Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Ý kiến Bộ CA về việc phạt lỗi xe không chính chủ

xe khong chinh chu
Tham khảo:
    Nghị Định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định đối với hành vi "Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định" (hay theo dân gian gọi là hành vi không sang tên đổi chủ hoặc đi xe không chính chủ) thì phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô; phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô. Như vậy nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì sẽ phạt 8 triệu đồng (với ô tô), 1 triệu đồng (với xe mô tô). Quy định này tăng mức phạt nhiều lần so với quy định cũ (VD: lỗi này đối với xe mô tô thì chỉ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
     Ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt (C67 Bộ Công an) có ý kiến như sau:
     - Mục tiêu của Nghị định 71/2012/NĐ-CP chủ yếu hướng đến các trường hợp mua bán xe lòng vòng, trốn thuế mà vẫn lưu hành. Nghị định này buộc những người mua bán xe phải làm thủ tục đăng ký sang tên chính chủ, có nộp thuế cho nhà nước. Nguyên tắc khi mua bán xe là phải nộp thuế rồi mới đi đăng ký. Tuy nhiên, một số người lại lợi dụng việc đó để không đóng thuế. Hiện nay rất nhiều xe ô tô trôi nổi theo dạng đó, trốn rất nhiều tiền thuế của nhà nước. Trong trường hợp mua bán xe nhiều lần qua nhiều đời chủ khác nhau mà chưa sang tên đổi chủ thì sẽ không được lưu hành, nếu lưu hành là bị phạt. Người ta chỉ phạt trong trường hợp phát hiện rõ ràng là mua bán xe mà không sang tên đổi chủ sau một thời gian không đóng thuế.
     - Mục đích của việc tăng mức xử phạt là để bắt buộc người dân thực hiện đúng quy định sang tên đổi chủ theo quy định pháp luật. Trước đây đã có quy định xử phạt đối với hành vi này nhưng chưa đem lại hiệu quả, do mức xử phạt nhẹ nên nhiều người sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền nộp phạt chứ không chịu sang tên đổi chủ, gây ra không ít khó khăn cho cơ quan quản lý. Ví dụ như một số trường hợp lái xe gây tai nạn bỏ trốn, cơ quan chức năng không xác định được nguồn gốc chủ xe. Vì vậy, với quy định tăng mức xử phạt, sẽ góp phần tăng ý thức của người dân trong việc thực hiện chuyển quyền sở hữu khi mua bán phương tiện.
     - Quy định chuyển quyền sở hữu cũng đã có hướng dẫn. Đối với những trường hợp mua xe qua nhiều đời chủ xe thì người mua xe phải chịu trách nhiệm một phần. Nếu một chiếc xe được mua bán qua tay nhiều chủ, phải chứng minh được tính liên tục của giấy bán chẳng hạn ông A bán cho bà B, bà B bán cho ông C...Người sở hữu xe bán xe thì phải thông báo cho CSGT biết. Sau 30 ngày kể từ ngay mua bán mà không sang tên thì là vi phạm luật.
     - Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP, người điều khiển mà mượn xe thì sẽ không bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ. Đối với những người sử dụng xe của cơ quan, nếu trình bày được mình là nhân viên của cơ quan thì cũng không bị phạt vì đi xe không chính chủ. Hiện chưa văn bản hướng dẫn về các giấy tờ người mượn xe cần phải có để chứng minh là xe đi mượn. Trong trường hợp bị CSGT dừng xe kiểm tra thì người điều khiển phải trình bày, chứng minh việc này.
      - Người điều khiển xe đã bị xử phạt một lần về hành vi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện" mà vẫn tiếp tục sử dụng phương tiện không sang tên đổi chủ, sẽ tiếp tục bị xử phạt. Một người có thể bị xử phạt nhiều lần về lỗi vi phạm này.
     - Bộ Công an sẽ có thông tư hướng dẫn về những trường hợp đối với xe cho hoặc tặng, vẫn phải sang tên đổi chủ.         
* Các giấy tờ cần phải chứng minh (Tham khảo) 
      Người đi xe không đăng ký tên mình ngoài việc phải mang đủ các loại giấy tờ xe theo quy định (giấy đăng ký xe, chứng nhận bảo hiểm xe) phải mang theo một trong số các loại giấy tờ sau:
     + Đối với xe mượn: Giấy cho mượn xe (hoặc hợp đồng cho mượn xe) có đủ các thông tin về chủ sở hữu xe và người mượn xe (tên, địa chỉ, số CMND), xe mượn (biển số, loại xe, số giấy đăng ký), việc cho mượn (ngày mượn, thời hạn mượn), và có chữ ký 2 bên.
     + Đối với xe đi chung trong gia đình:  xuất trình các loại giấy tờ chứng minh quan hệ của mình với chủ đứng tên đăng ký xe (như bản photo giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc bản photo giấy CMND...có trùng địa chỉ đăng ký thường trú với mình).
     + Trường hợp không xuất trình được các loại giấy tờ trên thì phải gọi được người chủ đăng ký xe ra để chứng minh khi bị kiểm tra.

Một vài ý kiến cá nhân: (sưu tầm trên FB)
Ý kiến 1: 
" HAI MẶT CỦA VẤN ĐỀ TRONG NGHỊ ĐỊNH 71 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH 34/2010/NĐ-CP NGÀY 02/4/2010 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Chắc hẳn các bạn cũng nghe đâu đó từ gia đình, bạn bè, báo chí, đài, TV, xôn xao về vấn đề thực hiện NĐ 71/CP ( 10/11/2012) này!
Ngay sau khi NĐ 71 có hiệu lực và đi vào thực hiện các cơ quan NN đã nhận lại được rất rất nhiều những ý kiến, bình luận tích cực và đa phần là tiêu cực. Những bài hát, câu thơ nói về sự bất bình của của người dân và thể hiện thái độ chỉ trích đối với Chính Phủ mà trực tiếp hơn là Bộ GTVT – Btr: Đinh La Thăng!
Vậy, Chính Phủ xây dựng NĐ này đúng hay sai? Quốc Hội thông qua NĐ đúng hay sai? Bộ GTVT áp dụng NĐ đúng hay sai? Và tất cả những vấn đề đằng sau nó là gì ???
Trong tất cả những nội dung mà NĐ 71 quy định, tôi xin tổng hợp và đưa ra một số ý kiến của mình riêng về 1 quy đinh đang “hot” nhất!
“ 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
Điều 33. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
e) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”
- Thứ 1. Các bạn hiểu như thế nào về nội dung của điểm e?
1. Xử phạt hành vi không chính chủ: không phải là chủ sở hữu của xe hay nói cách khác không có giấy tờ chứng đăng ký sở hữu xe.
Như vậy trường hợp sd xe của gia đình, mược xe của bạn bè, thuê xe,.. đều là vi phạm điểm e và sẽ bị phạt từ 800.000- 1200.000 đ.
2. Xử phạt hành vi không chuyển nhượng theo quy định đối với phương tiện (mô tô và ô tô) mua bán cho tặng quyền sở hữu phương tiện: khi chủ sở hữu mua bán, tặng cho, để lại di sản cho người khác thì cần phải chuyển nhượng giấy tờ xe; người nhận xe phải có giấy chuyển nhượng xe có đăng ký, công chứng chứng thực tại CQ nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp sd xe của người khác, bạn chỉ cần chứng minh mình đã mượn xe của chủ sở hữu – đã đăng ký chính chủ chiếc xe bạn đang đi bằng cách: trình giấy tờ của người cho mượn, CMTND, số đt,… thì bạn không phải là đối tượng của điểm e này!
Trong 2 quan điểm trên, đa số người dân đều hiểu điểm e theo cách 1- Sai!
- Thứ 2. Người dân chưa hiểu luật nhưng còn cơ quan thực thi luật – Bộ GTVT: cảnh sát giao thông?
Trong trường hợp người dân chưa biết nhưng khi gặp trường hợp này CSGT có giải thích điểm e theo đúng nd hiểu thứ 2? Để tình trạng nhiều người dân bị phạt thẳng tay 1 khoản tiền lớn cho CSGT vì sd xe không phải của mình.
1. CSGT nhiều người chưa được trang bị kỹ nd của NĐ, để tình trạng hiểu sai theo tôi điều này hiếm khi xảy ra vì:
Hiện Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hộ đã có Công điện 141 gửi công an các địa phương nói rõ, trong thời gian mới triển khai quy định về xử phạt xe không chính chủ, nếu người điều lái xe khai là xe mượn thì tạm thời không xử phạt. Nếu người đó chứng minh được là mình đã mượn xe của người chính chủ chiếc xe thì không bị phạt, và ngược lại.
2. CSGT đã lợi dụng kẽ hở PL: NĐ mới được thông qua và có hiệu lực PL , người dân chưa biết, hiểu rõ nội dung của điểm e. Nên CSGT đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chủ động cầm bánh lái, lái hướng nội dung pl đúng (2) sang cách hiểu sai (1) bằng cách khôn khéo: không giải thích luật mà chỉ nêu luật
=> “ hix chú không phải là chủ sở hữu phương tiện chú đang lái thì theo NĐ chú sẽ bị phạt” .
=> Mà không giải thích: “ nếu anh đang sử dụng xe người khác, thì anh có thể trình giấy tờ…chứng minh anh đang sd xe của chủ sở hữu xe đã đằng ký).
- Thứ 3: Lý do vì sao lại có NĐ 71- mức phạt rất cao so với NĐ 34? Và vì sao lại qđ điểm e như vậy?
Nd này các bạn có thể tìm kiếm trên goole có những phân tích số liệu cụ thể. (hợp lý)
Mục đính cuối: người dân tuân thủ đúng pl – bảo vệ chính quyền lợi của mình.
NHƯ VẬY, THEO TÔI VIỆC ĐƯA RA NĐ 71/CP KHÔNG HỀ SAI -> mặt phải
TUY NHIÊN NÓ CÓ ĐỂ LẠI NHIỀU BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN -> mặt trái.
( b/c: hầu như nội dung pl VN không hề sai, nhưng quá trình thực hiện thì lại có nhiều lỗ hổng).
- Thứ 1: Phía cơ quan nhà nước.
1. Nghị định được thông qua và có hiệu lực áp dụng quá vội vàng, chưa có công tác truyền thông tuyên truyền pl và giải thích luật qua các phương tiện truyền thông.
2. Nghị định không quy định rõ ràng , chồng chéo với các vbqp pl khác; CP chưa kịp thời đưa ra những văn bản QPPL hướng dẫn thi hành cùng với NĐ để kịp thời giải thích luật- NĐ.
3. Chưa có cơ chế giám sát việc thực thi luật đối với CSGT: để 1 số CS không làm đúng chức trách, sách nhiễu dân.
4. Chưa làm đúng trách nhiệm trong quản lý: đăng ký chính chủ phương tiện gia thông từ trước.
- Thứ 2: Phía người dân.
1. “ nước tới chân mới nhảy”
Chính sự thụ động của người dân trong vấn đề tìm hiểu pl đã phần nào tạo cơ hội cho chính 1 … lợi dụng thu lời riêng, và khiến mình rơi vào cảnh “ lậy ông tôi ở bụi này”.
Người dân, đa phần chỉ khi nào sự việc xảy ra rồi, quyền lợi sát xườn của mình bị động chạm tới lúc đó họ chỉ an phận: xin xin , thôi thì “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” or cố cãi lại nhưng trong khi không hiểu luật không lách được luật và bị phạt thêm “gậy ông lại đập lưng ông”
Nếu như dân chủ động tìm hiểu pl chắc chắn đâu còn trường hợp: con sử dụng xe của bố mẹ, bạn trai sử dụng xe của bạn gái có đăng ký chính chủ,… bị phạt oan 800.000 -1.200.000 triệu vì không biết mình được chứng minh và cách chứng minh!
2. Sự không tuân theo pl, sự thụ động trong tìm hiểu pl lại 1 lần nữa khiến chính dân làm khó dân, dân chỉ nhìn cái dễ và đơn giản trước mắt mà bỏ đi cái quyền lợi lâu dài của mình!
Tôi xin trích dẫn 1 vài vd trên báo chí như sau:
- Anh Trương Văn Tính, ở Quảng An, Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: Nhà mua chiếc xe máy từ năm 2003, đến nay biết sẽ thực hiện nghiêm việc sang tên đổi chủ xe. Anh nhờ dịch vụ tìm được chủ xe trong giấy đăng ký xe máy. Tưởng mọi việc đơn giản, ai ngờ nhận được câu trả lời: "Tôi không bán cho anh, muốn tôi viết giấy mua bán trực tiếp, chi 10 triệu đồng, không thì thôi".
- Chị Lê Anh Vân, ở khu tập thể X40, Khương Trung, Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, chị mới mua cho cậu con trai chiếc xe máy hồi đầu năm để đi học đại học. Nhưng vì để quản lý tài sản, đã đăng ký mang tên mình. Mấy hôm nay, con không dám mang xe đi học, vì sợ bị phạt. Chẳng lẽ bây giờ lại phô-tô công chứng cả sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân cho con cầm đi?
- Nguyễn Văn Lợi, làm nghề lái xe ôm, mua chiếc xe của người quen, nhưng chủ cũ đã vào TP Hồ Chí Minh sinh sống, không biết bây giờ làm sao đây?
Để giải quyết vấn đề này, ngày 1 ngày 2 CP sẽ ra QĐ tạm dừng việc áp dụng NĐ 71 trong 1 thời gian ( 6th or 1 năm) để: làm công tác tuyên truyền pl dân, để những trường hợp như anh Tính, chị Vân,… có tg làm lại giấy tờ sử dụng xe.
Như các bạn có thể thấy, 3 vd trên chỉ là 3 trong số rất nhiều trường hợp người dân tự làm mình rơi vào khó khăn . Và việc lấy lại được giấy tờ đký chính chủ sẽ không phải là 1 sớm 1 chiều!
Vậy nên trước khi đánh giá 1 vấn đề tôi nghĩ chúng ta cần phải xem xét và đánh giá nó dưới nhiều góc độ và đặc biệt góc mà mỗi chúng ta ngỡ rằng nó an toàn nhất: chính bản thân mình!"
Ý kiến 2:
"...là một người học luật + là 1 công dân bình thường của Việt Nam, mình cũng muốn cmt về chủ đề "phạt xe không sang tên đổi chủ" so hot những ngày này, bài viết mình mà mình đọc được dưới đây có thể nói đã chỉ ra và phân tích rất rõ bản chất pháp lý của các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. Tuy nhiên bài viết còn hơi rườm rà. Mình xin chốt lại vài cmt chính như sau:
     1. Vấn đề "phạt xe không sang tên đổi chủ" đã được quy định được gần 3 năm ngay trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP chỉ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định sô 34/2010/NĐ-CP trong đó có tăng mức tiền phạt đối với việc xe không sang tên đổi chủ mà thôi. (Tuy nhiên ở đây ta thấy rõ hạn chế trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân của nhà nước).
     2. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phạt xe không sang tên đổi chủ:
a) Khắc phục tình trạng thất thu thuế của Nhà nước (nguồn thuế thu được từ phí chuyển quyền sở hữu xe là cần thiết và hợp lý, là nguồn thu chính đáng chứ ko thể nói là kiếm chác);
b) Có tác dụng rất tích cực và rất mạnh trong việc giảm thiểu và tiến tới đẩy lùi nạn trộm cắp xe, lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt xe mang đi cầm đồ hay dùng các hình thức, thủ đoạn khác nhằm hợp thức hóa tài sản (xe) mà người đó có được 1 cách bất hợp pháp. (tác dụng này mang tính vô hình, ko nhìn thấy rõ được ngay, chỉ sau khoảng 5-10 năm với các con số thống kê của các cơ quan thống kê hình sự về tội trộm cắp tài sản...mới có thể thấy được tác dụng lớn lao của nó. Cũng chính vì tính vô hình và lâu dài như vậy mà người dân ít để tâm đến cái ý nghĩa này).
c) Việc sang tên đổi chủ đối với ô tô, xe máy thực chất có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi cá nhân sở hữu xe đó:
- Chính thức thuộc sở hữu của mình (đối với người mua xe, được cho tặng, thừa kế xe) cả về mặt thực tế lẫn mặt pháp lý.
- Tránh được những rắc rối nảy say khó lường trước trong cuộc sống do việc ko sang tên đổi chủ gây ra:
+ Rắc rối trong các vụ án, vụ tai nạn liên quan đến xe: chủ cũ do ko làm thủ tục sang tên cho chủ mới nên có thể gặp rắc rối thậm chí bị oan trong 1 số trường hợp vụ việc do chủ mới gây ra bỏ chạy mà phương tiện vi phạm thậm chí phương tiện phạm tội để lại hiện trường là chiếc xe đó - công an tạm thời chỉ tìm ra chủ phương tiện dựa vào đăng ký biển kiểm soát. Tất nhiên sự thật vẫn phải được các cơ quan điều tra tìm ra đúng, thế nhưng quãng time đó rất rắc rối và phiền phức cho người bị oan.
+ Những rủi ro trong việc bạn được cha, mẹ, người thân, bạn bè cho tặng, thừa kế một chiếc xe mà không làm thủ tục chuyển chủ sở hữu: người đem cho, tặng, cho thừa kế nếu tham gia kinh doanh với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn, họ có thể gặp rủi ro và những tài sản thuộc sở hữu của họ sẽ phải bị đem ra thanh toán các khoản nợ, khi đó chiếc xe đó mặc dù đã thuộc sở hữu của người được cho tặng, được thừa kế nhưng chỉ về mặt thực tế còn về mặt pháp lý thì chưa, vì vậy khó đảm bảo rằng nó ko bị đem ra thanh toán nợ cho các chủ nợ.
     3. Quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ chỉ có đối tượng áp dụng là các trường hợp mua bán, cho tặng, thừa kế mà không chuyển chủ sở hữu ; ko áp dụng đối với các trường hợp đi xe do mượn bạn bè, đi xe của bố mẹ, của người thân...Tuy nhiên sẽ có thêm 1 số thủ tục phát sinh trong việc chứng minh nó đúng là xe đi mượn chứ ko phải trộm cắp thôi. (Phần lớn mọi người hiện tại dường như đang nhìn vào cái khúc mắc và khó khăn này để phán xét).
     4. Như đã nhấn mạnh ở đầu, quy định xử phạt xe không sang tên đổi chủ đã có cách đây 2 năm, cho nên không thể nói quy định này là đột ngột, không thông báo trước 1 khoảng time cho người dân kịp thời đi chuyển tên chủ sở hữu, cái đột ngột ở đây chỉ là tăng mức tiền phạt mà thôi."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến