Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Lưu ý thủ tục xác nhận thanh toán Bảo hiểm y tế khi bị tai nạn giao thông

xac nhan BHYT
     Ông Lê Văn Tâm (ở thị xã Long Khánh, Đồng Nai) phản ánh ông phải mất nhiều thời gian chạy đi chạy lại giữa cơ quan công an và bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm thủ tục thanh toán viện phí cho con gái sau khi bị tai nạn giao thông.
Tiến thoái lưỡng nan
      Ngày 19-2-2011, khi chạy xe đi học từ Biên Hòa về Long Khánh, con gái ông là Lê Huyền Trinh (20 tuổi, Sinh viên) đã bị tai nạn giao thông do có người đi bộ bất cẩn băng qua đường trên địa phận huyện Trảng Bom. Trinh bị chấn thương nặng (dập lá lách, chấn thương đầu…) phải đến BV Đa khoa khu vực Thống Nhất điều trị với tổng chi phí gần 10 triệu đồng.
      Do Trinh có mua BHYT nên sau khi Trinh xuất viện, ông làm hồ sơ lên BHXH tỉnh để lấy lại tiền viện phí theo quy định. Ngoài những giấy tờ như thẻ BHYT, giấy ra viện, biên lai viện phí…, ông còn mang những bản photo có đóng dấu treo xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông do Công an huyện Trảng Bom cấp. Biên bản giải quyết tai nạn giao thông, biên bản khám nghiệm hiện trường có ghi rõ: “Do người đi bộ băng qua đường không đúng nơi quy định gây tai nạn giao thông”. Tuy nhiên, nhân viên BHXH không chấp nhận những biên bản này và yêu cầu ông Tâm phải làm đơn khác, có xác nhận của công an huyện về việc con ông không vi phạm luật giao thông.
      Ông Tâm về làm lại đơn nhưng Công an huyện Trảng Bom đã từ chối xác nhận lại, viện lẽ: “Công an đã cung cấp đầy đủ và ghi rất rõ nguyên nhân gây tai nạn rồi thì không cần xác minh gì nữa”. Ông Tâm đến BHXH tỉnh thì cũng nhận được phản hồi là: “Nếu ông không đưa đủ giấy tờ như đã nêu thì BHXH không nhận hồ sơ”.
Xác nhận sao mới đúng?
      Ông Đồng Văn Mai, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai, cho biết rắc rối phát sinh do công an huyện cung cấp những giấy tờ liên quan nhưng không có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu giáp lai. Nếu biên bản chỉ có dấu treo thì không có giá trị về mặt pháp lý. Tuy nhiên, nhân viên tiếp nhận hồ sơ cũng có lỗi là hướng dẫn chưa đúng, bắt ông Tâm phải làm một giấy khác gây khó khăn và phải tới lui nhiều lần. “Giờ ông Tâm chỉ cần mang hồ sơ này đến công an huyện xin dấu và chữ ký của người có thẩm quyền nữa là được” - ông Mai nói thêm.
      Thế nhưng Công an huyện Trảng Bom có ý kiến ngược lại. Trung tá Ngô Văn Thạch, Đội trưởng Đội CSGT huyện Trảng Bom, cho biết: “Chúng tôi làm như vậy là đúng quy trình. Nếu thấy chưa hợp lý thì phía bảo hiểm nên cử nhân viên xuống công an huyện để làm rõ chứ không nên bắt dân đi lại nhiều lần”. Mặc dù nói vậy nhưng Công an huyện Trảng Bom cũng đã gọi điện thoại mời ông Tâm đến để bổ sung giấy tờ mà BHXH yêu cầu.
Cách giải quyết ở TP.HCM
      Theo quy định tại khoản 6 mục II phần II Quyết định số 82 ngày 20-1-2010 của BHXH Việt Nam, các trường hợp bị tai nạn giao thông nếu được công an cấp huyện trở lên xác nhận không có vi phạm pháp luật thì được quỹ BHYT thanh toán theo quy định.
      Tại TP.HCM, việc giải quyết thanh toán BHYT cho các trường hợp tai nạn giao thông được giải quyết như sau: Nếu công an giao thông lập biên bản hiện trường thì hồ sơ chỉ cần biên bản hiện trường, biên bản tai nạn giao thông xác nhận đương sự không vi phạm luật giao thông (có xác nhận của công an cấp huyện về người ký trên các biên bản).
      Nếu không có công an chứng kiến vụ việc thì đương sự cần có bản tường trình tai nạn với ít nhất hai người làm chứng và được công an cấp huyện ký, đóng dấu; hoặc công an phường, lực lượng phản ứng nhanh ký và được công an cấp huyện xác nhận. (BS Lưu Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Giám định BHXH TP.HCM)
(Theo Báo Pháp luật Tp HCM)
Trích "Quyết định 82/QĐ-BHXH năm 2010 ban hành Quy định về tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh, giám định, chi trả chi phí khám chữa bệnh, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế"
....
Phần 2. PHẠM VI VÀ MỨC CHI TRẢ CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
II. MỨC CHI TRẢ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
.....

