ tịch đã chuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) cũng có thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch khi đương sự có yêu cầu.
Người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch có thể trực tiếp nộp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trong trường hợp gửi yêu cầu qua hệ thống bưu chính, thì phải gửi lệ phí cấp bản sao, cước phí gửi trả bản sao giấy tờ hộ tịch được cấp và phong bì ghi rõ tên, địa chỉ người nhận.
Việc cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc tại Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) chưa nhận được sổ hộ tịch từ Cơ quan đại diện Việt Nam chuyển về, thì ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) điện xác minh thông tin tại Cơ quan đại diện Việt Nam. Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm trả lời Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả trả lời của Cơ quan đại diện Việt Nam, Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) cấp cho đương sự bản sao giấy tờ hộ tịch. Tổng thời gian giải quyết trong trường hợp này là không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ”.
7. Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 2 Mục IV như sau:
“b) Trình tự, thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh được thực hiện như sau:
Người có yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).
Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trong trường hợp gửi yêu cầu qua hệ thống bưu chính, thì phải gửi lệ phí cấp lại, cước phí gửi trả bản chính Giấy khai sinh được cấp và phong bì ghi rõ tên, địa chỉ người nhận.
Việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện Việt Nam và tại Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) chưa nhận được sổ đăng ký khai sinh từ Cơ quan đại diện Việt Nam chuyển về, thì ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) điện xác minh thông tin tại Cơ quan đại diện Việt Nam. Cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm trả lời Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả trả lời của Cơ quan đại diện Việt Nam, Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) cấp cho đương sự bản chính Giấy khai sinh. Tổng thời gian giải quyết trong trường hợp này là không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Nguyên tắc ghi nội dung bản chính Giấy khai sinh khi cấp lại được áp dụng tương tự quy định tại Điều 61 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP”.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 8 năm 2012.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./. 
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Sơn
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng

Toàn văn Thông tư 02/2012/TT-TTCP thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện quy định về phòng chống tham nhũng

THANH TRA CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 02/2012/TT-TTCP
Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THẨM QUYỀN, NỘI DUNG THANH TRA TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH12;
Căn cứ Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ;
Thanh tra Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng như sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đng đầu cơ quan, tchức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
2. Trình tự, thủ tục thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng áp dụng theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật về thanh tra.
Điều 2. Đối tưng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra của các cơ quan hành chính nhà nước khi thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 3. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nưc
Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; giải quyết khó khăn, vướng mắc, xử lý kịp thời kiến nghị của Đoàn thanh tra; kết luận và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định pháp luật.
Chương 2.
THẨM QUYỀN THANH TRA TRÁCH NHIỆM
Điều 4. Nguyên tắc xác định thẩm quyền thanh tra trách nhiệm
Các cơ quan thanh tra nhà nước có thm quyền thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước cùng cấp và cơ quan quản lý hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính cấp dưới.
Điều 5. Thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ
1. Thanh tra Chính phủ thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là cấp bộ), ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh); doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
2. Trong quá trình tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cấp bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ có quyền xem xét, xác minh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan như sau:
a) Văn phòng bộ, các tổng cục, cục, vụ, đơn vị trực thuộc bộ, các doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ trưởng) quyết định thành lập và các cơ quan, tchức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của cấp bộ;
b) Văn phòng ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi chung là cấp sở), ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện), doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, tchức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyn quản lý của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Văn phòng, các phòng, ban... nghiệp vụ của doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.
Điều 6. Thẩm quyền của Thanh tra bộ
1. Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ) thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập.
2. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra của Thanh tra bộ có quyền xem xét, xác minh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ và doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập, như sau:
a) Văn phòng, các tổng cục, cục, vụ, đơn vị trực thuộc bộ và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của bộ;
b) Văn phòng, các phòng, ban đơn vị nghiệp vụ của doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập và các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.
Điều 7. Thẩm quyền của Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với: Cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là cp sở); ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phthuộc tỉnh (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện); doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh có quyền xem xét, xác minh trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật vphòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của cấp sở, ủy ban nhân dân cấp huyện và doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, như sau:
a) Văn phòng, các phòng, ban, đơn vị nghiệp vụ trực thuộc cấp sở và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của cấp sở;
b) Văn phòng ủy ban nhân dân cấp huyện, các phòng, ban chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cp huyện, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Văn phòng, các phòng, ban nghiệp vụ, đơn vị của doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.
Điều 8. Thẩm quyền của Thanh tra sở
Thanh tra của các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là Thanh tra sở) thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
Điều 9. Thẩm quyền của Thanh tra huyện
1. Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện) thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra của Thanh tra huyện có quyền xem xét, xác minh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện, như sau:
a) Văn phòng, các phòng, ban chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Văn phòng, các ban chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vi, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 10. Thẩm quyền xem xét, xác minh đối với quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác
1. Trong quá trình tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra, ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được xem xét, xác minh quy định tại khoản 2 các Điều 5, 6, 7 và 9 của Thông tư này, Đoàn thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước có quyền xem xét, xác minh đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan khác để làm rõ các nội dung cần thanh tra.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung cần thanh tra có trách nhiệm làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cu của Đoàn thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Chương 3.
NỘI DUNG THANH TRA TRÁCH NHIỆM
Điều 11. Nguyên tắc xác định nội dung thanh tra
1. Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, cơ quan có thm quyền tiến hành thanh tra toàn bộ hoặc một số nội dung quy định tại Điều 31 Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Ngoài nội dung hướng dẫn tại các điều (từ Điều 12 đến Điều 25 của Thông tư này), trong trường hp thanh tra việc công khai, minh bạch các hoạt động khác, thì cơ quan thanh tra có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch và quy định của pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực đó để xem xét, đánh giá, đồng thời áp dụng các quy định của Thông tư này đxác định nội dung thanh tra việc công khai, minh bạch đối với hoạt động đó cho phù hợp.
MỤC 1. THANH TRA TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
Điều 12. Thanh tra việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng
1. Xem xét, đánh giá việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng hàng năm, quy trình xây dựng kế hoạch, thời điểm, thời gian, căn cứ để xây dựng kế hoạch, nội dung kế hoạch, việc hướng dẫn chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch đối với cơ quan tổ chức, đơn vị.
2. Xem xét, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, bao gồm: hình thức, cách thức phbiến, trin khai kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch.
Điều 13. Thanh tra việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng
1. Xem xét, đánh giá việc xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; xem xét các tổ chức, đơn vị, cá nhân đã triển khai thực hiện so với quy định; xem xét việc phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng mạng lưới báo cáo viên của đơn vị nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng và kết quả các giải pháp đã thực hiện.
2. Xem xét về nội dung, hình thức, địa điểm, thời gian, đối tượng được tuyên truyền và đánh giá hiệu quả, mức độ phù hợp đặc thù tchức, hoạt động của từng đơn vị; chất lượng, kết quả đạt được qua việc tuyên truyền.
Điều 14. Thanh tra việc công khai, minh bạch hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước
1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.
2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.
3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:
a) Đối với các đơn vị dự toán ngân sách: Công khai các căn cứ, nguyên tắc phân bổ; công khai số liệu dự toán và quyết toán;
b) Đối với đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí: Công khai các nguồn thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân được huy động và hiệu quả sử dụng; công khai số liệu dự toán chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; công khai chi sửa chữa lớn tài sản cố định, chi hội nghị và các nội dung chi khác;
c) Đối với tổ chức được Nhà nước hỗ trợ ngân sách: Công khai số liệu dự toán, quyết toán; công khai khoản đóng góp và sử dụng của tổ chức, cá nhân (nếu có); công khai cơ sở xác định mức hỗ trợ và số tiền Nhà nước hỗ trợ;
d) Đi với quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước: Công khai quy chế hoạt động và cơ chế tài chính của quỹ; công khai kế hoạch tài chính hằng năm, trong đó chi tiết các khoản thu, chi có quan hệ với ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền; công khai kết quả hoạt động của quỹ; công khai quyết toán năm được cấp có thm quyền phê duyệt;
đ) Công khai việc phân bổ, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước cho các dự án, chương trình mục tiêu.
Điều 15. Thanh tra việc công khai, minh bạch trong mua sắm công, xây dựng bản và quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.
2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.
3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:
a) Trong mua sắm công: Công khai kinh phí, kế hoạch đầu tư mua sắm, trang bị tài sản nhà nước; công khai kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu; công khai danh mục nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, công khai danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu; công khai việc tiếp nhận viện trợ, được tặng và điều chuyển, thanh lý, bán, chuyển nhượng, trang bị tài sản nhà nước;
b) Trong xây dựng cơ bản: Công khai việc phân bổ vốn đầu tư trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hằng năm cho các dự án; công khai mức vốn đầu tư của dự án được giao trong dự toán ngân sách năm; công khai kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu; công khai danh mục nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, công khai danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu; công khai quyết toán vốn đầu tư của dự án hằng năm; công khai phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;
c) Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng: Việc lấy ý kiến của nhân dân địa phương nơi quy hoạch về dự án quy hoạch đầu tư xây dựng; việc hội đồng nhân dân xem xét, quyết định đi với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương; công khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt để nhân dân giám sát.
Điều 16. Thanh tra việc công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.
2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.
3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:
a) Công khai việc lấy ý kiến của nhân dân và quyết định của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương;
b) Công khai mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán;
c) Công khai các công trình cơ sở hạ tầng tại xã, phường, thị trấn sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân: Công khai mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán; công khai dự toán cho từng công trình theo kế hoạch đầu tư được duyệt; công khai nguồn vốn đầu tư cho từng công trình; công khai kết quả huy động của từng đối tượng cụ thể, thời gian huy động; công khai kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công khai tiến độ thi công và kết quả nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình và quyết toán công trình.
Điều 17. Thanh tra việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất
1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.
2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.
3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:
a) Công khai, minh bạch các quy định của pháp luật;
b) Công khai, minh bạch các thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án; đấu thầu dự án, đấu giá đất để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đất đai và các quy định khác của Nhà nước;
c) Công khai, minh bạch trong trình tự thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư; công khai trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
d) Công khai, minh bạch trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về: thẩm quyền, trình tự, thủ tục và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công khai quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng được giao đất làm nhà ở;
đ) Công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Xem xét, đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất trên cơ sở so sánh đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt; công khai kết quả thực hiện công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Công khai, minh bạch trong thủ tục hành chính khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Điều 18. Thanh tra việc công khai, minh bạch hoạt động giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối vi từng nội dung so với quy định.
2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.
3. Nội dung công khai đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực nhà, đất, xây dựng, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, cấp vốn ngân sách nhà nước, tín dụng, ngân hàng, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý hộ khẩu, thuế, hải quan, bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được thanh tra cần phải xem xét, đánh giá việc chấp hành, thực hiện các quy định về công khai:
Công khai thủ tục hành chính đgiải quyết; công khai thời hạn giải quyết; công khai trình tự, thủ tục giải quyết; công khai kết quả giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Điều 19. Thanh tra việc công khai, minh bạch trong công tác tổ chức, cán bộ
1. Hình thức công khai, minh bạch được áp dụng đối với từng nội dung so với quy định.
2. Thời điểm công khai được thực hiện đối với từng nội dung so với quy định.
3. Nội dung công khai, minh bạch cần được xem xét:
a) Công khai việc tuyn dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; công khai về số lượng, tiêu chuẩn, hình thức tuyển dụng và kết quả tuyển dụng;
b) Công khai việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, chuyển ngạch, luân chuyn, điều động, khen thưởng, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác.
Điều 20. Thanh tra việc xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Xem xét việc xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xem xét căn cứ xây dựng và thời gian áp dụng so với quy định; xem xét nội dung các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện so với quy định của Nhà nước.
2. Xem xét việc hướng dẫn, triển khai thực hiện quy định về chế độ định mức, tiêu chuẩn; xem xét việc kim tra, chấp hành, khắc phục các quy định không phù hợp với thực tế trong việc thực hiện quy định chế độ, định mức, tiêu chuẩn (nếu có); xem xét việc xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn (nếu có).
Điều 21. Thanh tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp
1. Việc xây dựng, quán triệt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong cơ quan, tổ chức đơn vị so với quy định.
2. Việc công khai quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức để nhân dân giám sát việc chấp hành so với quy định.
3. Việc chấp hành quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
4. Việc kiểm tra, xử lý đối với người vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Điều 22. Thanh tra việc chuyn đi vị trí công tác của công chức, viên chức
1. Xem xét việc xây dựng kế hoạch, công khai kế hoạch, thực hiện nguyên tắc và những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyn đổi vị trí công tác; xem xét nội dung, hình thức thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; xem xét đối tượng được thực hiện chuyển đổi vị trí công tác; xem xét thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; xem xét thời đim ban hành quyết định điều động, công khai quyết định điều động.
Xem xét các trường hợp vi phạm quy định chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức (nếu có): Xem xét trường hợp không thực hiện việc chuyn đổi vị trí công tác theo quy định; xem xét trường hp chuyển đổi không đúng danh mục các vị trí công tác trong các lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyn đổi; xem xét lý do chưa thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
2. Xem xét việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 23. Thanh tra việc thực hiện quy định về tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng
1. Xem xét việc quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện quy chế tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức so với quy định tại Quyết định 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Xem xét việc thực hiện quy định tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức so với quy định của Nhà nước.
3. Xem xét việc nhận, sử dụng quà do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tặng cho cơ quan, tchức, đơn vị và sử dụng công quỹ để tặng quà so với quy định của Nhà nước.
4. Xem xét việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm về tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng (nếu có).
Điều 24. Thanh tra việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập
Nội dung thanh tra việc thực hiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức tập trung vào các vấn đề sau:
1. Tổ chức, thực hiện quy định kê khai tài sản, thu nhập: Việc quán triệt mục đích việc kê khai tài sản, thu nhập; lập danh sách và thông báo danh sách người có nghĩa vụ kê khai; phổ biến các loại tài sản, thu nhập phải kê khai; thực hiện trình tự, thủ tục kê khai tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; quản lý khai thác sử dụng bản kê khai tài sản, thu nhập.
2. Xác minh tài sản, thu nhập (nếu có): Căn cứ yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập; thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục xác minh tài sản, thu nhập, kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; quản lý, sử dụng hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập.
3. Việc xử lý vi phạm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập (nếu có) cần phải xem xét:
a) Việc xử lý kỷ luật hành chính đối với người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
b) Việc xử lý trách nhiệm đối với người vi phạm các quy định về tổ chức, thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản, thu nhập; kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập; quản lý, sử dụng hồ sơ về minh bạch tài sản, thu nhập; thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định.
Điều 25. Thanh tra việc thực hiện cải cách hành chính
1. Xem xét việc thực hiện cải cách, hoàn thiện các thủ tục hành chính; xem xét áp dụng khoa học, đi mới công nghệ trong quản lý, điều hành; xem xét việc phân cấp nhằm tăng cường tính tự chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân; xem xét việc xác định trách nhiệm của từng chức danh.
2. Xem xét, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện phân cấp của cơ quan hành chính cấp trên và thực hiện phân cấp cho cơ quan hành chính cấp dưới; xem xét việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước so với yêu cầu quản lý của địa phương, đơn vị.
3. Xem xét việc thực hiện đổi mới phương thức trong thanh toán nhằm giảm thiểu thanh toán tiền mặt; hiệu quả thực tế do thực hiện cải cách thủ tục hành chính; xem xét việc đi mới công nghệ nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn; xem xét đối tượng hưởng lợi từ các giải pháp và hiệu quả xã hội.
4. Xem xét, đánh giá việc thực hiện bộ thủ tục hành chính đã ban hành cho từng lĩnh vực so với quy định; việc thực hiện quy định về cơ chế một cửa.
5. Xem xét việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính so với yêu cầu công khai, đơn giản hóa nhằm phòng ngừa tham nhũng, số lượng thủ tục hành chính cụ thể đã lược bỏ, sửa đổi, bổ sung và số lượng thủ tục hành chính được cải cách; đánh giá một số thủ tục hành chính điển hình đã cải cách; xác định giá trị kinh tế, xã hội do việc cải cách thủ tục hành chính mang lại.
MỤC 2. THANH TRA TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HIỆN, XỬ LÝ THAM NHŨNG
Điều 26. Thanh tra việc xử lý tin báo, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng
Xem xét việc thiết lập, công khai các hình thức tiếp nhận tin báo dấu hiệu tham nhũng, tcáo hành vi tham nhũng; xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong việc tiếp nhận và thẩm quyền thụ lý tố cáo hành vi tham nhũng; xem xét trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng; xem xét trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận xử lý tin báo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng.
Điều 27. Thanh tra việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng
1. Xem xét việc phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyn quản lý trực tiếp thông qua các hoạt động quản lý, tiếp nhận xử lý tin báo về dấu hiệu tham nhũng.
2. Xem xét việc xử lý người có hành vi tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý thông qua các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng: Số vụ việc và số người có hành vi tham nhũng phải xử lý và kết quả đã xử lý đối với từng trường hợp; về hình thức, mức độ xử lý so với mức độ vi phạm; về số vụ việc và số người phải xử lý kỷ luật hành chính hoặc phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý hình sự. Sliệu chi tiết về kết quả xử lý bao gồm:
a) Về hành chính: số vụ việc và số người có hành vi tham nhũng phải xử lý kỷ luật hành chính;
b) Về hình sự: Số vụ việc và số người có hành vi tham nhũng phải chuyển cơ quan điều tra xử lý trách nhiệm hình sự;
c) Về kinh tế: số tiền, tài sản, đất đai phải thu hồi và đã thu hồi cho Nhà nước, tập th, tổ chức, cá nhân; xử phạt, bồi thường, bồi hoàn tiền, tài sản;
3. Xem xét, đánh giá những chuyển biến tích cực và hạn chế, tồn tại trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và nguyên nhân.
Điều 28. Thanh tra việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý
1. Xem xét việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý liên quan đến tham nhũng và thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị được các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý, cần phải xem xét: Việc tổ chức, thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý; kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý.
2. Xem xét việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chấp hành chế độ thông tin báo cáo trong quá trình tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 29. Thanh tra việc thực hiện thẩm quyền kiểm tra, thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1. Xem xét việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, thanh tra và việc tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm về việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý.
2. Xem xét việc ra quyết định kiểm tra, thanh tra (hình thức, nội dung, cách thức ban hành); xem xét việc tiến hành cuộc kiểm tra, thanh tra (trình tự, thủ tục, kết quả) thường xuyên, đột xuất (nếu có) đã được thực hiện so với kế hoạch và yêu cầu quản lý.
Điều 30. Thanh tra về chấp hành chế độ thông tin, báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng
1. Xem xét việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất về công tác phòng, chống tham nhũng thông qua các tiêu chí thông tin về hình thức, số lượng, thời gian, nội dung, chất lượng thông tin báo cáo.
2. Xem xét những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.
Điều 31. Thanh tra việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi đxảy ra hành vi tham nhũng trong quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm trực tiếp hoặc liên quan trách nhiệm đối với người đứng đầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đó quản lý theo các mức độ quy định tại Điều 55 Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Việc xem xét, kết luận trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 9 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ đđược hướng dẫn hoặc sửa đổi, b sung./.
TỔNG THANH TRA
Huỳnh Phong Tranh

Toàn văn Thông tư 116/2012/TT-BTC hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 116/2012/TT-BTC
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2012
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VÓI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÌNH THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 và các văn bản hướng dn;
Căn cứ Nghị định s118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tài chính;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chỉnh phủ tại công văn số 2151/VPCP- KTTH ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ vviệc thí điếm áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đi với Tchức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương;
Căn cứ ý kiến của Thng đc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại công văn s 3635/NHNN-TTGSNH ngày 15 tháng 6 năm 2012;
Xét đnghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thí điểm áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đi với Tchức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương.
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Thông tư này hướng dẫn về việc thí điểm áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương.
Điều 2. Chính sách ưu đãi thuế
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương được áp dụng ưu đãi thuế như sau:
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập có được từ việc thực hiện hoạt động tài chính vi mô.
2. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với phần thu nhập có được từ việc thực hiện hoạt động tài chính vi mô.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản 2 Điều này được tính liên tục từ kỳ tính thuế năm 2012.
Hoạt động tài chính vi mô quy định tại Điều này là các hoạt động mà Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình thương được phép thực hiện theo quy định tại Điều 119, Điều 120, Điều 121 và Điều 122 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn.
3. Chính sách ưu đãi thuế thí điểm đối với Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương quy định tại Thông tư này được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2012 đến khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành.
4. Nguyên tắc, thủ tục miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và các văn bản hướng dẫn.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.
2. Các nội dung không hướng dẫn tại Thông tư này và các nội dung không trái với hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương và các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung kịp thời.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Thị Mai

Toàn văn Thông tư 102/2012/TT-BTC chế độ công tác phí cho CBCC đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 102/2012/TT-BTC
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC ĐI CÔNG TÁC NGẮN HẠN Ở NƯỚC NGOÀI DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM KINH PHÍ
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 12-CP ngày 1/12/1992 của Chính phủ về việc ban hành quy chế các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp;
Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí như sau:
Điều 1. Quy định chung
1. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) được cử đi công tác hoặc được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí (dưới đây gọi chung là đi công tác). Thời gian công tác ngắn hạn ở nước ngoài không quá 180 ngày cho một đợt công tác.
2. Ngoài mức công tác phí quy định tại Thông tư này, cơ quan, đơn vị cử người đi công tác và cơ quan, đơn vị của Việt Nam đóng tại nước sở tại nơi người đi công tác đến làm việc không được sử dụng ngân sách Nhà nước để chi thêm bất cứ khoản chi nào dưới bất kỳ hình thức nào cho người đi công tác.
3. Điều kiện để được thanh toán công tác phí:
a) Trong phạm vi dự toán chi ngân sách được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị.
b) Có quyết định cử đi công tác của cấp có thẩm quyền.
c) Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
d) Có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để thanh toán.
4. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:
a) Thời gian điều trị tại bệnh viện;
b) Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;
c) Những ngày đi du lịch kết hợp trong chuyến công tác.
5. Thanh toán công tác phí:
Công tác phí là một khoản chi phí Nhà nước đảm bảo cho người đi công tác nước ngoài chi phí trong thời gian công tác. Khoản chi phí đó bao gồm:
a) Những khoản thanh toán trực tiếp cho cá nhân người đi công tác nước ngoài gồm:
i) Tiền vé các phương tiện đi lại, bao gồm: tiền vé máy bay, vé tàu, vé xe từ Việt Nam đến nước công tác và ngược lại (kể cả vé máy bay, vé tàu xe của chặng đường trong nội địa nước đến công tác);
ii) Tiền thuê phương tiện từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe, cửa khẩu và ngược lại khi đi công tác nước ngoài về nhà (ở trong nước);
iii) Tiền thuê phương tiện từ sân bay, ga tàu, bến xe, cửa khẩu khi nhập cảnh đến nơi ở nước đến công tác và ngược lại khi xuất cảnh;
iv) Tiền thuê phòng nghỉ ở nước đến công tác;
v) Tiền ăn và tiêu vặt ở nước đến công tác;
vi) Tiền tiêu vặt ở nước đến công tác (đối với trường hợp phía nước ngoài đài thọ toàn bộ chi phí ăn, ở);
vii) Lệ phí sân bay trong và ngoài nước (nếu có);
viii) Lệ phí thị thực, lệ phí cấp hộ chiếu;
ix) Tiền đóng góp tham gia (tham dự) hội nghị, hội thảo (bao gồm cả tiền mua tài liệu nếu có);
x) Tiền bảo hiểm y tế;
xi) Tiền chờ đợi tại sân bay;
xii) Trường hợp được cử đi công tác nước ngoài nếu phải tập trung tại một địa điểm nhất định để cùng đi hoặc khi đi nước ngoài về mà không thể về nhà kịp trong ngày, thì được cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn đi công tác nước ngoài thanh toán tiền công tác phí theo chế công tác phí hiện hành đối với CBCC đi công tác trong nước.
b) Những khoản thanh toán chung cho cả đoàn gồm:
i) Tiền cước hành lý, tài liệu mang theo phục vụ cho đợt công tác;
ii) Tiền thuê phương tiện đi làm việc hàng ngày tại nước đến công tác; tiền thuê phương tiện trong trường hợp phải quá cảnh (theo hành trình công tác đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt);
iii) Tiền điện thoại, fax, internet;
iv) Tiền puốc-boa;
v) Tiền mua vé ra, vào cửa đối với các đoàn cán bộ đi công tác nghiên cứu và khảo sát các lĩnh vực có tính đặc thù liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn như: Văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử, bảo tàng (trong trường hợp Bạn không đài thọ) và phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt trong đề án, dự toán;
vi) Tiền chiêu đãi; mua quà tặng đối ngoại: Đối với các đoàn đi công tác nước ngoài mà trưởng đoàn là Thứ trưởng và tương đương trở lên nếu xét thấy cần tổ chức chiêu đãi, mua quà tặng đối ngoại thì căn cứ mức chi tối đa quy định tại Thông tư này và văn bản quy định cụ thể của Bộ, ngành, địa phương để lập dự toán và phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt trước khi tổ chức đoàn công tác, trong đó cần thể hiện rõ số lượng, thành phần đối tượng chiêu đãi, tặng quà làm căn cứ tạm ứng và quyết toán kinh phí.
c) Thanh toán trọn gói:
i) Trường hợp đi công tác ngắn hạn nước ngoài do các tổ chức hoặc doanh nghiệp của Việt Nam hoặc nước ngoài tổ chức, mà cán bộ được cử đi công tác phải thanh toán trọn gói, thì cũng chỉ được thanh toán tổng chi phí trọn gói theo những khoản thanh toán trực tiếp cho cá nhân người đi công tác nước ngoài tối đa bằng định mức tiêu chuẩn theo mức quy định tại Thông tư này;
ii) Tiền thuê dịch thuật: Tiền thuê dịch thuật (chỉ thực hiện trong trường hợp cơ quan không bố trí được cán bộ làm phiên dịch, dịch tài liệu) thì có thể thuê dịch thuật từ trong nước đi hoặc có thể thuê tại nước đến công tác (để tiết kiệm chi phí phương tiện đi và về). Chi phí dịch thuật được thanh toán trọn gói như sau:
- Trường hợp thuê dịch thuật từ trong nước đi, thanh toán các khoản chi phí: phương tiện đi lại; tiền ăn và tiêu vặt; tiền phòng nghỉ theo mức công tác phí như thành viên đoàn công tác và thù lao dịch thuật theo mức chi dịch thuật quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam;
- Trường hợp thuê dịch thuật tại nước đến công tác, chi phí trọn gói được xác định gồm các khoản: phương tiện đi lại tại nước sở tại trong thời gian cùng làm việc với đoàn; tiền ăn và tiêu vặt, tiền phòng nghỉ theo mức công tác phí như thành viên đoàn công tác; thù lao dịch thuật (chi theo ngày làm việc thực tế có sử dụng phiên dịch tại chương trình đã được phê duyệt) theo mức chi đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt tại dự toán đoàn đi công tác;
Khi quyết toán khoản chi dịch thuật phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ gồm: hoá đơn hoặc ký nhận thanh toán trọn gói cho người dịch thuật (hoặc đơn vị cung cấp dịch thuật) căn cứ theo hợp đồng ký kết giữa Trưởng đoàn công tác và người dịch thuật (hoặc đơn vị cung cấp dịch thuật); trường hợp hoá đơn, chứng từ bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt;
iii) Các khoản thanh toán trọn gói nêu trên phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt dự toán trước khi tổ chức đoàn công tác làm căn cứ tạm ứng và quyết toán kinh phí.
d) Thanh toán các khoản chi đối với trường hợp phía nước ngoài đài thọ một phần, ngân sách bảo đảm một phần kinh phí:
i) Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và văn bản của phía mời nêu rõ phía mời chỉ đài thọ cho cán bộ, công chức một số khoản, còn khoản chi nào mà phía mời không đài thọ thì cán bộ, công chức được ngân sách nhà nước bảo đảm chi khoản đó theo qui định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này. Nếu phía nước ngoài đài thọ toàn bộ chi phí ăn, ở nhưng không chi một khoản tiền mặt để tiêu vặt thì cấp thẩm quyền ra quyết định cho người đi công tác được hưởng tiền tiêu vặt theo mức khoán quy định tại tiết iv điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
ii) Tất cả các trường hợp phía mời bảo đảm toàn bộ chi phí cho chuyến đi thì người đi công tác được hưởng theo mức đài thọ của phía mời. Ngân sách Nhà nước không cấp thêm phần chênh lệch nếu phía mời đài thọ thấp hơn so với mức khoán và ngược lại cũng không thu vào ngân sách nhà nước phần chênh lệch nếu phía mời chi cao hơn mức khoán qui định tại Thông tư này.
6. Những khoản thanh toán khác:
Đối với các đoàn công tác tham gia các hội chợ, triển lãm; tổ chức hội nghị, hội thảo; các đoàn văn hóa nghệ thuật đi biểu diễn nước ngoài; các khoá đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại nước ngoài, thì ngoài tiền công tác phí bảo đảm cho người đi công tác nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 1, trường hợp nếu có phát sinh các khoản chi phí thuê dịch vụ tổ chức sự kiện, thuê địa điểm, thuê xe vận chuyển nhạc cụ, đạo cụ, hàng hóa thì phải lập dự toán khoản chi phí thuê và được cấp có thẩm quyền đồng ý và phê duyệt dự toán trước khi thực hiện làm căn cứ tạm ứng kinh phí. Việc xác định mức chi đối với các khoản chi phí này thực hiện như sau:
- Đối với chi phí thuê dịch vụ tổ chức sự kiện: Trường hợp thuê các đơn vị trong nước có tư cách pháp nhân chuyên tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện tại nước ngoài phải thực hiện theo đúng quy định về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính. Trường hợp nếu thuê các đơn vị ở nước ngoài tổ chức thì cần lập phương án so sánh với mức giá thuê các đơn vị trong nước để quyết định giá thuê đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm;
- Đối với khoản chi phí thuê địa điểm; thuê xe vận chuyển hàng hóa, nhạc cụ, đạo cụ đối với đoàn tham gia hội chợ, triển lãm, các đoàn văn hóa nghệ thuật đi biểu diễn nước ngoài khi phải di chuyển nhiều nơi: Thanh toán theo hoá đơn, chứng từ thuê thực tế phù hợp với lịch trình làm việc và căn cứ theo hợp đồng ký kết giữa Trưởng đoàn công tác với đơn vị cung cấp dịch vụ; trường hợp hoá đơn, chứng từ bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
7. Thời gian được hưởng công tác phí bao gồm:
a) Thời gian công tác thực tế theo quyết định cử đi công tác nước ngoài của cấp có thẩm quyền.
 Trường hợp thời gian thực tế công tác ở nước ngoài ít hơn thời gian ghi trong quyết định thì chỉ thanh toán thời gian thực tế công tác; hoặc trường hợp thời gian thực tế công tác nhiều hơn thời gian ghi trong quyết định thì chỉ được thanh toán thời gian kéo dài khi có quyết định bổ sung của cấp có thẩm quyền.
b) Thời gian đi đường, thời gian quá cảnh do nước đến công tác không có đường bay thẳng phải chờ đợi từ 24 tiếng trở lên để nối chuyến bay (nếu có), ngày lễ, ngày tết theo lịch trình công tác.
c) Thời gian chờ đợi: là thời gian ngoài thời gian công tác do khách quan mà phải đến trước hoặc ở lại ở nước ngoài, tối đa không quá 6 ngày. Trường hợp này cán bộ được cử đi công tác nước ngoài được hưởng 100% mức khoán phụ cấp công tác quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
8. Loại ngoại tệ, tỷ giá áp dụng: Loại ngoại tệ áp dụng trong việc xác định định mức, mức chi, tạm ứng và quyết toán là Đô la Mỹ (USD):
Trường hợp thực tế chi bằng ngoại tệ khác với đôla Mỹ sẽ được quy đổi trên cơ sở tổng số được chi tính bằng đôla Mỹ. Tỷ giá quy đổi giữa đồng đôla Mỹ (USD) và đồng ngoại tệ khác được căn cứ vào chứng từ đổi tiền hợp pháp của nước đến công tác. Trường hợp không có chứng từ tỷ giá quy đổi thì áp dụng tỷ giá quy đổi ra Đôla Mỹ theo tỷ giá trung bình (mua và bán) của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hoặc của Bộ Tài chính tại thời điểm đi công tác. Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng ở nước ngoài thì căn cứ vào bản thanh toán trên sao kê kèm theo chứng từ gốc để thanh toán quy đổi sang đôla Mỹ theo tỷ giá của ngân hàng trên bản sao kê.
9. Hồ sơ tạm ứng cho các đoàn đi công tác ngắn hạn tại nước ngoài:
a) Đối với những đoàn đi công tác nước ngoài được Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng kinh phí và đảm bảo rút dự toán bằng ngoại tệ; hồ sơ tạm ứng dự toán gồm:
(i) Dự toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm của đơn vị đã được thông báo, có chi tiết mục chi đoàn ra (gửi một lần vào đầu năm);
(ii) Quyết định cử đi công tác nước ngoài của cấp có thẩm quyền;
(iii) Dự toán tạm ứng chi đoàn đi công tác nước ngoài (theo chế độ, tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này);
(iv) Lịch trình công tác;
(v) Phiếu báo giá vé máy bay kèm theo hồ sơ đặt chỗ của Hãng hàng không;
(vi) Giấy mời của phía nước ngoài có liên quan đến chi phí tài chính (nếu có).
Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng kịp thời kinh phí bằng ngoại tệ cho các đoàn đi công tác.
b) Đối với trường hợp đơn vị rút dự toán bằng tiền đồng Việt Nam mua ngoại tệ tại Ngân hàng:
Hồ sơ tạm ứng dự toán áp dụng như quy định tại điểm a nêu trên. Căn cứ dự toán chi đoàn đi công tác nước ngoài Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng bằng tiền đồng Việt Namđể đơn vị mua ngoại tệ tại Ngân hàng chi cho cán bộ đi công tác nước ngoài. Tỷ giá quy đổi từ đồng đô la Mỹ sang đồng Việt Namđể lập dự toán tạm ứng là tỷ giá bán của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
10. Quyết toán đoàn đi công tác nước ngoài:
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi về nước, đoàn đi công tác nước ngoài có trách nhiệm tập hợp đầy đủ chứng từ, thực hiện quyết toán kinh phí đã tạm ứng để cơ quan, đơn vị tổng hợp gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để được thanh toán tạm ứng; cuối năm tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán của đơn vị. Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ thanh toán tạm ứng của cơ quan, đơn vị, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện thanh toán tạm ứng kinh phí đoàn ra cho cơ quan, đơn vị.
Tất cả các khoản chi không quy định trong Thông tư này đều không được quyết toán.
11. Các Bộ, ngành và địa phương khi cử cán bộ, công chức đi công tác ở nước ngoài phải thực hiện theo quy chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta quy định tại Nghị định số 12-CP ngày 1/12/1992 của Chính phủ. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải xem xét, cân nhắc kỹ khi cử cán bộ đi công tác nước ngoài bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả và trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 2. Quy định về tiêu chuẩn chi:
Một số khoản chi công tác phí được phân thành 2 tiêu chuẩn chi như sau:
1. Tiêu chuẩn A: Để thanh toán cho các cán bộ, công chức thuộc các chức danh lãnh đạo sau đây:
a) Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị.
b) Cán bộ được hưởng Bảng lương chức vụ lãnh đạo của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/NQ – UBTVQH ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; hoặc cán bộ hưởng Bảng lương chức vụ lãnh đạo Đảng, Mặt trận và các đoàn thể Trung ương ban hành kèm theo quyết định số 128-QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban bí thư Trung ương có hệ số lương từ 9,7 trở lên.
c) Cán bộ lãnh đạo hưởng bảng lương theo Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; cán bộ hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành theo Quyết định số 128-QĐ-TW ngày 14/12/2004, Quyết định số 275-QĐ/TW ngày 04/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hoặc Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07/3/2012 của Chính phủ và Hướng dẫn số 05-HD/BTCTTW ngày 01/7/2011 của Ban Tổ chức trung ương có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 1,3 trở lên, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Khi nhà nước thay đổi hệ số, mức lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển xếp lương để xác định lại cho phù hợp.
2. Tiêu chuẩn B: Để thanh toán cho các cán bộ, công chức không thuộc khoản 1 nêu trên.
Điều 3. Quy định về định mức chi công tác phí
1. Quy định vé máy bay; tàu, xe:
a) Vé máy bay:
i) Hạng ghế đặc biệt (First class): Dành cho các cán bộ lãnh đạo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
ii) Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class): Dành cho cán bộ lãnh đạo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
iii) Hạng ghế thường (Economy class hoặc Y class): Dành cho các chức danh cán bộ, công chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
iv) Thủ tục mua vé máy bay:
Việc mua vé máy bay cho các đoàn đi công tác ngắn hạn nước ngoài đi từ Việt Nam do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí được thực hiện theo hình thức so sánh báo giá (với ít nhất 2 báo giá kèm theo hồ sơ đặt chỗ; báo giá phải được lấy tối thiểu từ 2 công ty hoặc 2 đại lý bán vé máy bay khác nhau với cùng hành trình bay) của các hãng hàng không hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trong đó có ít nhất 1 đại lý chính hãng của hàng không quốc gia Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đường bay trực tiếp, phù hợp với lịch công tác;
- Tổng các khoản chi tiền vé (bao gồm các khoản thuế và phụ phí), tiền đi đường, tiền chờ đợi tại sân bay thấp nhất;
Trường hợp thay đổi đường bay ở nước ngoài do nhu cầu công tác thì trưởng đoàn quyết định việc mua vé.
b) Vé tàu hoả, tàu biển và các phương tiện giao thông khác:
i) Vé loại hạng nhất (ghế ngồi hoặc nằm): Dành cho cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
ii) Vé loại thường (ghế ngồi hoặc nằm): Dành cho cán bộ, công chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
2. Quy định thanh toán các khoản công tác phí:
a) Các khoản được thanh toán theo mức khoán (khi quyết toán không cần phải xuất trình hoá đơn, chứng từ):
i) Tiền thuê phòng nghỉ, tiền ăn và tiêu vặt: Theo định mức các nhóm nước đến công tác quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
Riêng đối với tiền thuê phòng nghỉ, nếu mức khoán không đủ chi, sẽ được thanh toán theo thực tế hướng dẫn ở tiết i điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
Mức khoán tiền thuê phòng nghỉ, tiền ăn và tiêu vặt qui định trong Phụ lục Thông tư này được thanh toán 100% cho thời gian công tác đến 30 ngày. Đối với thời gian công tác từ ngày thứ 31 đến ngày thứ 180 được hưởng 2/3 mức khoán;
Trường hợp cán bộ đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do khách quan phải phụ thuộc vào giờ của phương tiện đi lại (giờ bay, giờ tàu) nên phải trả phòng sau 12h trưa, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm bằng 50% mức khoán tiền thuê phòng tương ứng.
ii) Tiền thuê phương tiện từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe, cửa khẩu và ngược lại khi đi công tác nước ngoài về nhà (ở trong nước): Áp dụng mức chi theo chế độ công tác phí hiện hành đối với CBCC đi công tác trong nước;
iii) Tiền thuê phương tiện từ sân bay, ga tàu, bến xe, cửa khẩu khi nhập cảnh đến nơi ở nước đến công tác và ngược lại khi xuất cảnh: Thanh toán theo định mức khoán quy định tại Phụ lục của Thông tư này. Đối với trường hợp đi công tác do phía nước ngoài mời đài thọ kinh phí thì chỉ thực hiện thanh toán đối với trường hợp phía mời không đài thọ phương tiện đưa đón;
iv) Tiền tiêu vặt: Chỉ áp dụng đối với trường hợp nêu tại tiết i điểm d khoản 5 Điều 1 Thông tư này, theo mức:
- Tiêu chuẩn A: 30 USD/người/ngày áp dụng đối với cán bộ, công chức có chức danh lãnh đạo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
- Tiêu chuẩn B: 20 USD/người/ngày áp dụng đối với cán bộ, công chức có chức danh quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
v) Tiền điện thoại, fax, internet: Thanh toán khoán theo đoàn công tác, Trưởng đoàn quyết định việc sử dụng để phục vụ công tác chung cho đoàn tại nước ngoài. Mức khoán 80 USD/1 đoàn công tác; riêng đối với các đoàn đàm phán song phương, đa phương mức khoán 250 USD/1 đoàn đàm phán.
b) Các khoản thanh toán theo thực tế:
Đối với các khoản thanh toán theo thực tế thì khi quyết toán nhất thiết phải có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ.
i) Tiền thuê phòng nghỉ:
- Đối với cán bộ lãnh đạo đương chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này được thuê 1 người/1 phòng ở có đủ tiện nghi loại tốt, an toàn (Phòng Suite loại tốt có phòng ngủ riêng, phòng tiếp khách riêng);
- Đối với cán bộ, công chức có chức danh lãnh đạo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này được thuê 1 người/1 phòng có tiện nghi bảo đảm chất lượng (phòng Superior);
- Đối với cán bộ, công chức có chức danh quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này được thuê 2 người/1 phòng đôi loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard). Trường hợp người đi công tác một mình hoặc trường hợp đoàn công tác có lẻ người, lẻ người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);
ii) Tiền vé các phương tiện đi lại: Thanh toán theo hoá đơn mua vé kèm theo cuống vé máy bay. Tiền thuê các phương tiện vận chuyển khác thanh toán theo hoá đơn, chứng từ trả tiền hợp pháp kèm theo cuống vé (nếu có);
iii) Tiền thuê phương tiện đi làm việc hàng ngày tại nơi đến công tác:
- Thanh toán theo hoá đơn thuê phương tiện nhưng không vượt quá 80 USD/1người/1 nước đến công tác. Trường hợp một số nước kiểm soát vé phương tiện đi lại công cộng bằng điện tử không có cuống vé thì Trưởng đoàn công tác chịu trách nhiệm về việc kê khai vé theo thực tế phù hợp với lịch trình làm việc của đoàn làm căn cứ quyết toán;
- Đối với các đoàn công tác mà trưởng đoàn là cấp lãnh đạo có tiêu chuẩn A theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này nếu phải thuê xe để phục vụ các buổi làm việc của đoàn thì được thanh toán theo hoá đơn thuê xe thực tế. Chứng từ thanh toán bao gồm: Dự toán đã được Thủ trưởng cơ quan phê duyệt trước khi thực hiện; lịch trình làm việc của đoàn phù hợp với hành trình xe chạy. Trưởng đoàn xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phải thuê xe theo thực tế và lịch trình làm việc (không thanh toán đối với hành trình xe chạy của những buổi kết hợp đi thăm quan, du lịch); có đầy đủ hoá đơn, hoặc chứng từ thuê xe hợp pháp ở nước sở tại;
Trường hợp đoàn công tác có tiêu chuẩn A theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này điều động phương tiện của các Cơ quan đại diện ngoại giao tại nước đến công tác để phục vụ các hoạt động chung của đoàn (đã được trưởng đoàn phê duyệt), thì được thanh toán tiền mua xăng xe (nếu có hóa đơn chứng từ hợp lệ);
iv) Tiền cước hành lý, tài liệu mang theo phục vụ cho các đoàn công tác:
Thanh toán theo hoá đơn cước của hãng hàng không, nhưng tối đa không quá 100 USD/1 đoàn công tác. Riêng các đoàn văn hoá nghệ thuật, đoàn đi tham gia hội chợ, triển lãm, đoàn đi tham gia các hoạt động viện trợ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét giải quyết trên cơ sở hoá đơn, chứng từ chi hợp pháp và dự toán đoàn ra đã được phê duyệt;
v) Tiền bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ:
- Phạm vi bảo hiểm: Căn cứ yêu cầu bắt buộc của nước mà cán bộ được cử đến công tác hoặc nhu cầu của cơ quan cử cán bộ đi công tác, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ khoản chi phí mua bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức trong thời gian đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài với phạm vi bảo hiểm cơ bản sau đây:
+ Chi phí y tế phát sinh trong quá trình điều trị do hậu quả của ốm đau, bệnh tật (loại trừ các bệnh có sẵn) hay tai nạn bất ngờ;
+ Chi phí vận chuyển cấp cứu tại nước đang công tác;
+ Chi phí hồi hương cán bộ trong trường hợp ốm đau, tai nạn khẩn cấp;
- Chi phí vận chuyển hồi hương thi hài trong trường hợp cán bộ không may bị tử vong;
- Mức hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước về chi phí mua bảo hiểm:
+ Trường hợp đi công tác từ 3 tháng trở xuống: Được hỗ trợ tối đa 50 USD/người/chuyến công tác;
+ Trường hợp đi công tác trên 3 tháng đến 6 tháng: Được hỗ trợ tối đa 80 USD/người/chuyến công tác;
- Phương thức mua bảo hiểm:
Cán bộ, công chức đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài có thể mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm này tại Việt Nam;
- Phương thức thanh toán:
Ngân sách Nhà nước sẽ thanh toán phí bảo hiểm cho cán bộ, công chức trên cơ sở chứng từ (biên lai thu phí hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho cán bộ, công chức) cho mỗi chuyến công tác;
Trường hợp cán bộ, công chức mua bảo hiểm với phí bảo hiểm cao hơn mức hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước, sẽ chỉ được thanh toán tối đa bằng mức hỗ trợ, phần chênh lệch sẽ do cán bộ, công chức tự chịu;
- Thanh toán chi phí vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm:
Trường hợp chi phí y tế thực tế phát sinh vượt quá mức trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm, cơ quan có cán bộ đi công tác tập hợp hồ sơ các khoản chi phí kèm theo chứng từ cần thiết để xem xét chi trả từng trường hợp cụ thể;
vi) Lệ phí sân bay trong và ngoài nước (nếu có): Thanh toán theo thực tế ghi trên chứng từ thu hoặc hoá đơn thu tiền;
vii) Lệ phí visa, lệ phí cấp hộ chiếu: Thanh toán theo phiếu thu hợp pháp của cơ quan lãnh sự trong và ngoài nước;
viii) Tiền đóng góp tham gia (tham dự) hội nghị, hội thảo (bao gồm cả tiền mua tài liệu nếu có): Thanh toán theo hoá đơn thu tiền của đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo;
ix) Tiền chờ đợi tại sân bay: Căn cứ vào lịch bay, giờ bay được ghi trong vé để xác định thời gian chờ đợi tại sân bay do nối chuyến hoặc chuyển máy bay. Nếu phải chờ 6 giờ trở lên thì được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại sân bay trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp lệ, theo tiêu chuẩn thuê phòng nghỉ quy định tại tiết i điểm b khoản 2 Điều 3. Trên toàn tuyến bay từ Việt Nam tới nước công tác và ngược lại có bao nhiêu lần phải chờ đợi thì được thanh toán bấy nhiêu lần theo qui định này;
x) Chi chiêu đãi; mua quà tặng đối ngoại:
- Mức chi chiêu đãi: Không vượt quá mức khoán tiền ăn và tiêu vặt một ngày/người theo quy định tại Phụ lục Thông tư này (bao gồm cả đồ uống và các loại thuế phải thanh toán);
- Mức chi mua quà tặng đối ngoại: Áp dụng theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
3. Quy định đặc biệt đối với các đoàn cấp cao:
a) Đoàn cấp cao là những đoàn do Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Uỷ viên Bộ chính trị, Uỷ viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ làm trưởng đoàn đi thăm hữu nghị chính thức, thăm không chính thức, làm việc hoặc dự hội nghị quốc tế.
b) Thanh toán tiền ăn và tiêu vặt hoặc tiền tiêu vặt:
i) Đối với thành viên chính thức (được ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền) được thanh toán tiền ăn và tiêu vặt (tùy theo chế độ đài thọ của phía mời nêu tại điểm d khoản 5 Điều 1 Thông tư này) gấp 2 lần mức quy định tại Phụ lục Thông tư này;
Trường hợp được phía mời đài thọ toàn bộ các bữa ăn, thì được hưởng tiền tiêu vặt gấp 2 lần mức quy định tại tiết iv điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
ii) Đối với thành viên đoàn tuỳ tùng được thanh toán tiền ăn và tiêu vặt gấp 1,5 lần mức qui định tại Phụ lục Thông tư này;
Trường hợp được phía mời đài thọ toàn bộ các bữa ăn thì được hưởng tiền tiêu vặt gấp 1,5 lần mức quy định tại tiết iv điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
c) Tiền puốc-boa: Thanh toán theo mức khoán 50 USD/người/1 nước, áp dụng cho thành viên của đoàn có chức danh quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Trưởng đoàn quyết định sử dụng để phục vụ công tác chung cho đoàn.
d) Tiền điện thoại, fax, internet: Do Trưởng đoàn quyết định.
đ) Tiền cước hành lý, tài liệu mang theo phục vụ cho các đoàn công tác: Thanh toán theo hóa đơn cước thực tế của hãng hàng không. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm quyết định về trọng lượng cước mang theo.
e) Đối với các khoản chi theo chương trình hoạt động của Phu nhân/Phu quân đoàn cấp cao: Thanh toán theo hóa đơn thực tế; căn cứ các hoạt động tại đề án đoàn ra đã được phê duyệt, Trưởng đoàn quyết định đối với các khoản chi cần thiết phục vụ hoạt động của Phu nhân/Phu quân trên tinh thần tiết kiệm.
g) Các khoản chi khác (thuê phòng làm việc, thuê phòng tiếp xúc song phương, thuê thiết bị phục vụ phòng họp và các khoản chi cần thiết khác phục vụ trực tiếp cho đoàn cấp cao): Thanh toán theo hóa đơn thực tế do Trưởng đoàn quyết định.
h) Các khoản chi còn lại được thanh toán như mức thông thường quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/08/2012; thay thế Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính qui định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài; bãi bỏ Điều 2 Thông tư số 142/2009/TT-BTC ngày 14/7/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. Riêng đối với năm 2012 các Bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp trong dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện.
2. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được vận dụng chế độ công tác phí quy định tại Thông tư này để thực hiện đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trường hợp nếu được ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí thực hiện theo chương trình, đề án, dự án cụ thể, nếu có phát sinh nhiệm vụ chi công tác phí đi công tác nước ngoài thì phải thực hiện theo đúng mức chi được cấp có thẩm quyền giao thực hiện chương trình, đề án, dự án phê duyệt./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
 PHỤ LỤC
ĐỊNH MỨC PHỤ CẤP (MỨC KHOÁN) CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐI CÔNG TÁC NGẮN HẠN Ở NƯỚC NGOÀI DO NSNN ĐẢM BẢO KINH PHÍ
(Kèm theo Thông tư số 102/2012 /TT-BTC ngày 21/06/2012 của Bộ Tài chính)
Đơn vị: Đôla Mỹ (ký hiệu USD)
Số TT
Nhóm
TÊN NƯỚC
Tiền thuê phòng nghỉ (USD/người/ngày)
Tiền ăn và tiêu vặt (USD/người/ngày)
Tiền thuê phương tiện từ sân bay, ga tàu, bến xe, cửa khẩu khi nhập/xuất cảnh (USD/1 lượt xuất và nhập cảnh/người).
Mức A
Mức B
Mức A
Mức B








1
1
AIRƠLEN
85
80
80
75
110
2
1
ANH VÀ BẮC AILEN
85
80
80
75
110
3
1
ÁO
85
80
80
75
110
4
1
BỈ
85
80
80
75
110
5
1
BỒ ĐÀO NHA
85
80
80
75
110
6
1
CANAĐA
85
80
80
75
110
7
1
CHLB ĐỨC
85
80
80
75
110
8
1
ĐÀI LOAN
85
80
80
75
110
9
1
ĐAN MẠCH
85
80
80
75
110
10
1
HÀ LAN
85
80
80
75
110
11
1
HÀN QUỐC
85
80
80
75
110
12
1
ITALY
85
80
80
75
110
13
1
LUCXĂMBUA
85
80
80
75
110
14
1
MỸ
85
80
80
75
110
15
1
NAUY
85
80
80
75
110
16
1
NHẬT BẢN
85
80
80
75
110
17
1
PHẦN LAN
85
80
80
75
110
18
1
PHÁP
85
80
80
75
110
19
1
TÂY BAN NHA
85
80
80
75
110
20
1
THỤY ĐIỂN
85
80
80
75
110
21
1
THỤY SĨ
85
80
80
75
110
22
1
LIÊN BANG NGA
85
80
80
75
110
23
1
THỔ NHĨ KỲ
85
80
80
75
110
24
1
UKRAINA
85
80
80
75
110








25
2
ACHENTINA
80
75
75
70
100
26
2
AI CẬP
80
75
75
70
100
27
2
ARAP XÊ ÚT
80
75
75
70
100
28
2
BALAN
80
75
75
70
100
29
2
BAREN
80
75
75
70
100
30
2
BELARUS
80
75
75
70
100
31
2
BOLIVIA
80
75
75
70
100
32
2
BOSNIA AND HECXEGOVINA
80
75
75
70
100
33
2
BRAXIN
80
75
75
70
100
34
2
BRU NÂY
80
75
75
70
100
35
2
BUNGARI
80
75
75
70
100
36
2
Các tiểu vương quốc A rập thống nhất (UAE)
80
75
75
70
100
37
2
CH SEC
80
75
75
70
100
38
2
CH SLOVAKIA
80
75
75
70
100
39
2
CHILÊ
80
75
75
70
100
40
2
CÔ OÉT
80
75
75
70
100
41
2
CÔLÔMBIA
80
75
75
70
100
42
2
CROATIA
80
75
75
70
100
43
2
ESTONIA
80
75
75
70
100
44
2
GIOOC ĐA NI
80
75
75
70
100
45
2
HÔNGKÔNG
80
75
75
70
100
46
2
HUNGARI
80
75
75
70
100
47
2
ISRAEL
80
75
75
70
100
48
2
LATVIA
80
75
75
70
100
49
2
LI BĂNG
80
75
75
70
100
50
2
ẤN ĐỘ
80
75
75
70
100
51
2
LITHUANA
80
75
75
70
100
52
2
MA CAO
80
75
75
70
100
53
2
MACEDONIA
80
75
75
70
100
54
2
MALTA
80
75
75
70
100
55
2
MÊ HI CÔ
80
75
75
70
100
56
2
MOLDOVIA
80
75
75
70
100
57
2
NAM PHI
80
75
75
70
100
58
2
SECBIA MONGTENEGRO
80
75
75
70
100
59
2
NEW ZEALAND
80
75
75
70
100
60
2
ÔXRÂYLIA
80
75
75
70
100
61
2
PANAMA
80
75
75
70
100
62
2
PÊ RU
80
75
75
70
100
63
2
QUATA
80
75
75
70
100
64
2
RUMANI
80
75
75
70
100
65
2
SAMOA
80
75
75
70
100
66
2
SINGGAPO
80
75
75
70
100
67
2
SLOVENIA
80
75
75
70
100
68
2
TRUNG QUỐC
80
75
75
70
100
69
2
URUGUAY
80
75
75
70
100








70
3
 DOMINICA
70
60
55
50
75
71
3
ÁC MENIA
70
60
55
50
75
72
3
AN GIÊ RI
70
60
55
50
75
73
3
ĂNG GÔ LA
70
60
55
50
75
74
3
APGANIXTĂNG
70
60
55
50
75
75
3
AZECS BAI ZAN
70
60
55
50
75
76
3
BĂNG LA DÉT
70
60
55
50
75
77
3
CAMPUCHIA
70
60
55
50
75
78
3
CH DCND TRIỀU TIÊN
70
60
55
50
75
79
3
CH GHI NÊ
70
60
55
50
75
80
3
CH YÊMEN
70
60
55
50
75
81
3
CÔNG GÔ
70
60
55
50
75
82
3
COSTARICA
70
60
55
50
75
83
3
CUBA
70
60
55
50
75
84
3
ĐÔNG SAHARA
70
60
55
50
75
85
3
ĐÔNG TIMO
70
60
55
50
75
86
3
Ê CUA DO
70
60
55
50
75
87
3
Ê TYOPIA
70
60
55
50
75
88
3
ELSALVADO
70
60
55
50
75
89
3
ERITRE
70
60
55
50
75
90
3
FIJI
70
60
55
50
75
91
3
GHANA
70
60
55
50
75
92
3
GRENADA
70
60
55
50
75
93
3
GRUZIA
70
60
55
50
75
94
3
GUATEMALA
70
60
55
50
75
95
3
HAITY
70
60
55
50
75
96
3
HÔNĐUARAT
70
60
55
50
75
97
3
I RAN
70
60
55
50
75
98
3
INĐÔNÊXIA
70
60
55
50
75
99
3
JAMAICA
70
60
55
50
75
100
3
KA ZẮC STAN
70
60
55
50
75
101
3
KÊNIA
70
60
55
50
75
102
3
KYRGYZSTAN
70
60
55
50
75
103
3
LÀO
70
60
55
50
75
104
3
LIBI
70
60
55
50
75
105
3
MADAGASCAR
70
60
55
50
75
106
3
MALAYSIA
70
60
55
50
75
107
3
MALI
70
60
55
50
75
108
3
MARITUS
70
60
55
50
75
109
3
MARỐC
70
60
55
50
75
110
3
MÔNGCỔ
70
60
55
50
75
111
3
MYANMAR
70
60
55
50
75
112
3
NEPAL
70
60
55
50
75
113
3
NICARAGOA
70
60
55
50
75
114
3
PAKITXTAN
70
60
55
50
75
115
3
PHILIPIN
70
60
55
50
75
116
3
SHIP
70
60
55
50
75
117
3
SRILANCA
70
60
55
50
75
118
3
TAJIKISTAN
70
60
55
50
75
119
3
TANZANIA
70
60
55
50
75
120
3
THÁI LAN
70
60
55
50
75
121
3
TURKMENSTAN
70
60
55
50
75
122
3
UZBEKISTAN
70
60
55
50
75
123
3
VENEZUELA
70
60
55
50
75
124
3
XÔ MA LI
70
60
55
50
75
125
3
XY RI
70
60
55
50
75
126
3
Các nước khác không thuộc các nhóm trên
70
65
55
50
75

Bài đăng phổ biến