- Tải văn bản (file .doc) (bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip this Ad ở góc phải để tải về)
- Pháp luật về hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu và lý lịch tư pháp mới nhất
- Văn bản pháp luật mới nhất về phí, lệ phí và lệ phí trước bạ
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 94/2004/QĐ-BTC NGÀY 7 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Tư pháp (Công văn số 2068/TP-LLTP ngày 4/8/2004) và theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Tư pháp (Công văn số 2068/TP-LLTP ngày 4/8/2004) và theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Công dân Việt Nam và người nước ngoài khi nộp đơn và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Thông tư số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08 tháng 02 năm 1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an phải nộp lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức thu là 100.000 đồng/lần cấp /người.
Riêng công dân Việt Nam cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ (gọi chung là chương trình 135) áp dụng mức thu lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp 50.000đồng/lần cấp/người, bao gồm:
- Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới thuộc phạm vi Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;
- Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới thuộc phạm vi Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;
- Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn của Chương trình phát triển kinh tế xã hội, các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa;
- Quyết định số 231/2003/QĐ-TTg ngày 12/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung và thay tên xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa; Và các Quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn của chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa.
Mức thu quy định tại Điều này đã bao gồm cả chi phí hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Điều 2: Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp quy định tại Quyết định này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:
1. Cơ quan thu lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp là cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp có trách nhiệm đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
2. Cơ quan thu lệ phí được trích 20 % tổng số tiền lệ phí thực thu được để chi phục vụ cho công tác thu lệ phí theo các nội dung sau:
- Chi mua (hoặc in) các loại biểu mẫu, sổ sách cần thiết phục vụ công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp; sao chụp hồ sơ và các khoản chi phí trực tiếp khác phục vụ công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Chi bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, phương tiện phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp;
- Chi bồi dưỡng công tác xác minh lý lịch tư pháp trong các trường hợp phức tạp;
- Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu lệ phí. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Toàn bộ số tiền lệ phí được trích để lại theo quy định trên đây cơ quan thu lệ phí phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp và thực hiện quyết toán năm theo quy định; nếu sử dụng không hết trong năm thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
3. Tổng số tiền lệ phí thu được sau khi trừ số tiền được trích để lại theo tỷ lệ quy định tại điểm 2 điều này, số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại khoản tương ứng, mục 045, tiểu mục 11 của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 146/2000/QĐ/BTC ngày 18/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Điều 4: Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp lệ phí, các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Trương Chí Trung (Đã ký) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét