- Tải về Ebook Bộ luật hình sự, Luật thi hành án HS, Đặc xá và quy định về tạm giam, tạm giữ
- Tải về sách Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự phần chung (miễn phí)
Tham khảo thêm
*Trích Nghị quyết 01 ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao: (đã hết hiệu lực, xem Nghị Quyết thay thế và những vấn đề liên quan ở trên)
Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa..., cần phân biệt: Số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc.
Ví dụ: B là chủ đề của năm người chơi đề khác nhau, mỗi người chơi đề với số tiền là 20.000 đồng, nếu tỉ lệ chơi 1/70 (1 ăn 70) thì số tiền dùng để đánh bạc được xác định như sau:
+ Tiền dùng để đánh bạc của một người chơi đề với B được xác định là 1.420.000 đồng (20.000 đồng tiền của một người chơi dùng để đánh bạc + (20.000 đồng x 70 lần) tiền của B dùng đánh bạc với người chơi đó = 1.420.000 đồng).
+ Tiền dùng để đánh bạc của B với năm người chơi đề là 7.100.000 đồng (1.420.000 đồng tiền của B dùng đánh bạc với một người chơi x 5 người chơi = 7.100.000 đồng).
Đánh đề vài chục ngàn đồng, bị tội
Thực tế, đến nay rất nhiều người đánh đề chỉ vài chục ngàn đồng cũng bị tội bởi cơ quan tố tụng cấp dưới phải làm theo Nghị quyết 01.
Tháng 3-2008, Công an quận Gò Vấp (TP.HCM) bắt quả tang Nguyễn Thị Ánh Tuyết đang ghi số đề cho Lê Thị Kiểu với số tiền 58.000 đồng. Qua kiểm tra, công an thu giữ sáu phơi đề. Số tiền thể hiện trên phơi là hơn 18 triệu đồng. Căn cứ vào Nghị quyết 01, công an xác định Tuyết đánh đề với số tiền gần 2 tỉ đồng, còn Kiểu gần 40 triệu đồng (đánh ba con số với tỉ lệ ăn thua 620 lần). Sau đó, TAND quận đã xử Tuyết ba năm tù, Kiểu hai năm tù treo về tội đánh bạc theo khoản 2 Điều 248 BLHS.
Tương tự, tháng 4-2008, công an quận này cũng bắt quả tang Trần Thị Hồng Quế đang ghi số đề cho Nguyễn Văn Thân với số tiền 24.000 đồng. Kiểm tra, công an thu giữ 24 phơi đề của Quế với tổng số tiền hơn 5 triệu đồng. Căn cứ vào Nghị quyết 01, công an tính số tiền mà Quế dùng để đánh bạc là gần 3 tỉ đồng, Thân hơn 9 triệu đồng. Tháng 3-2009, TAND quận Gò Vấp đã áp dụng khoản 2 Điều 248 BLHS phạt Quế hai năm tù, Thân hai năm tù treo.
Trong hai vụ án này, Tuyến và Quế là những người nhiều lần ghi đề, ngoài lần bị bắt quả tang thì số tiền ghi đề còn thể hiện trên các phơi đề nên việc xử lý hình sự họ là đúng. Tuy nhiên, với Kiểu và Thân, chỉ vì lỡ đánh đề vài chục ngàn đồng mà cũng bị khởi tố, truy tố, xét xử thì quả là một bài học quá ư nghiệt ngã.
Không muốn, vẫn phải xử
Phó chánh án một tòa cấp quận tâm sự: Bản thân ông thấy xót xa cho những người đánh đề vài chục ngàn đồng mà rơi vào vòng tù tội. Họ ghi đề chưa chắc gì đã trúng, nếu họ dùng vài chục ngàn đồng đó để mua vé số thì đã không bị sao cả. Dù vậy, căn theo nghị quyết thì họ đã phạm tội nên khi VKS đưa hồ sơ qua, ông cũng đành phải xử dù thâm tâm thật sự không muốn.
Cũng chính vì cái tâm lý thấy tội nghiệp này mà một số nơi chỉ tập trung xử lý người tổ chức ghi đề cùng mạng lưới chân rết, còn đối với những người đánh đề nhỏ lẻ, lặt vặt thì cơ quan tố tụng lại linh động xử phạt hành chính.
Chẳng hạn vụ P. ghi đề cho ba người chơi (mỗi người vài chục ngàn đồng) ở huyện Y. bị bắt quả tang hồi tháng 2-2009. Các cơ quan tố tụng huyện này sau đó chỉ xử lý hình sự P., phạt hành chính ba người chơi. Để “lách” Nghị quyết 01, hồ sơ đã không thể hiện rõ ba người này ghi đề bao nhiêu tiền, chỉ nói chung chung là “số tiền nhỏ”...
Cần sớm sửa đổi
Theo luật sư Trần Văn Việt (Đoàn Luật sư TP.HCM), pháp luật hình sự của nước ta theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho người phạm tội nhưng Nghị quyết 01 lại theo hướng suy đoán bất lợi. Bởi lẽ số tiền đánh bạc theo nghị quyết là số tiền ảo, chưa có thật. Đâu phải ai ghi đề cũng sẽ thắng mà lại tính tiền đánh bạc theo tỉ lệ thắng để bắt tội người chơi lặt vặt như thế?
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đã thẳng thắn chỉ ra điểm vô lý của Nghị quyết 01: Tội đánh bạc có cấu thành vật chất chứ không phải cấu thành hình thức. Vì thế khi tính tiền đánh bạc phải lấy số tiền thực chứ không phải tiền ảo. Số tiền thực ở đây được hiểu là khi người chơi đề đã trúng, đã nhận hoặc trúng mà chưa nhận chứ không phải cứ nhất nhất lấy tiền vốn nhân với 70 lần… rồi làm căn cứ lượng hình.
Ông Bình cho biết đang xây dựng văn bản hướng dẫn mới và sẽ trình Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao để sửa đổi.
Chỉ tính tiền đánh bạc thật Không lấy tiền trúng "ảo" để định tội
Người đánh bạc chỉ phải chịu trách nhiệm về số tiền thật mang ra trực tiếp đánh bạc mà thôi. Chẳng hạn vợ tôi đưa tôi 5 triệu đồng đi mua tivi. Thấy mọi người đang chơi bài, tôi cũng xúm vào chơi. Khi công an bắt, tôi chỉ chịu trách nhiệm về số tiền tôi bỏ ra trên chiếu bạc mà thôi chứ không thể tính cả số tiền 5 triệu đồng mà vợ tôi đưa tôi đi mua tivi nếu cơ quan tố tụng không chứng minh được tôi dùng số tiền đó để đánh bạc.
Thẩm phán LÊ THÀNH VĂN, Phó Chánh án TAND tỉnh Đồng Nai
Đồng ý nhưng VKS không thể làm khác
Có lần ra tòa bảo vệ một thân chủ chỉ ghi đề vài chục ngàn đồng cũng bị truy tố về tội đánh bạc, tôi đã tranh cãi nảy lửa với đại diện VKS. Tôi cho rằng tội đánh bạc là tội có cấu thành vật chất, tức phải có số tiền thật dùng để đánh bạc thì mới bị truy tố chứ không phải số tiền ảo sẽ có trong tương lai. Kiểm sát viên đồng ý với quan điểm của tôi nhưng lại nói không thể làm khác vì Nghị quyết 01 đã hướng dẫn thế. Cuối cùng thân chủ tôi cũng bị tội.
Nghị định 01 hướng dẫn như vậy thì nghĩa là căn cứ vào số tiền ảo mà thôi. Ảo tức là chưa có thật. Mà chưa có thật thì sao xử lý hình sự họ được? Vì thế, TAND Tối cao cần phải sửa ngay văn bản này thì mới phù hợp với pháp luật.
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO, Đoàn Luật sư TP.HCM
Thẳng tay hết, làm sao xuể?
Nói thật, khi truy tố những người đánh đề vài chục ngàn đồng ra tòa, chúng tôi cũng thấy xót xa nhưng nghị quyết đã quy định thế, không truy cứu thì sao ăn nói với cấp trên. Mà nếu làm căng đúng như nghị quyết này hướng dẫn thì ngành tố tụng làm không hết việc bởi có rất nhiều người chơi đánh đề, chơi bài ăn thua chỉ vài chục ngàn đồng.
Đồng ý là mục đích của Nghị quyết 01 ra đời là để hạn chế tình hình chơi cờ bạc, đánh đề nhưng dù sao nó cũng phải hợp lý. Một kiểm sát viên ngành kiểm sát TP.HCM.
Hướng dẫn vô lý về tiền đánh đề
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, ông Trần Thế Vượng-Trưởng ban Dân nguyện nêu: Hướng dẫn của Nghị quyết 01/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về số tiền định tội trong việc đánh đề là trái luật. Ông Vượng đề nghị chánh án TAND Tối cao có quan điểm, lý giải...
Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết hướng dẫn trên “rất khó xác định có trái luật hay không”. Bởi lẽ luật chỉ quy định là xử lý hình sự bất kỳ hành vi nào được xem là đánh bạc, được thua bằng tiền có giá trị lớn… còn hướng dẫn của nghị quyết là hướng dẫn về hình phạt.
- Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng điều 248 và 249 BLHS (về các tội đánh bạc)
- Vướng mắc về cách tính số tiền đánh bạc trong hướng dẫn của Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP
- Bộ Luật hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành
*Trích Nghị quyết 01 ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao: (đã hết hiệu lực, xem Nghị Quyết thay thế và những vấn đề liên quan ở trên)
Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa..., cần phân biệt: Số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... với nhiều người là tổng số tiền, giá trị hiện vật mà họ và những người chơi khác dùng để đánh bạc.
Ví dụ: B là chủ đề của năm người chơi đề khác nhau, mỗi người chơi đề với số tiền là 20.000 đồng, nếu tỉ lệ chơi 1/70 (1 ăn 70) thì số tiền dùng để đánh bạc được xác định như sau:
+ Tiền dùng để đánh bạc của một người chơi đề với B được xác định là 1.420.000 đồng (20.000 đồng tiền của một người chơi dùng để đánh bạc + (20.000 đồng x 70 lần) tiền của B dùng đánh bạc với người chơi đó = 1.420.000 đồng).
+ Tiền dùng để đánh bạc của B với năm người chơi đề là 7.100.000 đồng (1.420.000 đồng tiền của B dùng đánh bạc với một người chơi x 5 người chơi = 7.100.000 đồng).
Đánh đề vài chục ngàn đồng, bị tội
Thực tế, đến nay rất nhiều người đánh đề chỉ vài chục ngàn đồng cũng bị tội bởi cơ quan tố tụng cấp dưới phải làm theo Nghị quyết 01.
Tháng 3-2008, Công an quận Gò Vấp (TP.HCM) bắt quả tang Nguyễn Thị Ánh Tuyết đang ghi số đề cho Lê Thị Kiểu với số tiền 58.000 đồng. Qua kiểm tra, công an thu giữ sáu phơi đề. Số tiền thể hiện trên phơi là hơn 18 triệu đồng. Căn cứ vào Nghị quyết 01, công an xác định Tuyết đánh đề với số tiền gần 2 tỉ đồng, còn Kiểu gần 40 triệu đồng (đánh ba con số với tỉ lệ ăn thua 620 lần). Sau đó, TAND quận đã xử Tuyết ba năm tù, Kiểu hai năm tù treo về tội đánh bạc theo khoản 2 Điều 248 BLHS.
Tương tự, tháng 4-2008, công an quận này cũng bắt quả tang Trần Thị Hồng Quế đang ghi số đề cho Nguyễn Văn Thân với số tiền 24.000 đồng. Kiểm tra, công an thu giữ 24 phơi đề của Quế với tổng số tiền hơn 5 triệu đồng. Căn cứ vào Nghị quyết 01, công an tính số tiền mà Quế dùng để đánh bạc là gần 3 tỉ đồng, Thân hơn 9 triệu đồng. Tháng 3-2009, TAND quận Gò Vấp đã áp dụng khoản 2 Điều 248 BLHS phạt Quế hai năm tù, Thân hai năm tù treo.
Trong hai vụ án này, Tuyến và Quế là những người nhiều lần ghi đề, ngoài lần bị bắt quả tang thì số tiền ghi đề còn thể hiện trên các phơi đề nên việc xử lý hình sự họ là đúng. Tuy nhiên, với Kiểu và Thân, chỉ vì lỡ đánh đề vài chục ngàn đồng mà cũng bị khởi tố, truy tố, xét xử thì quả là một bài học quá ư nghiệt ngã.
Không muốn, vẫn phải xử
Phó chánh án một tòa cấp quận tâm sự: Bản thân ông thấy xót xa cho những người đánh đề vài chục ngàn đồng mà rơi vào vòng tù tội. Họ ghi đề chưa chắc gì đã trúng, nếu họ dùng vài chục ngàn đồng đó để mua vé số thì đã không bị sao cả. Dù vậy, căn theo nghị quyết thì họ đã phạm tội nên khi VKS đưa hồ sơ qua, ông cũng đành phải xử dù thâm tâm thật sự không muốn.
Cũng chính vì cái tâm lý thấy tội nghiệp này mà một số nơi chỉ tập trung xử lý người tổ chức ghi đề cùng mạng lưới chân rết, còn đối với những người đánh đề nhỏ lẻ, lặt vặt thì cơ quan tố tụng lại linh động xử phạt hành chính.
Chẳng hạn vụ P. ghi đề cho ba người chơi (mỗi người vài chục ngàn đồng) ở huyện Y. bị bắt quả tang hồi tháng 2-2009. Các cơ quan tố tụng huyện này sau đó chỉ xử lý hình sự P., phạt hành chính ba người chơi. Để “lách” Nghị quyết 01, hồ sơ đã không thể hiện rõ ba người này ghi đề bao nhiêu tiền, chỉ nói chung chung là “số tiền nhỏ”...
Cần sớm sửa đổi
Theo luật sư Trần Văn Việt (Đoàn Luật sư TP.HCM), pháp luật hình sự của nước ta theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho người phạm tội nhưng Nghị quyết 01 lại theo hướng suy đoán bất lợi. Bởi lẽ số tiền đánh bạc theo nghị quyết là số tiền ảo, chưa có thật. Đâu phải ai ghi đề cũng sẽ thắng mà lại tính tiền đánh bạc theo tỉ lệ thắng để bắt tội người chơi lặt vặt như thế?
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đã thẳng thắn chỉ ra điểm vô lý của Nghị quyết 01: Tội đánh bạc có cấu thành vật chất chứ không phải cấu thành hình thức. Vì thế khi tính tiền đánh bạc phải lấy số tiền thực chứ không phải tiền ảo. Số tiền thực ở đây được hiểu là khi người chơi đề đã trúng, đã nhận hoặc trúng mà chưa nhận chứ không phải cứ nhất nhất lấy tiền vốn nhân với 70 lần… rồi làm căn cứ lượng hình.
Ông Bình cho biết đang xây dựng văn bản hướng dẫn mới và sẽ trình Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao để sửa đổi.
Chỉ tính tiền đánh bạc thật Không lấy tiền trúng "ảo" để định tội
Người đánh bạc chỉ phải chịu trách nhiệm về số tiền thật mang ra trực tiếp đánh bạc mà thôi. Chẳng hạn vợ tôi đưa tôi 5 triệu đồng đi mua tivi. Thấy mọi người đang chơi bài, tôi cũng xúm vào chơi. Khi công an bắt, tôi chỉ chịu trách nhiệm về số tiền tôi bỏ ra trên chiếu bạc mà thôi chứ không thể tính cả số tiền 5 triệu đồng mà vợ tôi đưa tôi đi mua tivi nếu cơ quan tố tụng không chứng minh được tôi dùng số tiền đó để đánh bạc.
Thẩm phán LÊ THÀNH VĂN, Phó Chánh án TAND tỉnh Đồng Nai
Đồng ý nhưng VKS không thể làm khác
Có lần ra tòa bảo vệ một thân chủ chỉ ghi đề vài chục ngàn đồng cũng bị truy tố về tội đánh bạc, tôi đã tranh cãi nảy lửa với đại diện VKS. Tôi cho rằng tội đánh bạc là tội có cấu thành vật chất, tức phải có số tiền thật dùng để đánh bạc thì mới bị truy tố chứ không phải số tiền ảo sẽ có trong tương lai. Kiểm sát viên đồng ý với quan điểm của tôi nhưng lại nói không thể làm khác vì Nghị quyết 01 đã hướng dẫn thế. Cuối cùng thân chủ tôi cũng bị tội.
Nghị định 01 hướng dẫn như vậy thì nghĩa là căn cứ vào số tiền ảo mà thôi. Ảo tức là chưa có thật. Mà chưa có thật thì sao xử lý hình sự họ được? Vì thế, TAND Tối cao cần phải sửa ngay văn bản này thì mới phù hợp với pháp luật.
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO, Đoàn Luật sư TP.HCM
Thẳng tay hết, làm sao xuể?
Nói thật, khi truy tố những người đánh đề vài chục ngàn đồng ra tòa, chúng tôi cũng thấy xót xa nhưng nghị quyết đã quy định thế, không truy cứu thì sao ăn nói với cấp trên. Mà nếu làm căng đúng như nghị quyết này hướng dẫn thì ngành tố tụng làm không hết việc bởi có rất nhiều người chơi đánh đề, chơi bài ăn thua chỉ vài chục ngàn đồng.
Đồng ý là mục đích của Nghị quyết 01 ra đời là để hạn chế tình hình chơi cờ bạc, đánh đề nhưng dù sao nó cũng phải hợp lý. Một kiểm sát viên ngành kiểm sát TP.HCM.
Hướng dẫn vô lý về tiền đánh đề
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, ông Trần Thế Vượng-Trưởng ban Dân nguyện nêu: Hướng dẫn của Nghị quyết 01/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về số tiền định tội trong việc đánh đề là trái luật. Ông Vượng đề nghị chánh án TAND Tối cao có quan điểm, lý giải...
Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết hướng dẫn trên “rất khó xác định có trái luật hay không”. Bởi lẽ luật chỉ quy định là xử lý hình sự bất kỳ hành vi nào được xem là đánh bạc, được thua bằng tiền có giá trị lớn… còn hướng dẫn của nghị quyết là hướng dẫn về hình phạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét