1. Sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ bản quyền:
Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của Doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của Doanh nghiệp.
Cũng giống như đăng ký nhãn hiệu, lô gô của Doanh nghiệp, việc đăng ký bản quyền là cơ sở pháp lý quan trọng để chống lại những hành vi làm nhái, làm giả, những hành vi vi phạm quyền tác giả dẫn đến những thiệt hại cả về mặt tiền bạc cũng như về uy tín, thương hiệu của Doanh nghiệp trên thị trường.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật thế giới hiện hành, ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, quyền tác giả đã được phát sinh mà không phụ thuộc vào việc nó đã được đăng ký hay chưa. Nhưng việc đăng ký bản quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
- Thông tin liên quan đến đăng ký quyền tác giả được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; công bố trên Công báo về quyền tác giả; công khai trên “Niên giám đăng ký quyền tác giả Việt Nam” hằng năm; và đưa lên trang website quyền tác giả Việt Nam.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là bằng chứng về quyền tác giả đối với tác phẩm, tạo thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng tác phẩm, chuyển quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền tác giả, đặc biệt khi có tranh chấp.
2. Bạn cần phải đăng ký bảo hộ bản quyền đối với các yếu tố nào:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoạc ký tự khác;
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
Tác phẩm báo chí;
Tác phẩm âm nhạc;
Tác phẩm sân khấu;
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
Tác phẩm nhiếp ảnh;
Tác phẩm kiến trúc;
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
3. Tư vấn cho bạn những gì khi tiến hành đăng ký bảo hộ Bản quyền:
- Tra cứu thông tin liên quan đến đăng ký quyền tác giả;
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả;
- Tư vấn cho khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả;
- Tư vấn về hiệu lực của Bằng độc quyền;
- Tư vấn bảo vệ quyền lợi khách hàng trước những hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu Bằng độc quyền;
- Tư vấn và phối hợp với các cơ quan thẩm quyền Nhà nước giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm quyền tác giả;
4. Những thông tin bạn cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền của chúng tôi:
a. Thông tin:
- Thông tin về tác giả, chủ sở hữu tác phẩm: Ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký HKTT, số CMND, ngày cấp, nơi cấp (nếu tác giả, chủ sở hữu tác phẩm là cá nhân); số giấy đăng ký KD, nơi cấp, ngày cấp, trụ sở…(với chủ sở hữu tác phẩm là tổ chức);
- Thông tin về tác phẩm: tên đầy đủ, nội dung tóm tắt, thời điểm sáng tác…
- Các thông tin khác: chuyển nhượng quyền tác giả, thừa kế…
b. Tài liệu nộp đơn đăng ký:
- 02 tờ khai theo mẫu của Cục BQ đã được điền đầy đủ thông tin;
- 02 bản công chứng CMND/Giấy CNĐK KD của tổ chức, doanh nghiệp là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- 01 bản cam kết độc lập sáng tạo của tác giả;
- Hợp đồng chuyển nhượng của tác giả cho chủ sở hữu trong trường hợp đăng ký bản quyền cho chủ sở hữu tác phẩm (không đồng thời là tác giả);
- 02 bản mẫu tác phẩm đăng ký;
- Giấy ủy quyền nộp đơn (Nếu KH đăng ký BQ qua đại diện SHCN);
- Các giấy tờ khác chứng minh quyền nộp đơn của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả…
5. Thời gian và chi phí đăng ký bảo hộ bản quyền:
- Thời gian: 15 ngày.
- Lệ phí đăng ký: 2.500.000 đồng (Hai triệu năm trăm đồng) cho việc đăng ký bản quyền đối với một tác phẩm (Đã bao gồm cả phí nhà nước và phí dịch vụ)
Để có thêm thông tin cách tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp tới Topiclaw
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét