Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Bộ Luật Lao động về an toàn vệ sinh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới nhất

bo luat lao dongQuy định chung
Bộ Luật lao động 2012 (có hiệu lực 1/5/2013)
Quy định chung về tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động:
Quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ bồi thường, bồi dưỡng, trợ cấp:
Quy định khác:

Bộ Luật Lao động về đình công, giải quyết tranh chấp, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

Quy định về đình công và giải quyết tranh chấp lao động :
Quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất:

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

Toàn văn Nghị định 81/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra tài chính

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 81/2005/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2005
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 81/2005/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Vị trí và chức năng
Thanh tra Tài chính được tổ chức theo cấp hành chính, ở Trung ương có Thanh tra Bộ Tài chính thuộc Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) và Thanh tra Tổng cục Thuế, Thanh tra Tổng cục Hải quan, Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục); ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Tài chính thuộc Sở Tài chính (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở); thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và Sở Tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính) theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng thanh tra
1. Tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính và Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và Sở Tài chính.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Nội dung hoạt động
1. Thanh tra, kiểm tra đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này về việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực tài chính của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính.
4. Phát hiện, lập biên bản, có biện pháp ngăn chặn, quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
5. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, hướng dẫn các tổ chức thanh tra của cơ quan tài chính xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra; tổ chức thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ chức thanh tra của cơ quan tài chính cấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
7. Hướng dẫn bồi dưỡng về nội dung nghiệp vụ thanh tra, thực hiện kiểm tra đối với thanh tra của cơ quan tài chính cấp dưới trong việc thực hiện thanh tra và xử lý sau thanh tra; xây dựng quy trình nghiệp vụ về công tác thanh tra, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ đó.
8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của luật, pháp lệnh và yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính.
9. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng và chống tham nhũng; tổ chức tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra tài chính.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động
1. Hoạt động của Thanh tra Tài chính phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức cá nhân là đối tượng thanh tra.
2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên phải thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.
Điều 5. Mối quan hệ công tác
1. Các cơ quan Thanh tra tài chính hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thủ trư­ởng cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp và sự chỉ đạo về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của cơ quan Thanh tra cấp trên.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra Bộ h­ướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở; quản lý, chỉ đạo về công tác tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra Tổng cục thuộc Bộ Tài chính.
4. Thanh tra Sở chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra cấp tỉnh.
5. Thanh tra Tài chính phối hợp với Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở địa phương trong quá trình thanh tra các vấn đề liên quan đến công tác tài chính để tránh chồng chéo và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
Chương 2:
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA TÀI CHÍNH
Điều 6. Tổ chức Thanh tra Tài chính
1. ở Bộ Tài chính có Thanh tra Bộ Tài chính và Thanh tra Tổng cục Thuế, Thanh tra Tổng cục Hải quan, Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
2. ở Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Tài chính.
Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục và Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 7. Tổ chức của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Tài chính; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra Bộ được tổ chức các phòng; Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế và tổ chức bộ máy của Thanh tra Bộ.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra.
2. Tham gia xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra; chủ trì hoặc tham gia xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của thanh tra tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Hướng dẫn các tổ chức thanh tra của cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra và kiểm tra đôn đốc các tổ chức thanh tra đó thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính.
Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của Thanh tra Bộ; kiểm tra việc thực hiện thanh tra và xử lý sau thanh tra của tổ chức thanh tra cơ quan tài chính cấp dưới.
6. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra tài chính đối với Thanh tra Tổng cục và Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
7. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; tổng kết kinh nghiệm, nghiệp vụ thanh tra tài chính.
8. Được trưng tập cán bộ, công chức thanh tra thuộc cơ quan tài chính cấp dưới, được yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 26 Luật Thanh tra.
2. Chỉ đạo công tác nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Sở.
3. Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết việc trùng lắp về nội dung và thời gian giữa các Đoàn thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý về công tác thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, tổ chức thuộc quyền quản lý của Bộ.
5. Hướng dẫn, đôn đốc thủ trưởng đơn vị, tổ chức thuộc quyền quản lý của Bộ thực hiện các quy định về thanh tra.
6. Báo cáo Tổng Thanh tra về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
7. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, tổ chức thuộc quyền quản lý của Bộ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
8. Tham gia ý kiến với Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thanh tra.
Điều 10. Tổ chức Thanh tra Tổng cục
1. Thanh tra Tổng cục là cơ quan của Tổng cục, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục.
2. Thanh tra Tổng cục có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra Tổng cục do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Tổng cục trưởng sau khi thống nhất ý kiến với Chánh Thanh tra Bộ.
Phó Chánh Thanh tra Tổng cục do Tổng cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Các Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trư­ởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Tổng cục trưởng.
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước chuyên ngành của Tổng cục.
3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Giúp Tổng cục trưởng hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Giúp Tổng cục trưởng hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục trưởng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Tổng cục.
7. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra của Thanh tra Tổng cục.
8. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
9. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
10. Tổng kết kinh nghiệm, nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Tổng cục.
11. Được yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra của Tổng cục.
12. Thanh tra vụ việc khác do Tổng cục trưởng giao; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Thanh tra Tổng cục.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Tổng cục trưởng quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực do Tổng cục quản lý.
4. Kiến nghị Tổng cục trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục trưởng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
6. Kiến nghị với Tổng cục trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục trưởng.
7. Lãnh đạo Thanh tra Tổng cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
8. Báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi, trách nhiệm của mình.
Điều 13. Tổ chức của Thanh tra Sở
1. Thanh tra Sở là cơ quan thuộc Sở Tài chính, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở Tài chính.
2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 28 của Luật Thanh tra.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nư­ớc có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước được phát hiện qua công tác thanh tra tài chính.
3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Sở.
4. H­ướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Sở Tài chính thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; phối hợp với Thủ trư­ởng các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tài chính chỉ đạo, h­ướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong các tổ chức, đơn vị đó.
5. Được yêu cầu các tổ chức có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra.
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và phân công của Giám đốc Sở Tài chính.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 29 của Luật Thanh tra.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, h­ướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra của các tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Giám đốc Sở Tài chính.
3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của Thủ trư­ởng tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài chính.
4. H­ướng dẫn, đôn đốc Thủ tr­ưởng tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài chính thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.
5. Báo cáo Giám đốc Sở Tài chính, Chánh Thanh tra tỉnh và Chánh Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
6. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ tr­ưởng tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài chính thực hiện pháp luật về thanh tra.
Chương 3:
THANH TRA VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA
Điều 16. Thanh tra viên tài chính
1. Thanh tra viên Tài chính (sau đây gọi chung là Thanh tra viên) là công chức nhà nước, được bổ nhiệm vào các ngạch Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra tài chính.
2. Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định của pháp luật về tài chính;
b) Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Được quyền dùng thẻ Thanh tra viên để xử lý mà không cần có quyết định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, đồng thời báo cáo vụ việc với Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp ngay sau khi xử lý.
3. Thanh tra viên đư­ợc hư­ởng lương theo các ngạch công chức và phụ cấp đối với thanh tra theo quy định của pháp luật.
4. Ngoài những quy định chung về điều kiện, tiêu chuẩn của ngạch thanh tra, Thanh tra viên tài chính phải có các điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp với ngành, lĩnh vực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Thanh tra viên chịu trách nhiệm tr­ước pháp luật và ng­ười ra quyết định thanh tra về quyết định và các biện pháp xử lý của mình.
6. Khi xử lý vi phạm, Thanh tra viên tài chính phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và Nghị định này.
Điều 17. Cộng tác viên thanh tra
1. Cộng tác viên thanh tra là ng­ười không thuộc biên chế của cơ quan Thanh tra tài chính, đư­ợc trư­ng tập làm nhiệm vụ thanh tra theo yêu cầu của cơ quan thanh tra hoặc cấp có thẩm quyền. Cộng tác viên thanh tra làm việc theo sự phân công của tổ chức thanh tra hoặc Thanh tra viên tài chính.
2. Cộng tác viên thanh tra phải có phẩm chất chính trị tốt; có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, công minh; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra đ­ược giao.
3. Các tổ chức Thanh tra tài chính sử dụng cộng tác viên theo quy định của pháp luật.
4. Cộng tác viên Thanh tra tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chương 4:
TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU,BIỂN HIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 18. Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu
1. Thanh tra tài chính có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu riêng.
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu t­ương tự, gây sự nhầm lẫn với Thanh tra tài chính.
2. Bộ tr­ưởng Bộ Tài chính quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu của Thanh tra tài chính sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra.
Điều 19. Bảo đảm điều kiện làm việc
1. Các cơ quan Thanh tra tài chính có trụ sở và đ­ược trang bị phư­ơng tiện phục vụ công tác thanh tra.
Tùy theo từng chuyên ngành, các cơ quan quản lý nhà n­ước về tài chính trang bị ph­ương tiện phù hợp để phục vụ cho các hoạt động của các tổ chức thanh tra và thanh tra viên.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phư­ơng tiện, thiết bị cho cơ quan Thanh tra tài chính các cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Thanh tra tài chính do ngân sách nhà n­ước cấp và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc cấp phát, quản lý kinh phí thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Ch­ương 5:
KHEN THƯ­ỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 21. Chế độ khen th­ưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra tài chính đ­ược khen thư­ởng theo quy định của Nhà n­ước.
Điều 22. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình vi phạm các quy định của pháp luật về thanh tra và Nghị định này hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính, cản trở hoạt động thanh tra tài chính, mua chuộc, trả thù người làm nhiệm vụ thanh tra, trả thù người khiếu nại, tố cáo thì tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
chương 6:
HIỆU LỰC VÀ TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Nghị định số 174/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1970 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài chính và Nghị định số 17/2000/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chứng khoán và các quy định tr­ước đây về Thanh tra tài chính trái với Nghị định này.
Điều 24. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ tr­ưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ tr­ưởng, Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. 

Phan Văn Khải
(Đã ký)

Toàn văn Nghị định 36/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em

CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 36/2006/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2006 
NGHỊ ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004; Pháp lệnh Dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Vị trí và chức năng của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em
Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em được tổ chức theo cấp hành chính, ở Trung ương có Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em
1. Tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia các hoạt động liên quan đến công tác dân số, gia đình và trẻ em tại Việt Nam.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em  
1. Hoạt động của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên Đoàn thanh tra phải tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra và quy định của Nghị định này; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Chương 2:
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Điều 4. Các tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em
1. Các tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em gồm:
a) Ở Trung ương có Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (sau đây gọi tắt là Thanh tra Ủy ban ở Trung ương);
b) Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (sau đây gọi tắt là Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh).
2. Tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 5. Thanh tra Ủy ban ở Trung ương
1. Thanh tra Ủy ban ở Trung ương là tổ chức thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quản lý nhà nước về công tác Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Thanh tra Ủy ban ở Trung ương chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
2. Thanh tra Ủy ban ở Trung ương có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra ñy ban ở Trung ương do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra.
Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Ủy ban ở Trung ương do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra.
2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, cộng tác viên Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em.
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra dân số, gia đình và trẻ em trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giao.
4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về công tác thanh tra, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra; trưng tập Thanh tra viên của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh tham gia Đoàn thanh tra khi cần thiết.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành hoặc huỷ bỏ các quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc trái với các văn bản pháp luật chuyên ngành về dân số, gia đình và trẻ em.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 26 Luật Thanh tra.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra đối với Thanh tra Ủy ban ở Trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn công tác và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh.
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
4. Kiến nghị với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết việc trùng lặp giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trong thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình.
6. Kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trong thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
7. Báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Tổng Thanh tra về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 8. Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh
1. Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh là tổ chức thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh.
Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về công tác và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
2. Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh do Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Ủy ban cấp tỉnh do Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 28 Luật Thanh tra.
2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về công tác thanh tra; quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh.
3. Đề nghị cơ quan, tổ chức liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc trái với văn bản pháp luật chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 29 Luật Thanh tra.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra đối với Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh.
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh trình Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
4. Kiến nghị với Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh giải quyết việc trùng lặp giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định về xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh.
6. Kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh trong thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
7. Báo cáo Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Chương 3:
THANH TRA VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Điều 11. Thanh tra viên Dân số, Gia đình và Trẻ em
1. Thanh tra viên Dân số, Gia đình và Trẻ em là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra.
2. Thanh tra viên Dân số, Gia đình và Trẻ em phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên quy định tại Điều 31 Luật Thanh tra.
3. Thanh tra viên Dân số, Gia đình và Trẻ em có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 40, Điều 50 Luật Thanh tra.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thực hiện chế độ chính sách đối với Thanh tra viên Dân số, Gia đình và Trẻ em theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Cộng tác viên Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em 
1. Trong hoạt động thanh tra, các tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em được quyền trưng tập cộng tác viên.
2. Cộng tác viên Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em, được trưng tập để thực hiện các cuộc thanh tra theo yêu cầu của các tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em hoặc cấp có thẩm quyền.
Cộng tác viên Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em làm việc theo sự phân công của tổ chức Thanh tra dân số, gia đình và trẻ em hoặc Trưởng Đoàn thanh tra.
3. Tiêu chuẩn, chế độ, trách nhiệm của cộng tác viên Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em; việc trưng tập cộng tác viên Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về cộng tác viên thanh tra và quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Chương 4:
HOẠT ĐỘNG THANH TRA DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Điều 13. Hoạt động thanh tra hành chính
1. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra hành chính thực hiện theo quy định từ Điều 34 đến Điều 44 Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.
Điều 14. Nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành
Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện thành lập, tổ chức hoạt động và các quy định khác của pháp luật về dân số, gia đình và trẻ em, bao gồm:
1. Các quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với công tác dân số, gia đình và trẻ em;
2. Các quy định về quản lý hoạt động tư vấn trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em;
3. Các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình;
4. Các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện các quyền của trẻ em, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
5. Các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn trong việc thực hiện các hoạt động về xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; xây dựng gia đình văn hoá;
6. Các quy định về điều kiện thành lập, tổ chức hoạt động của các cơ sở phúc lợi và cơ sở dịch vụ về dân số, gia đình và trẻ em;
7. Các quy định thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra dân số, gia đình và trẻ em;
8. Các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số, gia đình và trẻ em.
Điều 15. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính
1. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định từ Điều 45 đến Điều 52 Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra. 
2. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 16. Chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành
1. Chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em bao gồm đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trực tiếp thực hiện.
2. Quy trình xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em được thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng và hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên, Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương chủ trì, phối hợp với Chánh Thanh tra của các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành với các đối tượng, nội dung, phạm vi liên quan đến công tác dân số, gia đình và trẻ em để tránh chồng chéo, trùng lắp;
b) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành có liên quan;
c) Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Chánh Thanh tra các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó;
d) Chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em cấp tỉnh được xây dựng và phê duyệt theo quy trình phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan về đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra liên quan để bảo đảm sự thống nhất và tránh chồng chéo.
Điều 17. Quyết định thanh tra
1. Thẩm quyền, căn cứ ra quyết định thanh tra, thời hạn thanh tra, nội dung quyết định thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 37, Điều 46, Điều 47 Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.
2. Quy trình ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất được thực hiện như sau:
a) Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của giải quyết khiếu nại, tố cáo; yêu cầu của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng cấp hoặc cấp trên giao thì Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương, Chánh Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh trình Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng cấp quyết định việc thanh tra đột xuất hoặc có văn bản đề nghị Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở trình Bộ trưởng, Giám đốc Sở quyết định việc thanh tra đột xuất đối với đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, Sở đó;
b) Khi nhận được văn bản đề nghị của Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương, Chánh Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh thì Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở có trách nhiệm kiến nghị với Bộ trưởng, Giám đốc Sở ra quyết định thanh tra hoặc có văn bản trả lời để Thanh tra dân số, gia đình và trẻ em trình Thủ trưởng cơ quan dân số, gia đình và trẻ em cùng cấp quyết định việc thanh tra đột xuất;
c) Trường hợp phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn kịp thời thì Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương, Chánh Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh ra quyết định thanh tra đột xuất, đồng thời báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng cấp; thông báo ngay với Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở có liên quan để cùng phối hợp tiến hành thanh tra.
Chương 5:
TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG THANH TRA DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Điều 18. Trang phục, phù hiệu
1. Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em có trang phục, phù hiệu riêng. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân không thuộc lực lượng Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em sử dụng trang phục, phù hiệu của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thống nhất với Tổng Thanh tra quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức, mẫu và màu sắc trang phục, phù hiệu của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Điều 19. Cơ sở vật chất
1. Các tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em có trụ sở làm việc và được trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ công tác thanh tra.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quy định về phương tiện, thiết bị cho cơ quan Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em các cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc cấp phát, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Chương 6;
TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Điều 21. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương; kiện toàn tổ chức Thanh tra Ủy ban ở Trung ương; thường xuyên chỉ đạo và bảo đảm các điều kiện hoạt động cho Thanh tra Ủy ban ở Trung ương; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
2. Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiện toàn tổ chức Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh; thường xuyên chỉ đạo và đảm bảo điều kiện hoạt động cho Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh.
Điều 22. Trách nhiệm và quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm và quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 8, Điều 53 và Điều 54 Luật Thanh tra.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Điều 23. Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em
1. Thanh tra Ủy ban ở Trung ương chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ; có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh; hướng dẫn hoặc chủ trì tổ chức các cuộc thanh tra liên ngành; hướng dẫn, kiểm tra về công tác thanh tra nội bộ.
2. Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về công tác và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương; có trách nhiệm cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra do Thanh tra Ủy ban ở Trung ương tổ chức hoặc tổ chức các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
3. Các tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Biên phòng, Cảnh sát biển, thanh tra chuyên ngành khác, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan; đồng thời các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thanh tra dân số, gia đình và trẻ em trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về dân số, gia đình và trẻ em nói riêng.
Điều 24. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra
1. Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với quyết định xử lý, hành vi của Trưởng Đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
2. Khiếu nại của đối tượng thanh tra đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó là trái pháp luật thì Thủ trưởng tổ chức thanh tra, Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã có kết luận hoặc quyết định xử lý có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
3. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Thủ trưởng tổ chức thanh tra đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 25. Giải quyết tố cáo trong hoạt động thanh tra
1. Tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người đó có trách nhiệm giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp người đó có trách nhiệm giải quyết. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 7:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 26. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Xử lý vi phạm
Người nào cản trở, đưa hối lộ, trả thù người làm nhiệm vụ thanh tra, tố cáo sai sự thật, vi phạm pháp luật về thanh tra; người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra hoặc vì động cơ cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà xử lý vi phạm, kết luận không đúng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 8:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 29. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. 
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải

Toàn văn Nghị định 35/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường

CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 35/2009/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2009
 NGHỊ ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 08 tháng 3 năm 2007; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Vị trí, chức năng của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, được tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi trường) theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Mối quan hệ của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
1. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
2. Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai, Thanh tra Tổng cục Môi trường (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Bộ.
3. Thanh tra Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (sau đây gọi chung là Thanh tra Cục) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Bộ.
4. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Thanh tra Sở) chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan khác trong việc thực hiện quyền thanh tra và phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan công an, cơ quan thanh tra chuyên ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Tài nguyên và Môi trường trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Điều 5. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra Bộ; trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện khác phục vụ hoạt động thanh tra; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục trưởng, Cục trưởng có trách nhiệm xây dựng tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục; trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện khác phục vụ hoạt động thanh tra; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng tổ chức, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục cho Thanh tra Sở.
4. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho Thanh tra Sở; xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Sở theo quy định của pháp luật.
Chương II
TỔ CHỨC CỦA THANH TRA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 6. Tổ chức của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
1. Tổ chức của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường bao gồm:
a) Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai, Thanh tra Tổng cục Môi trường và Thanh tra Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và Thanh tra Sở có con dấu riêng.
Điều 7. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thanh tra Bộ có các phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập.
2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên. Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra; các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Thanh tra Bộ.
Điều 8. Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục
1. Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục là cơ quan thuộc Tổng cục, Cục, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục.
Thanh tra Tổng cục có các phòng trực thuộc do Tổng cục trưởng quyết định thành lập.
2. Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra Tổng cục, Chánh Thanh tra Cục do Tổng cục trưởng, Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất ý kiến với Thanh tra Bộ.
Các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng, Cục trưởng quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục.
Điều 9. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Thanh tra Sở là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh; các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên được bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mục 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Luật Thanh tra.
2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những văn bản trái với quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; kiến nghị xử lý cán bộ, công chức có vi phạm trong thi hành công vụ đã được phát hiện qua công tác thanh tra.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Bộ.
6. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
8. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường cho Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và Thanh tra Sở; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó; kiến nghị Bộ trưởng xử lý việc chồng chéo, trùng lắp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên Thanh tra thực hiện thanh tra theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.
6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét trách nhiệm, xử lý người đứng đầu cơ quan có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
8. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Mục 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA TỔNG CỤC, THANH TRA CỤC
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục, Cục.
2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Tổng cục trưởng, Cục trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
4. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những văn bản trái với quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; kiến nghị xử lý cán bộ, công chức có vi phạm trong thi hành công vụ đã được phát hiện qua công tác thanh tra.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục.
6. Tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Tổng cục, Cục theo sự phân công của Bộ trưởng.
7. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
8. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục, Cục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng giao.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Chánh Thanh tra Cục
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
3. Trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng ban hành quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên Thanh tra thực hiện thanh tra theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị Tổng cục trưởng, Cục trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục, Cục khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.
6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Kiến nghị Tổng cục trưởng, Cục trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Tổng cục trưởng, Cục trưởng; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
8. Kiến nghị Tổng cục trưởng, Cục trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra Bộ.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Mục 3. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.
4. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra viên.
7. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường với các cơ quan quản lý theo quy định.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên Thanh tra thực hiện việc thanh tra theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của Thủ trưởng đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra; kiến nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Kiến nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh, đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Mục 4. THANH TRA VIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 16. Thanh tra viên Tài nguyên và Môi trường
1. Thanh tra viên Tài nguyên và Môi trường là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
2. Thanh tra viên được tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ thanh tra viên và hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài những quy định chung về điều kiện, tiêu chuẩn của Thanh tra viên theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, Thanh tra viên phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khác phù hợp với ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
4. Khi thực hiện công tác thanh tra, Thanh tra viên Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Cộng tác viên Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
1. Cộng tác viên thanh tra là người được trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra theo yêu cầu của Chánh Thanh tra các cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Cộng tác viên thanh tra phải có phẩm chất chính trị tốt; có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, công minh; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra.
3. Cộng tác viên được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và các văn bản pháp luật khác liên quan.
Chương IV
HOẠT ĐỘNG THANH TRA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 18. Nội dung hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường
1. Thanh tra hành chính:
a) Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp;
b) Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra hành chính thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra.
2. Thanh tra chuyên ngành:
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Thủ trưởng cùng cấp đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường, bao gồm:
a) Đất đai;
b) Tài nguyên nước;
c) Tài nguyên khoáng sản, địa chất;
d) Môi trường;
đ) Khí tượng, thuỷ văn;
e) Đo đạc, bản đồ;
g) Quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo;
h) Các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động tài nguyên và môi trường.
Điều 19. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường
1. Hoạt động thanh tra tài nguyên và môi trường phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.
Điều 20. Phương thức hoạt động thanh tra
1. Việc thanh tra được thực hiện theo phương thức Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên độc lập.
2. Đoàn thanh tra và Thanh tra viên độc lập hoạt động theo quy định của Luật Thanh tra.
3. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra Tài nguyên và Môi trường hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
4. Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên độc lập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về quyết định và biện pháp xử lý của mình.
5. Khi xử lý vi phạm, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên độc lập phải thực hiện đầy đủ trình tự theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Hình thức thanh tra
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo chương trình kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Điều 22. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng thanh tra
Đối tượng thanh tra có các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định tại Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chương V
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 23. Cơ sở vật chất
1. Thanh tra Tài nguyên và Môi trường được trang bị phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu.
Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu tương tự, gây sự nhầm lẫn với Thanh tra Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về:
a) Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường;
b) Trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra.
Điều 24. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập, cấp phát, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí nghiệp vụ thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương VI
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 25. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động Thanh tra Tài nguyên và Môi trường được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Xử lý vi phạm
Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, các thành viên khác của Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 5 năm 2009 và thay thế Nghị định số 65/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường.
Điều 28. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. 
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Bài đăng phổ biến