6. Đối với trường hợp bị tai nạn giao thông, tạm thời thực hiện như sau:
6.1. Nếu đã được cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên xác định là không vi phạm pháp luật thì được quỹ BHYT thanh toán theo quy định.
6.2. Nếu chưa xác định được có vi phạm pháp luật về giao thông hay không thì người bị tai nạn giao thông tự thanh toán các chi phí điều trị với cơ sở KCB. Khi có xác nhận không vi phạm pháp luật về giao thông, người bệnh mang chứng từ đến cơ quan BHXH để thanh toán theo hướng dẫn tại khoản 1, mục II phần này.

Một số lưu ý để tránh bị hồ sơ công chứng giả

cong chung dat dai      Phòng Công chứng số 2 TP.HCM vừa phát hiện một vụ làm giả hồ sơ thế chấp nhà để vay 25 tỉ đồng. Điều đáng nói là trước kia, những kẻ làm giả hồ sơ chỉ nhắm vào người dân bình thường, nay thì mức độ tinh vi của chúng đủ để qua mặt ngân hàng. Trong vụ này, kẻ gian dùng giấy hồng giả để thế chấp vay tiền ngân hàng. Phía ngân hàng đã làm xong các thủ tục cần thiết, chỉ còn chờ công chứng hợp đồng, may mà Phòng Công chứng số 2 kịp thời “cứu nguy”.
      Hồ sơ giả chủ yếu liên quan đến nhà, đất vì đây là những tài sản có giá trị lớn. Tuy mức độ giả mạo ngày càng tinh vi nhưng vẫn có cách để tránh những cú lừa.
      Dưới đây là lời khuyên từ những công chứng viên kỳ cựu mà chúng tôi đúc kết được.
1. Tự “soi” giấy chứng nhận
      Đối với những giấy giả được làm một cách thô sơ, người dân cũng có thể tự kiểm tra được. Chẳng hạn, giấy giả có thể sai lỗi chính tả. Phòng Công chứng số 2 TP.HCM phát hiện một giấy hồng giả có lỗi chính tả ở trang 4: “Khi giấy chứng nhận bị hư hỏng, rách nát hoặc mục IV hết chổ ghi…” (đúng ra phải là “hết chỗ”). Những dòng chữ in sẵn trên mẫu giấy đỏ, giấy hồng của cơ quan nhà nước phát hành không sai lỗi chính tả. Do đó, nếu giấy chứng nhận mà có lỗi chính tả thì cần đặc biệt nghi ngờ.
      Về chất liệu giấy: Giấy giả có thể mỏng hơn hoặc trơn láng hơn giấy thật. Màu sắc của hoa văn trên giấy giả đôi khi tươi hơn (có trường hợp giấy hồng giả ngả sang màu cam) hoặc có khi tái hơn. Dấu quốc huy trên giấy thật rất tinh xảo, sắc nét, còn dấu quốc huy trên giấy giả có thể hơi nhòe ở những chi tiết nhỏ. Ngoài ra, với những giấy giả làm bằng cách in phun màu thì nét chữ cũng hơi nhòe. Đây là lý do mà trên bàn làm việc của các công chứng viên thường có kính lúp để soi các dấu hiệu bất thường.
      Độ cũ, mới của giấy chứng nhận cũng là yếu tố đáng lưu ý. Nếu giấy chứng nhận được cấp đã khá lâu mà các nét mực đều còn mới tinh thì cũng đáng nghi ngờ. Cần xem giấy ở nơi có đủ ánh sáng (đã có trường hợp gặp hôm cúp điện, công chứng viên không nhận diện được giấy giả) và tháo lớp ép nhựa (nếu có) để cảm nhận được tốt hơn.
2. Đến tận nơi xem nhà, đất
      Đến tận nơi xem nhà, đất là một cách rất đơn giản để phòng ngừa hữu hiệu đối với vấn nạn làm giả. Qua đó, không những người mua thấy tận mắt tài sản mà còn xác minh được người giao dịch với mình có phải là chủ thật sự hay không.
      Công chứng viên Phan Văn Cheo (Văn phòng Công chứng Sài Gòn) kể về một trường hợp ông đã gặp hồi còn làm trưởng Phòng Công chứng số 1 TP.HCM. Chủ nhà đưa bản phôtô giấy hồng cho “cò” nhà đất nhờ rao bán nhà. “Cò” dựa trên những thông tin trong bản phôtô này để làm một giấy hồng giả, lừa bán cho người khác. Khi “cò” dắt người mua nhà đến công chứng, ông Cheo nghi vấn là giấy giả nên nhờ Phòng TN&MT quận 7 (đơn vị cấp giấy) thẩm định. Đơn vị này cũng không phát hiện ra. Chỉ khi họ cho người đến tận nhà xác minh thì mới khẳng định được giấy chứng nhận trên là giả. Với trường hợp này, nếu người mua chịu khó đi xem tài sản thì đã phát hiện được ngay từ đầu.
      Ông Cheo nêu băn khoăn: “Không hiểu sao có người bỏ ra năm, ba tỉ đồng để mua một căn nhà mà lại dễ dãi một cách kỳ lạ. Mỗi khi chứng hợp đồng cho khách hàng, tôi đều hỏi họ đã đi xem nhà chưa, có cần đi xác minh không… nhiều người lắc đầu, bảo không cần”. Ông Cheo bảo vì cái thật nhiều hơn cái giả, chẳng hạn 100 tờ giấy thật thì mới có đôi ba tờ giấy giả nên nhiều người chủ quan. Song cẩn trọng vẫn hơn vì biết đâu mình sẽ bị rơi vào trường hợp xui xẻo.
3. Hỏi cơ quan phát hành giấy
      Trong thực tế, có nhiều mảnh đất, căn nhà chưa có giấy chứng nhận nhưng chủ nhà “xoay” được một tờ giấy giả và đem bán, bị công chứng viên phát hiện. Ngoài ra, cũng có trường hợp người chủ thật sự bị mất giấy chứng nhận và sau đó đã được cấp giấy mới. Không ngờ giấy chứng nhận cũ rơi vào tay kẻ gian, chúng dùng để rao bán, thế chấp. Nếu hỏi UBND quận nơi phát hành giấy thì người mua sẽ tránh được những trường hợp trên.
      Ngoài ra, nhiều trường hợp làm giả cả giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy đăng ký kết hôn… Người mua có thể đến UBND phường để hỏi thông tin về người bán cho chính xác, đồng thời lân la hỏi hàng xóm xung quanh.
4. Công chứng hợp đồng thế chấp
      Khi nhận thế chấp một căn nhà để cho vay tiền, nhiều người yên tâm cất giữ giấy chứng nhận mà không hay rằng đó chỉ là giấy giả không có giá trị gì.
Cách đây mấy ngày, có người cầm giấy hồng của một căn nhà ở mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 đến một phòng công chứng. Ông cho biết chủ căn nhà trên là ông C. có vay của ông hơn 300 triệu đồng. Hai bên chỉ làm hợp đồng cho vay, sau đó ông C. đưa cho ông giữ giấy hồng này. Bây giờ ông C. muốn vay tiền ông tiếp nên ông đến hỏi thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp. Sau khi xác minh, công chứng viên cho biết giấy chứng nhận trên là giả mạo. Lúc này, người đàn ông mới than trời, hóa ra lâu nay chỉ nắm giữ một tờ giấy lộn.
      Các công chứng viên khuyên rằng khi cho vay tiền, các bên nên ra công chứng hợp đồng thế chấp. Sau đó làm thêm bước đăng ký giao dịch bảo đảm ở UBND cấp quận. Nếu trải qua trình tự chặt chẽ như trên thì khó bị giấy giả qua mặt.
5. Coi chừng đánh tráo
      Đã có trường hợp khi công chứng hợp đồng trước mặt công chứng viên, bên bán đưa ra giấy thật; sau khi ký kết hợp đồng, bên bán tráo đổi và giao cho người mua giấy chứng nhận giả. Người mua không nhận được nhà, đến phòng công chứng khiếu nại công chứng viên. Phòng công chứng lục hồ sơ lưu ra, bản phôtô giấy thật khác hẳn với những thông tin trong giấy giả.
Nguy cơ trắng tay khi dính phải hồ sơ giả (Công chứng viên PHAN VĂN CHEO)
      Nhiều người dành dụm cả đời mới có một số tiền lớn đủ để mua nhà. Nếu bị lừa ký mua những hồ sơ giả thì có nguy cơ trắng tay. Nếu đã giao tiền cho bên bán thì khả năng lấy lại tiền khá mong manh và mất nhiều thời gian: Phải nhờ cơ quan công an can thiệp hoặc phải kiện ra tòa… Trong khi đó, những kẻ đã cố ý dùng giấy tờ giả mạo chắc chắn sẽ tìm cách lặn mất tăm và tẩu tán hết số tiền đã nhận… Nếu tòa án có tuyên bên bán phải trả lại tiền thì bên bán cũng chưa chắc có tiền, có tài sản để thi hành án được.
      Một công chứng viên cho biết ngoài thiệt hại về tài sản thì có người dính phải giấy giả còn bị tan nát nhà cửa. Ban đầu người chồng không chịu mua nhà nhưng vợ khăng khăng thuyết phục mãi. Đến khi ký xong, phát hiện hồ sơ giả, hai vợ chồng mất trắng số tiền dành dụm, họ đổ lỗi cho nhau và cự cãi suốt. Vụ hồ sơ công chứng giả còn đang được cơ quan công an làm rõ nhưng vợ chồng họ thì đã ly hôn.
      Cơ quan cấp giấy nên làm một mạng thông tin, bất kỳ giấy chứng nhận nào cấp ra cũng phải cập nhật thông tin lên mạng đó: Thửa đất, chủ sử dụng là ai, có dính quy hoạch gì hay không… Công chứng viên có thể tra cứu thông tin trên mạng và trả phí hằng tháng. Nếu xây dựng được mạng thông tin như trên thì sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề liên quan đến công chứng chứ không chỉ gói gọn trong việc ngăn chặn giấy tờ giả mạo. Đáng tiếc là hiện nay vẫn chưa có “nhạc trưởng” nào đứng ra làm điều này. 
(Theo báo Pháp luật TP HCM)

Toàn văn Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh

BỘ Y TẾ - BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 04/2012/TTLT-BYT-BTC
Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
BAN HÀNH MỨC TỐI ĐA KHUNG GIÁ MỘT SỐ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NHÀ NƯỚC
Căn cứ khoản 3 Điều 88 Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này mức tối đa khung giá 447 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước. Việc ban hành mức giá cụ thể cho từng dịch vụ đối với mỗi loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2012.
2. Bãi bỏ khung giá một phần viện phí ban hành kèm theo Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 của liên Bộ Y tế - Tài chính -Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí (sau đây gọi tắt là Thông tư liên bộ số 14/TTLB).
3. Bãi bỏ 80 dịch vụ tại “Khung giá một phần viện phí” ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung Thông tư liên bộ số 14/TTLB (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT) theo Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch này.
4. Ngoài 80 dịch vụ đã bãi bỏ theo Phụ lục tại khoản 3 Điều này, khung giá một phần viện phí của các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT còn lại được tiếp tục thực hiện cho đến khi có hướng dẫn mới.
Điều 3. Quy định chuyển tiếp
Đối với những người bệnh đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành vẫn thực hiện mức thu theo quy định của Thông tư liên bộ số 14/TTLB và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT cho đến khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về liên Bộ để xem xét giải quyết ./. 
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Hiếu
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuyên

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Toàn văn Nghị định 20/2012/NĐ-CP quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự

CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 20/2012/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2012
 NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thi hành án hình sự ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về xây dựng, thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng (gọi chung là xây dựng, quản lý, sử dụng) cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Tuân thủ Luật thi hành án hình sự, Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Mọi thông tin liên quan đến việc thi hành án hình sự của người chấp hành án, chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp phải được thu thập đầy đủ, kịp thời, chính xác và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Điều 4. Hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự là tập hợp thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự và thông tin khác có liên quan đến người chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về các hình phạt và biện pháp tư pháp.
2. Hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do Bộ Công an thống nhất quản lý là một bộ phận của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin phòng, chống tội phạm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự.
3. Hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân;
b) Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
Điều 5. Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân
1. Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an có chức năng xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trên phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể điều kiện bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
2. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý, sử dụng thông tin về thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý;
b) Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự và thông tin khác có liên quan đến người chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về các hình phạt và biện pháp tư pháp về Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về việc kết nối, cung cấp thông tin về thi hành án hình sự giữa cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại giam, trại tạm giam với Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
Điều 6. Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân
1. Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân;
b) Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự và thông tin khác có liên quan đến người chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về các hình phạt và biện pháp tư pháp trong Quân đội nhân dân về Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự.
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết thi hành việc kết nối, cung cấp thông tin về thi hành án hình sự giữa hệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng với Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
2. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, trại giam, trại tạm giam trong Quân đội nhân dân có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý, sử dụng thông tin về thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý;
b) Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự và thông tin khác có liên quan đến người chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về các hình phạt và biện pháp tư pháp về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về việc kết nối, cung cấp thông tin về thi hành án hình sự giữa các cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
Điều 7. Thu thập thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự và thông tin khác có liên quan đến người chấp hành án, quyết định của Tòa án về các hình phạt và biện pháp tư pháp
1. Thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Số liệu về người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp;
b) Tình hình, kết quả thi hành án hình sự đối với người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
c) Tình hình về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ công tác thi hành án hình sự;
d) Các thông tin khác có liên quan.
2. Thông tin cơ bản về người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án hình sự;
b) Lai lịch người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp;
c) Tóm tắt quá trình phạm tội;
d) Tiền án;
đ) Tiền sự;
e) Nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự và việc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
g) Diễn biến quá trình chấp hành, chấp hành biện pháp tư pháp bao gồm hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh; chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; hoãn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; giải quyết trong trường hợp người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp bỏ trốn hoặc chết; kết quả chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp và các thông tin khác có liên quan;
h) Nơi về cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong hình phạt, biện pháp tư pháp;
i) Các thông tin khác có liên quan.
3. Các hình thức thu thập, cập nhật thông tin:
a) Báo cáo định kỳ, báo cáo vụ việc, báo cáo chuyên đề về thi hành án hình sự và các số liệu thống kê theo mẫu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Hồ sơ người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp;
c) Các cơ sở dữ liệu có liên quan;
d) Các hình thức khác.
Điều 8. Quản lý, bảo vệ hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự là tài sản quốc gia phải được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, an toàn theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan được giao quản lý cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự có trách nhiệm xây dựng các giải pháp kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ, quy định về việc quản lý cơ sở dữ liệu, vận hành hệ thống, an ninh, an toàn thông tin, lưu giữ dữ liệu, kiểm tra hệ thống.
Điều 9. Khai thác và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Các hình thức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Qua cổng thông tin điện tử;
b) Qua mạng máy tính chuyên dùng;
c) Bằng văn bản hoặc phiếu đề nghị cung cấp.
2. Đối tượng, phạm vi khai thác và sử dụng:
a) Các cơ quan tham gia xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự được quyền khai thác dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình. Việc khai thác cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự ngoài phạm vi quản lý phải được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự có thẩm quyền phê duyệt;
b) Trường hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có yêu cầu tra cứu, cung cấp thông tin, tài liệu lưu trữ về người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và lưu trữ quốc gia.
Điều 10. Trao đổi dữ liệu giữa hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự và các cơ sở dữ liệu khác liên quan
1. Việc trao đổi dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự và các cơ sở dữ liệu khác liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin về người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp thuộc hệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự được cung cấp cho hệ cơ sở dữ liệu về phòng, chống tội phạm để phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điều 11. Kinh phí bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
Kinh phí cho đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do ngân sách nhà nước bảo đảm trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Công an
1. Bộ Công an giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
2. Nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
3. Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Quân đội nhân dân.
2. Bảo đảm cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ làm công tác tại các cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Quân đội nhân dân.
3. Cung cấp dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân về Trung tâm cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong việc thực hiện quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức tại địa phương phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, các trại giam, trại tạm giam thực hiện quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, cung cấp, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự khi được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin do mình cung cấp.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung cấp thông tin về thi hành án hình sự có trách nhiệm sử dụng thông tin đúng mục đích, không được cung cấp, để lộ thông tin cho bên thứ ba dưới bất kỳ hình thức nào và phải kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý dữ liệu có thẩm quyền về những sai sót của dữ liệu được cung cấp.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2012.
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Bộ Luật lao động về chính sách tiền lương, chế độ lao động, BHXH mới nhất 2013

Quy định chung
Bộ Luật lao động 2012 (có hiệu lực 1/5/2013)
Quy định về chính sách tiền lương, chế độ lao động, quản lý lao động:
Quy định về chế độ chính sách đối với lao động:
Quy định về mức lương tối thiểu, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội:
Quy định về điều chỉnh tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đã đóng BHXH
Quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp:
Tham khảo:

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Hướng dẫn vào Facebook bị chặn bằng phần mềm tFacebook

facebook bi chanPhần mềm tFaceboOK 1.1.0.1 (dung lượng 801KB) (tác giả Nguyễn Trung Tín)
(Bấm vào link dưới, đợi 5s, bấm SKIP AD ở góc trên bên phải để tải file) 
* Yêu cầu cài .NET Framework 2.0 (nếu máy tính xài HĐH Windows XP, nếu Win 7 khỏi cần)
Chức năng chính:
- Dùng truy cập vào Facebook mà không bị chặn, upload đưa hình ảnh lên album Facebook mà không bị báo lỗi bằng cách thay đổi nhanh DNS hệ thống, nạp/chỉnh sửa nhanh tập tin hosts của Windows, thay đổi proxy cho mạng LAN. (Có thể sử dụng từng công cụ riêng lẻ hay kết hợp với nhau).
- Người dùng chỉ cần lựa chọn đúng các hình thức truy cập mạng như VNN, FPT, Viettel…thông qua các dữ liệu phân giải địa chỉ IP là DNS và cập nhật file hosts được thiết lập sẵn theo từng nhà mạng để truy cập vào Facebook.
- Có thể tự tùy chỉnh file Hosts hoặc địa chỉ Proxy để vào FaceBook ngay trên chương trình.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm
- Tải file tFaceboOK.zip theo link ở trên, giải nén ra thư mục, bấm vào file tFaceboOK.exe để chạy chương trình. Nếu máy tính sử dụng Windows 7, nhấn chuột phải vào tFaceboOK.exe, chọn Run as administrator để chạy chương trình.
Bước 1: Chỉnh DNS để vào Facebook
- Sau khi mở chương trình, chọn tên card mạng đang sử dụng tại mục Select network adapter (ô đầu tiên)
- Tiếp theo đánh dấu chọn mục Use the following DNS server address, trong khung Select a DNS profile, nhấn nút [Update DNS], rồi chọn 1 trong các DNS server có sẵn trong danh sách xổ xuống. (Có thể tự nhập thông số DNS vào hai mục Preferred DNS serverAlternate DNS server). Sau khi chọn xong, nhấn nút Apply DNS (màu xanh). Nhấn nút biểu tượng chữ F (open facebook) ở cuối góc phải cửa sổ chương trình để kiểm tra việc vào Facebook. Lưu ý: nên chọn Google Public DNS.
vao Facebook bi chan
- Nếu không muốn dùng DNS của chương trình và muốn trả về giá trị DNS mặc định của hệ thống, bỏ chọn dòng Use the following DNS server addresses. Để xóa bộ nhớ tạm DNS, nhấn Flush DNS
Bước 2: Nếu không vào được Facebook, tiếp tục bước kế tiếp là sửa đổi file hosts 
vao Facebook bi chan 1
 - Chương trình cung cấp sẵn các thông số file hosts của ba nhà mạng phổ biến là VNN, FPT, Viettel, bấm vào menu sổ xuống cạnh mục Select a hosts profilechọn 1 trong 16 hosts profile có sẵn, nhấn nút Apply hosts (màu xanh). Nhấn nút biểu tượng chữ F (open facebook) ở cuối góc phải cửa sổ chương trình để kiểm tra việc vào Facebook. Nếu không vào được Facebook, lần lượt chọn các thông số hosts profile khác để kiểm tra. Lưu ý: Nên chọn Host thang 11-2012 hoặc Host thang 11-2012 du phong
 - Nếu vẫn không được, tìm kiếm trên mạng để có thông số file hosts dùng truy cập Facebook (tham khảo file HOST tại đây hoặc tại đây), sau đó copy và dán thông số này vào Khung HOSTS file editor, nhấn nút Apply hosts (màu xanh). Nhấn nút biểu tượng chữ F để kiểm tra việc vào Facebook. (Có thể nhấn vào dòng Find or share hosts profile để cập nhật file hosts mới nhất từ diễn đàn Thegioitinhoc.vn)
 - Để cập nhật danh sách proxy mới từ máy chủ, nhấn nút [Update proxy list].
Bước 3: Cách chỉnh địa chỉ proxy để upload ảnh lên Facebook
vao Facebook bi chan 2
Đánh dấu chọn vào ô Use a proxy server for your LAN và chọn một trong những proxy server được chương trình cung cấp sẵn. Lần lượt thử các địa chỉ để chọn một địa chỉ proxy truy cập Facebook nhanh nhất. Chọn xong bạn nhấn nút Apply proxy để áp dụng.
* Lưu ý:
- Chỉ chạy chương trình 1 lần để để thiết lập các thông số vào Facebook. Sau đó không cần chạy chương trình. Chừng nào không vào Facebook được mới mở chương trình và thiết lập các thông số theo các bước như trên.
- Phần thiết lập proxy chỉ có tác dụng với trình duyệt Internet Explorer, Google Chrome và Safari. Với Firefox hay Opera phải thiết lập thủ công theo tính năng mà các trình duyệt này hỗ trợ.
- Để làm tươi các thiết lập DNS, hosts, proxy của hệ thống và cập nhật các profile, nhấn vào ô chữ F nằm ở giữa dòng đầu cửa sổ chương trình.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Toàn văn Thông tư liên tịch 46/2012/TTLT-BTC-TTCP về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

BỘ TÀI CHÍNH - THANH TRA CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Số: 46/2012/TTLT-BTC-TTCP
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2012
 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20/05/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới tiếp công dân.
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chánh Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này quy định về chế độ bồi dưỡng theo ngày đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các địa điểm sau:
1. Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh;
2. Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân của: Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Ban Dân nguyên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
3. Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân tại cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
4. Trụ sở cơ quan các sở, ban ngành ở địa phương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Thông tư này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân;
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền mời, triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân;
3. Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
4. Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Chế độ bồi dưỡng quy định tại Thông tư này được tính theo ngày thực tế cán bộ, công chức và các đối tượng tham gia phối hợp trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân; ngày thực tế cán bộ, công chức trực tiếp xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Trường hợp các đối tượng được quy định tại Điều 2 Thông tư này khi tham gia tiếp công dân xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân từ 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì được hưởng toàn bộ mức chi bồi dưỡng, nếu dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng 50% mức chi bồi dưỡng quy định tại Thông tư này.
Điều 4. Mức chi
1. Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra, khi trực tiếp tham gia công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân thì được bồi dưỡng mức 100.000 đồng/ngày/người;
2. Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này mà đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra, khi trực tiếp tham gia công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân thì được bồi dưỡng mức 80.000 đồng/ngày/người;
3. Các đối tượng tham gia phối hợp làm nhiệm vụ tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này được bồi dưỡng mức 50.000 đồng/ngày/người;
4. Cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn thư theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này được bồi dưỡng mức 50.000 đồng/ngày/người.
Điều 5. Quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán
1. Cách thức chi trả:
a) Cơ quan, đơn vị được giao phụ trách công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có trách nhiệm mở sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung và số ngày tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân; nội dung và số ngày xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Hàng tháng, lập bảng kê chi tiết số ngày thực tế trực tiếp tham gia của cán bộ, công chức; những người tham gia phối hợp; những người chuyên trách làm công tác xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; lấy xác nhận Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao phụ trách công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để làm căn cứ chi trả.
b) Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 4, Điều 2 Thông tư này thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm chi trả.
c) Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư này do cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp chi trả.
d) Khoản tiền bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức khi trực tiếp tham gia làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thanh toán cùng tiền lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán:
a) Kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có). Khoản kinh phí này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm và được giao ngoài nguồn kinh phí khoán của cơ quan, đơn vị.
b) Việc quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện theo chế độ hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định về đối tượng áp dụng tại khoản 4, Điều 2 Thông tư này, trong phạm vi quản lý của mình, có trách nhiệm quyết định cụ thể (bằng văn bản) các đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại khoản 4, Điều 4 Thông tư này, làm căn cứ thực hiện chi trả.
2. Căn cứ khả năng ngân sách và tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể bằng văn bản trên cơ sở mức chi đã được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này cho phù hợp, nhưng đảm bảo tối thiểu 50.000 đồng/ngày/người, tối đa không vượt quá 150.000 đồng/ngày/người trên nguyên tắc tự sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao đầu năm để thực hiện.
Trường hợp các địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao phụ trách công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh căn cứ mức chi tối đa quy định tại Thông tư này quyết định mức chi thực tế nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí trong phạm vi dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2012.
Riêng năm 2012 các cơ quan, đơn vị sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao và nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện chế độ bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ để kịp thời hướng dẫn thực hiện./. 
KT. TỔNG THANH TRA
PHÓ TỔNG THANH TRA

Nguyễn Văn Thanh
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Minh

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Hướng dẫn chèn hình nền, Slide template, ClipArt Word, Powerpoint

Tham khảo
1. Hướng dẫn cách chèn ảnh, Clip Art vào Word, Powerpoint
- Đối với Word, Powerpoint 2003: Bấm Insert -> Picture -> From File... trên thanh menu
chen hinh nen
- Đối với Word, Powerpoint 2007 trở lên: Bấm Insert -> Picture -> Insert Picture From File trên thanh menu
chen hinh nen 1
2. Hướng dẫn cách chèn ảnh nền vào Slide
Nếu các Mẫu slide của bài trình chiếu Powerpoint không phù hợp với bài trình chiếu Powperpoint, thì có thể chèn hình nền tùy ý cho một hay tất cả các slide của bài powerpoint theo cách sau (áp dụng cho Powerpoint 2003, các phiên bản sau, làm tương tự):
- Bước 1: Chọn slide muốn chèn hình nền (bằng cách click chuột vào slide đó), bấm Format –> Background trên thanh Menu. Trong phần ô nhỏ phía dưới (ô có mũi tên hướng xuống), click chuột vào ô đó chọn Fill Effects…
chen hinh nen 2
- Bước 2: Chọn thẻ Picture, rồi chọn mục Select Picture... ở phía dưới. Chỉ đường dẫn tới file ảnh muốn chèn làm hình nền sau đó chọn Insert rồi bấm Ok
chen hinh nen 3
- Bước 3: Tại hộp thoại Background, click chọn vào vào ô Omit background graphics from master. Chọn Apply để áp dụng cho 1 slide hoặc Apply to All để áp dụng cho tất cả các slide. Kết quả sau khi chèn 1 ảnh vào một slide của Powerpoint
chen hinh nen 4
2. Hướng dẫn cách chèn Slide template vào Powerpoint 2003
Slide template (file định dạng .pot) là các mẫu thiết kế sẵn ngoài việc có các trang trí đồ họa chuyên nghiệp, nó còn được định nghĩa các font chữ, hình nền, màu sắc, căn lề, số trang, ngày tháng,…
* Cách chèn các template mẫu như sau: 
- Mở 1 file  PowerPoint mới, từ menu PowerPoint, chọn Format -> Slide Design… Bên phía tay phải của giao điện PowerPoint sẽ xuất hiện các mẫu thiết kế có sẵn của Microsoft (Microsoft PowerPoint templates), có thể chọn bất kỳ mẫu nào phù hợp với nội dung trình bày.
chen hinh nen 5
- Nếu không thích, kéo thanh trượt bên phải xuống phía dưới cùng của cột mẫu template.
     + Bấm vào ô Design Templates on Microsoft Office Online: để tìm và lấy thêm các mẫu PowerPoint trên website của Microsoft.
chen hinh nen 6
     + Bấm vào ô Browse, tìm đến Template (định dạng .pot) cần chọn có trên máy tính. Đóng và mở lại file PowerPoint, chọn Template trong phần "Recently Used" để chuyển cả slide sang Template vừa chọn.
* Cách chỉnh sửa template đã chọn:
Sau khi chọn được một template nào đó để dùng, bạn vẫn có thể chỉnh sửa nó cho theo yêu cầu sử dụng bằng cách sau:
- Từ menu của PowerPoint, chọn View -> Master -> Slide Master. Lúc này PowerPoint sẽ hiện ra các thiết kế gốc của template để có thể chỉnh sửa. Ấn nút Close Master View trên thanh Slide Master View để kết thúc. Kết quả chỉnh sửa này sẽ được áp dụng cho tất cả các slide hiện có.
chen hinh nen 7
- Nếu không muốn đổi hết mà chỉ đổi vài slide, còn lại giữ nguyên thì nhìn góc dưới bên trái, chuyển sang chế độ Thumbnail View, chọn 1 cái slide, rồi chỉ vào Temp, trong phần recently sẽ hiện lên mũi tên bên phải, chọn Apply to this Selected slides -> Done
chen hinh nen 8

Bài đăng phổ biến