- Toàn văn Thông tư 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi NĐ 38/2007/NĐ-CP về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình
- Nghị định 38/2007/NĐ-CP về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ
- Hướng dẫn tiêu chuẩn xếp loại sức khỏe khám Nghĩa vụ quân sự năm 2013
- Bổ sung quy định về diện đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
+ Nếu đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ là công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng; Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung (Trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Các trường cao đẳng, trường đại học; Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người VN định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ VN); Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS hoặc THPT tại các cơ sở giáo dục; Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên thì quy định việc đang học tập tại các trường này được tính từ ngày đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường.
+ Trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.
+ Công dân theo học các loại hình đào tạo khác với những đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trên không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
+ Công dân đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác cũng không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
- Quy định về trách nhiệm của công dân:
+ Công dân đến trường làm thủ tục nhập học phải mang theo Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp.
+ Công dân đã nhập ngũ vào Quân đội, nếu có Giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành Giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự.
- Quy định trách nhiệm của giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường, viện trưởng các viện nghiên cứu phải tiếp nhận vào học đối với các công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ có Giấy báo nhập học trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự.
HỎI ĐÁP MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Vì sao có sự sửa đổi, bổ sung về việc tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi nhập ngũ?
- Xuất phát từ nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính qui ,từng bước hiện đại đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trong tình hình mới. Nguồn nhân lực phục vụ quân đội hiện nay đòi hỏi chất lượng ngày càng cao về thể lực và tri thức. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao thực hành chiến đấu, hợp đồng tác chiến quân binh chủng trong chiến tranh công nghệ cao hiện nay (nhất là các binh chủng, quân chủng được ưu tiên trang bị vũ khí hiện đại như phòng không - không quân, hải quân, tác chiến điện tử…) phải tuyển chọn những công dân ưu tú, có sức khỏe, có trình độ văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trong quá trình thực hiện quy định cũ đã xảy ra nhiều tiêu cực. Hiện nay các trường đại học mọc lên nhiều, thậm chí một số cao đẳng, trung cấp thí sinh không cần thi vẫn có giấy báo trúng tuyển. Một số công dân đã dùng những giấy báo này nộp lên địa phương (thực chất không đi học) để qua đợt tuyển quân.
- Phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học đều đi học đại học, cao đẳng, thanh niên tòng quân nhập ngũ ít, chất lượng lại không cao. Việc sửa đổi vừa tăng chất lượng, số lượng bộ đội vừa giải quyết công bằng xã hội, không để người học giỏi đi học đại học, chỉ người học dốt đi bộ đội, đến khi học xong thì hết tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2. Theo quy định mới, những học sinh đỗ đại học sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
- Theo Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành, công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. Đối với công dân đỗ đại học vẫn bị gọi bình thường, trừ khi công dân đó đi học rồi thì được tạm hoãn.
- Thông tư 175 hướng dẫn tạm hoãn nhập ngũ cho đối tượng đã trúng tuyển vào học đại học nhưng với điều kiện khi trúng tuyển phải báo cáo với ban chỉ huy quân sự xã trước 10 ngày kể từ ngày giao quân (nhập ngũ), báo sau 10 ngày thì không được tạm hoãn. Đây là quy định mở rộng đối tượng tạm hoãn nên bộ đội chất lượng cao thiếu vì học sinh trúng tuyển nhiều, lại sai quy định của luật.
3. Thời điểm nhập ngũ trong năm cũng trùng với thời điểm kết quả thi. Nếu các em đỗ đại học mà chưa nhận giấy trúng tuyển thì khả năng nhập ngũ thế nào?
Mỗi năm có hai đợt tuyển quân là vào tháng 1 và tháng 8, sau đó một tháng thì công dân nhập ngũ. Thông thường sẽ gọi những thanh niên đủ tiêu chuẩn trước 15 ngày, có nơi gọi trước 1 tháng. Tháng 8 là thời gian các trường gọi nhập học, cũng là thời điểm địa phương gọi thanh niên đi bộ đội. Nếu trong tháng ấy, thanh niên vừa nhận được giấy báo nhập học, vừa nhận được giấy gọi nhập ngũ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT quy định: trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy gọi nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ. Cụ thể thời điểm này như thế nào?
- Thông tư liên tịch 13 qui định nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường cùng một thời điểm thì thực hiện lệnh nhập ngũ, báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) được bảo lưu kết quả nhập học theo khoản 4 điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự, sau khi hoàn thành NVQS sẽ tiếp tục học tập.
- Trường hợp cùng nhận được Giấy báo nhập học thời hạn phải có mặt nhập học trước, Lệnh gọi nhập ngũ có thời gian qui định có mặt sau thời gian nhập học, công dân vẫn thực hiện Lệnh gọi nhập ngũ; công dân sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được Lệnh gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa phương.
5. Công dân nhận được Giấy báo nhập học đại học sau khi có Lệnh gọi nhập ngũ, có được ưu tiên đi học không?
Không được vì trái với khoản 4 Điều 46 Luật NVQS.
6. Công dân sau khi hoàn thành NVQS khi thi đại học có được hưởng ưu tiên không? Những người trốn tránh thực hiện NVQS thì xử lý như thế nào ?
- Thực hiện NVQS là chấp hành Luật nhưng Đảng, Chính phủ có nhiều chính sách ưu tiên công dân hoàn thành NVQS như: quân nhân công tác tại biên giới hải đảo, người dân tộc thiểu số, người lập công suất sắc trong khi phục vụ tại ngũ… được cử tuyển đào tạo cao đẳng, đại học, quân nhân xuất ngũ được cấp thẻ học nghề trị giá bằng 12 tháng lương tối thiểu (hiện nay là 12.600.000 đồng), sau khi học tập được ưu tiên giới thiệu việc làm…
- Công dân trốn tránh thực hiện NVQS, những mgười tạo điều kiện cho công dân trốn tránh NVQS sẽ bị xừ lý theo pháp luật của Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét