Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Toàn văn Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 83/2008/NĐ-CP điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 17/2008/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2008
 THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG DO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2008/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2008/NĐ-CP).
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Đối tượng điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
II. ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội áp dụng đối với đối tượng quy định tại mục I Thông tư này tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm quy định tại Điều 3 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội tương ứng cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ trước năm 1995 đến năm 2007 đối với người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, được thực hiện theo bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm
t
Trước
1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Mức điều chỉnh
1,91
1,62
1,53
1,48
1,38
1,32
1,34
1,34
1,29
1,25
1,16
1,08
1,00
1,00
b) Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội tương ứng cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ trước năm 1995 đến năm 2008 đối với người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2:
Năm
t
Trước
1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Mức điều chỉnh
2,07
1,75
1,66
1,61
1,49
1,43
1,45
1,46
1,40
1,36
1,26
1,16
1,08
1,00
1,00
2. Công thức điều chỉnh
Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm
x
Mức điều chỉnh của năm tương ứng quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này
3. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 và Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ, trong đó tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 mục II Thông tư này.
4. Khi điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư này, đối với các trường hợp có phần tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được ghi trong sổ bảo hiểm xã hội bằng ngoại tệ thì được chuyển đổi sang tiền Việt Nam tính theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đóng bảo hiểm xã hội của ngoại tệ sau đó. Sau đó được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 mục II Thông tư này.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, sinh tháng 2/1947, có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm 5 tháng, nghỉ hưu tháng 3/2007. Diễn biến tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của ông A như sau:
- Từ tháng 10/1971 đến tháng 9/1991 (20 năm = 240 tháng) hưởng tiền lương thuộc đối tượng do Nhà nước quy định, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối là 1.161.000 đồng/tháng.
- Từ tháng 10/1991 đến tháng 12/1999 (8 năm 3 tháng = 99 tháng); từ tháng 01/2000 đến tháng 12/2000 (12 tháng) nghỉ việc, bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; và từ tháng 01/2001 đến tháng 2/2007 (6 năm 2 tháng = 74 tháng) tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quyết định. Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/1991 đến tháng 2/2007 của ông A được điều chỉnh theo mức điều chỉnh quy định tại Bảng 1 và được tính như sau:
Từ tháng
Đến tháng
Số tháng (tháng)
Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH (đồng)
Mức điều chỉnh
Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh (đồng)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6) = (4)*(5)
10/1991
12/1991
3
3.000.000
1,91
5.730.000
01/1992
12/1992
12
20.400.000
1,91
38.964.000
01/1993
12/1993
12
24.000.000
1,91
45.840.000
01/1994
12/1994
12
21.600.000
1,91
41.256.000
01/1995
12/1995
12
21.600.000
1,62
34.992.000
01/1996
12/1996
12
19.200.000
1,53
29.376.000
01/1997
12/1997
12
21.600.000
1,48
31.968.000
01/1998
12/1998
12
24.000.000
1,38
33.120.000
01/1999
12/1999
12
20.400.000
1,32
26.928.000
01/2000
12/2000
Nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
01/2001
12/2001
12
27.600.000
1,34
36.984.000
01/2002
12/2002
12
33.600.000
1,29
43.344.000
01/2003
12/2003
12
33.600.000
1,25
42.000.000
01/2004
06/2004
6
19.800.000
1,16
22.968.000
07/2004
12/2004
6
22.200.000
1,16
25.752.000
01/2005
03/2005
3
10.500.000
1,08
11.340.000
04/2005
06/2005
3
11.100.000
1,08
11.988.000
07/2005
12/2005
6
22.800.000
1,08
24.624.000
01/2006
06/2006
6
23.400.000
1,00
23.400.000
07/2006
12/2006
6
24.000.000
1,00
24.000.000
01/2007
02/2007
2
7.000.000
1,00
7.000.000
Tổng cộng:
173
411.400.000

561.574.000
- Tháng 3/2007, ông A nghỉ việc và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
- Mức lương hưu hàng tháng của ông A được tính như sau:
* Tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội:



Mbqtl,tc



=
Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+


Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sau điều chỉnh
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
+ Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
1.161.000 đồng/tháng x 240 tháng = 278.640.000 đồng
+ Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sau điều chỉnh (lấy kết quả từ cột 6): 561.574.000 đồng.
+ Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội:
240 tháng + 173 tháng = 413 tháng
+ Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm cơ sở tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
(278.640.000 đồng + 561.574.000 đồng): 413 tháng = 2.034.416 đồng/tháng
* Tính mức lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của ông A:
+ Mức lương hưu hàng tháng là:
2.034.416 đồng/tháng x 75% = 1.525.812 đồng/tháng
+ Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của ông A là:
2.034.416 đồng/tháng x 2,25 tháng = 4.577.436 đồng
* Ông A được hưởng lương hưu hàng tháng là 1.525.812 đồng/tháng và được truy lĩnh số tiền chênh lệch về lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu do thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Thông tư này.
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B, sinh tháng 8/1953, có tổng số thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm 8 tháng, nghỉ hưu tháng 9/2008. Diễn biến tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của bà B như sau:
- Từ tháng 01/1983 đến tháng 12/2000 (18 năm = 216 tháng) hưởng tiền lương thuộc đối tượng do Nhà nước quy định, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối là 980.000 đồng/tháng.
- Từ tháng 01/2001 đến tháng 8/2008 (7 năm 8 tháng = 92 tháng) hưởng tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quyết định. Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2001 đến tháng 8/2008 của bà B được điều chỉnh theo mức điều chỉnh quy định tại Bảng 2 và được tính sau:
Từ tháng
Đến tháng
Số tháng (tháng)
Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH (đồng)
Mức điều chỉnh
Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh (đồng)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6) = (4)*(5)
01/2001
12/2001
12
14.400.000
1,46
21.024.000
01/2002
12/2002
12
18.000.000
1,40
25.200.000
01/2003
12/2003
12
20.400.000
1,36
27.744.000
01/2004
12/2004
12
30.000.000
1,26
37.800.000
01/2005
06/2005
6
16.200.000
1,16
18.792.000
07/2005
12/2005
6
18.600.000
1,16
21.576.000
01/2006
12/2006
12
33.600.000
1,08
36.288.000
01/2007
12/2007
12
36.000.000
1,00
36.000.000
01/2008
08/2008
8
24.000.000
1,00
24.000.000
Tổng cộng:
92
211.200.000

248.424.000
- Tháng 9/2008, bà B nghỉ việc được hưởng lương hưu hàng tháng.
- Mức lương hưu hàng tháng của bà B được tính như sau:
* Tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội:



Mbqtl,tc



=
Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+


Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sau điều chỉnh
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
980.000 đồng/tháng x 216 tháng = 211.680.000 đồng
- Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sau điều chỉnh (lấy kết quả từ cột 6): 248.424.000 đồng.
- Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội:
216 tháng + 92 tháng = 308 tháng
- Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm cơ sở tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
(211.680.000 đồng + 248.424.000 đồng): 308 tháng = 1.493.844 đồng/tháng
* Mức lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của bà B được tính như sau:
- Mức lương hưu hàng tháng là:
1.493.844 đồng/tháng x 75% = 1.120.383 đồng/tháng
- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của bà B là:
1.493.844 đồng/tháng x 0,5 tháng = 746.922 đồng
III. TỐ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 83/2008/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 83/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc thân nhân của người lao động hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Thông tư này.
b) Thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định để tính lại lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần và truy trả phần chênh lệch lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi mà chưa được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để chi trả lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Nghị định số 83/2008/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này do Quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết. 
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Ngân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến