Đó là thông tin được Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Franz Jessen cho biết, khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Thuế ngay trước thềm Xuân Qúy Tỵ 2013. Nhân đây, ông đã khẳng định thiện ý khi cam kết trong nhiệm kỳ của mình và năm 2013 sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế - chính trị, trong đó đặc biệt chú trọng tới quan hệ thương mại giữa hai bên.
Thưa Đại sứ, ông có thể cho biết những điểm nhấn quan trọng trong quan hệ thương mại và đầu tư EU-Việt Nam trong thời gian gần đây?
Quan hệ thương mại song phương giữa EU và Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, từ vị trí là thị trường nước ngoài quan trọng thứ hai của Việt Nam trong năm 2011, EU đã trở thành thị trường lớn nhất của Việt Nam trong cả năm 2012 với mức nhập khẩu 18 tỷ USD. Quan trọng hơn cả, Việt Nam luôn có thặng dư đáng kể trong quan hệ thương mại song phương với EU, kể cả trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu, trung bình hằng năm đạt gần 5,2 tỷ euro (giai đoạn 2007-2011). Chỉ tính trong 11 tháng đầu năm 2012, thặng dư thương mại mà Việt Nam có được với EU đã là 10 tỷ USD, đây là yếu tố chính giúp Việt Nam đạt được cán cân thương mại dương trong năm 2012.
Trong lĩnh vực đầu tư, EU tự hào là đối tác FDI quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm và rất có thể sẽ trở thành đối tác FDI lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2012, sau Nhật Bản. Đó không chỉ là nguồn FDI chính cho Việt Nam trong nhiều năm, EU còn là nhà tài trợ ODA lớn cho Việt Nam trong năm 2013 với cam kết 743,16 triệu euro (khoảng 1 tỷ USD) cả tài trợ không hoàn lại và vay ưu đãi. Các năm trước đó, con số cam kết tương ứng là 754,3 triệu euro năm 2012 và 680,21 triệu euro năm 2011.
Rõ ràng, nền kinh tế Việt Nam và EU có nhiều yếu tố bổ sung lẫn nhau, do vậy đã tạo ra tăng trưởng cao trong thương mại song phương, kể cả trong khi kinh tế toàn cầu gặp khó khăn. Tôi tin tưởng rằng, sau khi Hiệp định Thương mại tự do đang đàm phán được ký kết, kết quả hợp tác sẽ còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Năm 2013 Đại sứ quan tâm nhất đến lĩnh vực nào trong phát triển quan hệ với Việt Nam?
Thực tế, Việt Nam là một nước tầm cỡ trung bình giống như nhiều nước thành viên của EU, Việt Nam cũng là thành viên của hiệp hội khu vực ASEAN, có nhiều điểm tương đồng với cấu trúc của EU. Do đó trong năm 2013, cả hai phía đều phải giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, các đe dọa an ninh phi truyền thống, cùng nhau đương đầu những thách thức này để đạt hiệu quả tốt hơn.
Về mặt kinh tế, Việt Nam - EU là hai nền kinh tế rất khác biệt, điều đó có nghĩa, khả năng bổ sung cho nhau là rất lớn. Việc khởi động đàm phán FTA giữa EU và Việt Nam là một bước tiến quan trọng, tham vọng của tôi là có thể kết thúc đàm phán nhanh và đạt nhiều kết quả tích cực.
Ưu tiên thứ ba của tôi là, tăng cường quan hệ giữa người dân với nhau. Tôi muốn thấy nhiều khách du lịch, sinh viên và doanh nhân tới EU và nhiều công dân EU tới Việt Nam làm ăn, nghiên cứu hay du lịch. Việt Nam với dân số trẻ và năng động, có rất nhiều cơ hội cho EU và tôi nghĩ nhiều người khi trở về nước sau chuyến thăm Việt Nam, họ sẽ mang theo niềm lạc quan mới.
Việt Nam và EU đang tìm kiếm thỏa thuận toàn diện về thuế và các hàng rào phi thuế quan, trong đó kỳ vọng sẽ giảm 90% các dòng thuế. Vậy thực chất vấn đề này như thế nào?
Việt Nam và EU đang đàm phán hiệp định FFA toàn diện. Vòng đầu tiên đã được tiến hành tại Hà Nội vào tháng 10/2012, trong tháng 1/2013 sẽ tiến hành vòng hai tại Brussels và vòng ba hy vọng sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4. Tại nội dung hiệp định, cả hai bên đã đồng ý xóa bỏ ít nhất 90% các dòng thuế và tự do hóa đáng kể thương mại dịch vụ trong vòng 7 năm. Hiệp định cũng sẽ giải quyết các vấn đề pháp lý khác như: mua sắm công, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, các hàng rào phi thuế quan, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, phát triển bền vững.
Theo một nghiên cứu do Dự án hỗ trợ thương mại đa biên do EU hỗ trợ, sau FTA, các DN Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu vào thị trường EU 4% mỗi năm. Cụ thể như giày dép, sau khi FTA được ký kết, mặt hàng này sẽ được hưởng thuế suất 0% và hy vọng sẽ tăng xuất khẩu sang EU từ 7-21%/năm. Việc giảm thuế nhập khẩu với hàng dệt may Việt Nam từ 12% xuống còn 0%, sẽ làm tăng đáng kể tính cạnh tranh để Việt Nam tăng mức xuất khẩu 20%/năm. Bên cạnh đó, trao đổi dịch vụ cũng sẽ tăng đáng kể khi FTA tạo ra sự chắc chắn về pháp lý cho các nhà đầu tư EU, khuyến khích họ chuyển giao công nghệ hiện đại, chuyên môn quản lý và mang nguồn vốn lớn vào Việt Nam.
Theo Đại sứ, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào EU, các DN Việt Nam cần chú trọng tới những yếu tố nào?
Trước tiên, Việt Nam cần tối đa cơ hội tiếp cận thị trường, bởi trong thập kỷ vừa qua, EU đã đơn phương dành cho hàng xuất khẩu Việt Nam hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) với mức thuế thấp hơn (khoảng 4%) và với mức thuế 0% cho không ít mặt hàng. ứng xử ưu đãi GSP đặc biệt hữu ích trong việc quảng bá sản phẩm của Việt Nam tại EU và các nhà xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng có hiệu quả ưu tiên này. Ngay bây giờ, các DN Việt Nam cần chủ động tham vấn cho Chính phủ về lợi ích kinh tế quan trọng, có tác động trực tiếp và gián tiếp đối với cộng đồng DN. Trong thực tế, việc giảm thuế nhập khẩu thiết bị từ EU sẽ đóng góp cho việc tối đa hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tương tự như đối với dịch vụ, việc tự do hóa dịch vụ ngân hàng sẽ cho phép các DN Việt Nam tiếp cận được thanh khoản nước ngoài với điều kiện tốt hơn. Các DN Việt Nam phải là người hiểu rõ nhất về nhu cầu và mong muốn của mình liên quan trên góc độ tiếp cận thị trường EU, cũng như mọi vấn đề liên quan tới FTA tương lai để tối đa hóa các lợi thế của hiệp định này trong tương lai.
Tìm hiểu và nghiên cứu văn bản pháp luật, luật việt nam, luật, luật sư, tư vấn luật, - tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân, thành lập doanh nghiệp, tư vấn pháp lý về doanh nghiệp...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Chia sẻ tài liệu học lớp Luật sư. BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN HỒ SƠ DS06 TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT I. ...
-
Tham khảo thêm: 5 Phần mềm trắc nghiệm sát hạch thi lý thuyết lái xe ô tô miễn phí hay nhất Toàn bộ các văn bản, bài viết có liên quan đến L...
-
Tham khảo thêm: Hướng dẫn chèn hình nền, Slide template, ClipArt cho Word, Powerpoint Hình nền, themes trang trí cho desktop và cách tự động...
-
Tải về sách Ebook Luật cư trú về hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu, xuất nhập cảnh, lý lịch tư pháp và biểu mẫu mới nhất Tải về sách Ebook hư...
-
Tải về sách Ebook Luật Cán bộ, công chức, viên chức và biểu mẫu đính kèm Quy định về phụ cấp Nghị định 57/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công ...
-
Tải về sách Ebook Luật xây dựng và văn bản, biểu mẫu hướng dẫn mới nhất Tải văn bản (file .doc) (bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip this Ad ở ...
-
BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 08/2008/TT-BNV Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2008 T...
-
Tải văn bản (file .doc) (bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip this... ở góc phải để tải về) Bộ Luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn mới...
-
THS. NGUYỄN THỊ LAN - KHOA LUẬT DÂN SỰ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng (còn gọi là chế độ tài sản giữa vợ chồng) l...
-
Tải về Ebook sách Bộ Luật lao động và văn bản hướng dẫn, biểu mẫu mới nhất Tải văn bản (file .doc) (bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip this Ad ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét