Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Các trường hợp đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tạm trú

dang ky tam tru
         Tham khảo:
          Luật cư trú quy định như thế nào về trường hợp phải đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký tạm trú, đối tượng được cấp sổ tạm trú, giá trị pháp lý của sổ tạm trú, xóa tên trong sổ tạm trú? So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật cư trú có những quy định nào là mới về đăng ký tạm trú?
          *Quy định của Luật cư trú về trường hợp phải đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký tạm trú, đối tượng được cấp sổ tạm trú, giá trị pháp lý của sổ tạm trú, xóa tên trong sổ tạm trú:
          Điều 30 Luật Cư trú đã quy định những trường hợp phải đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký tạm trú, điều chỉnh những thay đổi về sổ tạm trú, giá trị pháp lý của sổ tạm trú và xóa tên trong số tạm trú. Cụ thể như sau:
          1. Đăng ký tạm trú:
          Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ (khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú). Đăng ký tạm trú là một trong những chế định quan trọng của Luật Cư trú nhằm đảm bảo quyền tự do cư trú của công dân.
          Các trường hợp phải đăng ký tạm trú là: người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
          2. Thủ tục đăng ký tạm trú:
          Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 thì: “Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đó đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”
           Thủ tục, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: (Theo Điều 16 Thông tư 52/2010/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú, Nghị định 107/2007/NĐ-CP và Nghị định 56/2010/NĐ-CP về cư trú )    
        a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu.
        b) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở).
        Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.   
2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
3. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. 
           Theo Điều 5 Nghị định số l07/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú thì giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:
           a) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân.
           b) Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho m ượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là các loại hợp đồng, cam kết cho thuê, cho m ượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (trường hợp hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của cá nhân phải có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã).
           c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trư ờng hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật C ư trú.
           d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trư ởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc đ ược cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nh ượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
            e) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng. (Nếu không có một trong các giấy tờ quy định nêu trên).
           3. Thẩm quyền, thời hạn cấp giấy và thời gian cấp sổ tạm trú:
          - Trưởng Công an xã, phường, thị trấn ký cấp Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn cho hộ gia đình và Giấy tạm trú có thời hạn cho cá nhân.
          - Thời hạn của giấy đăng ký tạm trú có thời hạn và giấy đăng ký tạm trú có thời hạn theo thời gian học tập, thời hạn lao động hoặc theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá 12 tháng. Khi giấy hết hạn, người tạm trú tiếp tục ở lại thì phải đến nơi cơ quan Công an nơi cấp giấy để xin gia hạn hoặc cấp lại. Thời hạn không quá 12 tháng.
         - Trong thời hạn 3 ngày làn việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho người đã đăng ký tạm trú.
         4. Đối tượng được cấp sổ tạm trú:
         Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Công an.
         Đối với những người thường xuyên sinh sống ở mặt nước (nhân khẩu mặt nước), ngoài việc đăng ký thường trú tại nguyên quán hoặc bến gốc, nếu họ đến nơi khác làm ăn thì phải thông báo việc thực hiện lưu trú hoặc đăng ký tạm trú với Công an nơi đến.
          Khoản 2 Mục III của Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 còn quy định cụ thể trường hợp liên quan đến học sinh, sinh viên, học viên cụ thể như sau : “Học sinh, sinh viên, học viên ở trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, nếu từng người có nhu cầu đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng; trường hợp không có nhu cầu cấp riêng sổ tạm trú thì cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản từng cá nhân: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú trước khi đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay”
           5. Giá trị pháp lý của sổ tạm trú:
           Sổ tạm trú có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
           Sổ tạm trú mà bị mất, hư hỏng, thì người được cấp sổ tạm trú phải đến cơ quan Công an làm thủ tục xin cấp đổi, cấp lại.
           Sổ đăng ký tạm trú do Công an xã, phường, thị trấn lập và lưu giữ. Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú phải được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Cư trú.
           Khoản 2 Mục III của Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 còn quy định:
           "Công dân thay đổi nơi tạm trú ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn thì được cấp sổ tạm trú mới; các trường hợp đã cấp giấy tạm trú có thời hạn theo quy định trước đây vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn.
            Người tạm trú có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ tạm trú theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ tạm trú khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xoá, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ tạm trú trái pháp luật"
           6. Xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú:
Để đảm bảo nguyên tắc “… mỗi người chỉ được đăng ký tạm trú tại một nơi…” quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật Cư trú, đồng thời cũng để bảo đảm cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý một cách thực chất những người tạm trú tại địa phương, tại khoản 5 Điều 30 của Luật Cư trú đã quy định: “Người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập, lao động từ sáu tháng trở lên tại địa phương  đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú xóa tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú”.  Và tại điểm a khoản 3 mục III của Thông tư 06 còn quy định cụ thể về trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng chết hoặc mất tích từ 6 tháng trở lên thì công an xã, phường, thị trấn nơi người đó tạm trú phải xóa tên của họ trong sổ đăng ký tạm trú. Người đăng ký tạm trú mà được đăng ký thường trú thì Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú phải xóa tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.
          *Những quy định mới về đăng ký tạm trú của Luật cư trú so với quy định của pháp luật trước đây:
          - Để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước về cư trú nắm chắc mọi biến động về nhân khẩu trên địa bàn, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho công dân được cấp sổ, không phải làm thủ tục gia hạn, Luật cư trú không phân biệt tạm trú ngắn hạn (chỉ khai báo tạm trú) và tạm trú có thời hạn (cấp giấy chứng nhận tạm trú) như quy định cũ mà chỉ quy định hình thức tạm trú không thời hạn, tức là chỉ có một trường hợp thuộc diện đăng ký tạm trú, đó là: người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập có tính chất ổn định lâu dài tại một địa phương nhất định, không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó. Người đăng ký tạm trú được cấp sổ tạm trú và không xác định thời hạn. Trưởng công an xã, phường, thị trấn là người có thẩm quyền cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình, cá nhân.
            Trước đây, Nghị định 51/CP và Nghị định 108/2005/NĐ-CP quy định:
            “Người từ 15 tuổi trở lên ở qua đêm ngoài nơi thường trú của mình thuộc phạm vi phường, thị trấn, xã khác phải trình báo tạm trú theo quy định. Trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng, con thường đến tạm trú ở nhà nhau thì khai báo lần đầu trong năm.
            Các trường hợp  phải đăng ký tạm trú có thời hạn bao gồm: Người thực tế đang cư trú tại địa phương nhưng chưa đủ thủ tục, điều kiện để được đăng ký hộ khẩu thường trú; người ở nơi khác đến học tập, làm việc, lao động tự do; người làm việc theo chế độ hợp đồng xác định thời hạn và không thời hạn tại các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh nước ngoài tại tỉnh, thành phố của Việt Nam nếu chưa đủ điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú.”
             Như vậy, so với quy định trước đây, Luật cư trú quy định đối tượng và trường hợp đăng ký tạm trú theo hướng rộng hơn, bao gồm: người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập có tính chất ổn định lâu dài tại một địa phương nhất định, không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó.
             - Về hình thức, đối tượng được cấp sổ tạm trú: nếu các văn bản pháp luật về Cư trú trước đây quy định hộ gia đình được cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn, cá nhân được cấp giấy tạm trú (đối với trường hợp đăng ký tạm trú có thời hạn) và phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (nếu tạm trú không xác định thời hạn), thì Luật Cư trú quy định chỉ cấp cho hộ gia đình và cá nhân một loại sổ duy nhất đó là: sổ tạm trú.
             - Luật Cư trú đã quy đinh rõ giá trị pháp lý của sổ tạm trú: “Sổ tạm trú có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân”. Trước kia, trong Nghị định 51/CP và Nghị định 108/2005/NĐ-CP không xác định rõ giá trị pháp lý của giấy đăng ký tạm trú và giấy tạm trú có thời hạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến