Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Doanh nghiệp sợ niêm yết

Thị giá những doanh nghiệp mới lên sàn giảm mạnh, thanh khoản thấp khiến những công ty định niêm yết ''chùn chân''.

Ngày 12/12, HOSE công bố thông tin cổ phiếu PSE của Công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí Đông Nam Bộ bị huỷ niêm yết dù chưa giao dịch. Nguyên nhân là công ty này không tiến hành các thủ tục niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấp thuận niêm yết.

PSE là trường hợp thứ 2 trong tuần bị hủy niêm yết do không hoàn tất thủ tục như dự kiến. Vì sao?

U ám thị giá những doanh nghiệp mới chào sàn

Công ty cổ phần cơ điện Thủ Đức (EMC): Giao dịch phiên đầu tiên trên HOSE vào 29/11với giá tham chiếu 12.000 đồng và thị giá EMC đã rơi thảm với tròn 10 phiên giảm sàn. Thị giá kết thúc phiên giao dịch ngày 12/12 còn 6.400 đồng/cổ phiếu.

"Khủng hoảng" không kém EMC, cổ phiếu VNN của Công ty cổ phần đầu tư Vietnamnet có 8 phiên giao dịch thì đến 7 phiên giảm sàn với khối lượng khớp lệnh chỉ đạt 100 cổ phiếu/phiên. Phiên chào sàn không có cổ phiếu nào được giao dịch.

Công ty cổ phần trang trí nội thất dầu khí (PID): Giao dịch phiên đầu tiên trên HNX vào 22/11và vấn đề lớn nhất của PID có lẽ là nằm ở 2 từ "thanh khoản". 14 phiên giao dịch nhưng chỉ có vỏn vẹn 4 phiên có cổ phiếu được chuyển nhượng. Tổng cộng khối lượng cổ phiếu được chuyển nhượng 1.200 cổ phiếu. Thị giá ngày 12/12 còn 6.700 đồng/cổ phiếu.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 3-2 (C32): C32 chào sàn HOSE từ 30/11 với giá tham chiếu 18.000 đồng, gấp 6 lần thị giá chốt phiên giao dịch cuối cùng trên UPCoM. C32 giảm sàn 5 phiên liên tiếp sau ngày chào sàn và những ngày tiếp theo không có ngày nào tăng giá. Thị giá chốt phiên ngày 12/12 còn 11.700 đồng/cổ phiếu.

CLP của Công ty cổ phần thủy sản Cửu Long cũng không may mắn hơn. Chào sàn HOSE ngày 15/11 với giá tham chiếu 18.000 đồng nhưng đến nay cổ phiếu này chỉ còn 7.300 đồng/cổ phiếu. 1 phiên tăng trần, 2 phiên đứng giá và 17 phiên giảm sàn là kết quả cổ phiếu này đạt được sau gần 1 tháng chính thức giao dịch.

Công Ty cổ phần mía đường Sơn La (SLS): tuy thị giá vẫn giữ được ở mức 27.200 đồng nhưng có lẽ thanh khoản thấp là nguyên nhân cổ phiếu này không có "sóng". 1 tháng trở lại đây cổ phiếu này chỉ khớp lệnh được 500 cổ phiếu trên tổng số 6,8 triệu cổ phiếu đang niêm yết hiện tại.

3 tháng niêm yết, cổ phiếu VE4 của Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO4 chỉ khớp lệnh vỏn vẹn 4.000 cổ phiếu. Thị giá biến động giảm không đáng kể nhưng, cũng giống như SLS, cổ phiếu này không thu hút được dòng tiền.

Nếu so với các cổ phiếu lên sàn trong khoảng 3 tháng gần đây thì có lẽ cổ phiếu ITQ, PTK, SII bớt u ám hơn. Giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/12 cao hơn giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên. Thanh khoản cũng đạt khá cao so với mặt bằng chung thị trường.

Rút lui

Phải nhấn mạnh một điều là để được HOSE/ HNX chấp thuận niêm yết về mặt nguyên tắc thì các doanh nghiệp cũng đã phải trải qua một quá trình khá dài về lập hồ sơ, nộp hồ sơ, tư vấn niêm yết...Tuy nhiên, tuần qua, thị trường đón nhận thông tin 2 doanh nghiệp chưa kịp chào sàn đã huỷ.

Lý do cổ phiếu PSE và HU4 của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 huỷ niêm yết dù chưa giao dịch đều là: “Chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết khi tổ chức được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấp thuận niêm yết”.

Thông báo trên là theo quy định niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán. Còn, phía doanh nghiệp chỉ chọn phương án im lặng. Không lời giải thích cho sự rút lui.

Do sự ảm đạm của thị trường chứng khoán? Sự rớt thảm thị giá cổ phiếu mới chào sàn? hay do lý do khác? Những câu hỏi ngỏ này có lẽ vẫn sẽ ngỏ bởi lẽ sự giảm sút mạnh của thị trường hiện nay là vấn đề không của riêng ai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến