- Tải về sách Ebook hướng dẫn các thủ tục hành chính thường gặp và biểu mẫu đính kèm
- Tải về sách Ebook Luật cư trú về hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu, xuất nhập cảnh, lý lịch tư pháp và biểu mẫu mới nhất
Tham khảo:
* Quy định về đăng ký thường trú; điều kiện đăng ký tại tỉnh; điều kiện đăng ký tại TP trực thuộc trung ương trong Luật cư trú:
1. Quy định về đăng ký thường trú:
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp hộ khẩu cho họ (Điều 18 Luật Cư trú).
2. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh:
Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh được quy định tại Điều 19 Luật Cư trú rất đơn giản và thuận tiện cho công dân, chỉ cần công dân có chỗ ở hợp pháp là được đăng ký thường trú. Theo đó không có sự phân biệt giữa điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú với các thành phố, thị xã thuộc tỉnh với các vùng khác. Cụ thể như sau: “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.
3. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 20 Luật Cư trú.
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
- Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Điều 7 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú qui định rõ thêm như sau:
1. Các trường hợp sau đây được coi là tạm trú liên tục từ một năm trở lên tại thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tạm trú liên tục tại một chỗ ở tại thành phố trực thuộc Trung ương mà thời hạn tạm trú tại chỗ ở đó từ một năm trở lên;
b) Tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau tại thành phố trực thuộc Trung ương mà thời hạn tạm trú tại tất cả các chỗ ở đó từ một năm trở lên.
2. Thời hạn tạm trú được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời gian tạm trú trước ngày 01 tháng 7 năm 2007;
b) Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú (đối với các trường hợp đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú).
Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh chỉ đòi hỏi công dân có chỗ ở hợp pháp thì được đăng ký thương trú còn điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì ngoài điều kiện có chỗ ở hợp pháp, còn phải có thêm một điều kiện khác, đó là một trong những trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 20.
Về thời hạn đăng ký thường trú, Điều 6 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định:
“1. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó”.
*Nguyên nhân sự khác nhau về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh với điều kiện đăng ký tại các thành phố trực thuộc trung ương:
Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền tự do cư trú, nhưng Luật Cư trú lại quy định điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh và điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương có những điểm khác nhau là do các nguyên nhân cơ bản sau:
- Mật độ dân số ở các tỉnh thấp hơn so với các thành phố trực thuộc trung ương (nhất là so với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh). Do đó, muốn phân bố dân số hợp lý, tránh tình trạng tăng dân số cơ học (do nhập cư) ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, hạ tầng kỷ thuật, vấn đề ùn tắc giao thông, thiếu trường học, bệnh viện… nên các thành phố trực thuộc trung ương có quy định khắt khe hơn để hạn chế việc nhập khẩu, ngược lại ở các tỉnh có các quy định thoáng hơn nhằm thu hút dân số.
- Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, khả năng cung ứng dịch vụ của các thành phố trực thuộc trung ương như: giáo dục, y tế, điện, nước, hạ tầng giao thông, nhà ở, dịch vụ công cộng… không thể đáp ứng tốt nếu số lượng dân chuyển cư vào thành phố quá lớn. Một mặt không đáp ứng được yêu cầu, bảo đảm được quyền lợi cho những người chuyển vào thành phố, mà còn ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của những người đã đăng ký thường trú tại thành phố đó.
- Nhiều trường hợp nhập cư vào đô thị để ổn định cuộc sống lâu dài, nhưng cũng có không ít trường hợp nhập cư vào đô thị làm việc theo mùa vụ. (nhất là số người nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…), gây khó khăn cho công tác đăng ký, quản lý cư trú, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Mặt khác, Luật Cư trú quy định điều kiện nhập khẩu vào các thành phố trực thuộc trung ương khác với các tỉnh cũng là để tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng (nhất là những người làm việc trong các doanh nghiệp) trong việc đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc trung ương, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Theo quy định của Hiến pháp thì công dân có quyền tự do cư trú, nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật. Quyền tự do cư trú của công dân còn phải gắn với các quyền, nghĩa vụ khác của công dân. Thực hiện quyền tự do cư trú phải đảm bảo hài hoà với lợi ích quốc gia, lợi ích giữa các cộng đồng dân cư và lợi ích của công dân.
*Những điểm mới về đăng ký thường trú của Luật Cư trú so với quy định của pháp luật trước đây:
So với những quy định trước đây thì Luật Cư trú có những điểm mới về đăng ký thường trú được thể hiện qua các nội dung sau:
- Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh chỉ đòi hỏi công dân có chỗ ở hợp pháp (trường hợp chổ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản)
- Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì ngoài điều kiện có chỗ ở hợp pháp, còn phải có thêm một điều kiện khác, đó là đã có tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên (theo quy định trước đây tại Nghị định số 108/2005/NĐ-CP thì phải cư trú liên tục từ ba năm trở lên)
- Về các trường hợp khác được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, Luật Cư trú quy định gồm các đối tượng:
+ Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình nếu đó là : Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
+ Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
+ Trước đây đã đăng ký tạm trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Trong khi đó, Nghị định số 108/2005/NĐ-CP quy định những người đăng được ký hộ khẩu thường trú tại thành phố gồm:
+ Người được cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền điều động, tuyển dụng (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đang công tác tại các đơn vị quân đội, công an có trụ sở đóng tại địa bàn thành phố) đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức đó, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Người được cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền điều động, tuyển dụng đến làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức đó (kể cả trong quân đội và công an).
+ Người có nhà ở hợp pháp, không bị cấm cư trú ở thành phố.
+ Cán bộ, công chức đang công tác ngoài tỉnh, thành phố thường xuyên về ở với vợ, chồng, con hoặc bố, mẹ (nếu chưa có vợ, chồng);
+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển đến ở với con hoặc anh, chị, em ruột (nếu không có vợ, chồng, con);
+ Người tàn tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi đến ở với bố, mẹ, con. Trường hợp còn bố mẹ, vợ, chồng, con nhưng bố mẹ, vợ, chồng, con không có khả năng nuôi dưỡng hoặc không có bố, mẹ, vợ, chồng, con thì được chuyển đến ở với anh, chị, em ruột; cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc người giám hộ;
+ Người dưới 18 tuổi không còn bố mẹ hoặc còn bố, mẹ, nhưng bố mẹ không có khả năng nuôi dưỡng đến ở với ông, bà nội ngoại; anh, chị, em ruột; cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc người giám hộ. Người trên 18 tuổi độc thân, hàng ngày sống cùng với bố, mẹ hoặc ông, bà nội, ngoại (nếu không còn bố, mẹ);
+ Vợ về ở với chồng hoặc ngược lại. Con dâu, con rể về ở với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ mà vợ hoặc chồng trước đây đã có hộ khẩu thường trú ở thành phố, nhưng đã bị xóa tên hoặc cắt chuyển hộ khẩu đi nơi khác do chết, đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hợp pháp hoặc là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang chuyển công tác đến địa phương khác;
+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương được cơ quan có thẩm quyền cho cư trú ở thành phố;
+ Người trước đây có hộ khẩu thường trú hoặc quê gốc ở thành phố đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ trong quân đội và công an hoặc đi công tác, học tập, lao động ở nơi khác (kể cả nước ngoài), nay trở về thành phố và những người theo quy định được đi theo họ;
+ Người chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính trở về thành phố mà không thuộc diện cấm cư trú.
Như vậy, So với các quy định pháp luật trước kia, Luật cư trú quy định khái quát hơn về các loại đối tượng được đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc trung ương, mở rộng diện đối tượng được đăng ký thường trú. Ví dụ như: bỏ quy định về một số loại đối tượng cụ thể (người hồi hương, người chấp hành xong hình phạt, biện pháp quản lý hành chính khác…), sửa đổi bổ sung thành loại đối tượng khác được đăng ký ngay vào thành phố trực thuộc trung ương đó là “những người trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình…”. Luật Cư trú cũng đã rút ngắn điều kiện về thời gian tạm trú liên tục của một số đối tượng đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương từ 3 năm xuống còn 1 năm đối với những công dân có chỗ ở hợp pháp (khoản 1 Điều 20), bãi bỏ quy định phải có việc làm ổn định trong điều kiện đăng ký thường trú, (trước đây quy định công dân muốn đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương phải có việc làm ổn định).
- Về thủ tục đăng ký thường trú, so với quy định của pháp luật trước đây, Điều 21, Luật cư trú quy định rất rõ nơi nộp hồ sơ, những giấy tờ cần thiết để đăng ký thường trú, rút ngắn thời gian cấp hộ khẩu cho công dân. Theo đó, người đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại công an huyện, quận, thị xã; người đăng ký thường trú tại tỉnh thì nộp hồ sơ tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp đã được quy định trong điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.
Cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ biết. (tại Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ quy định về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu quy định thời hạn giải quyết là 20 ngày, không quy định việc trả lời bằng văn bản nếu không cấp hộ khẩu).
- Về địa bàn đăng ký thường trú, pháp luật trước đây quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng giống như điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nghĩa là hạn chế cả những trường hợp đăng ký hộ khẩu vào thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nay Luật Cư trú chỉ quy định điều kiện đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương.
- Luật cư trú và các văn bản liên quan
- Hỏi & đáp về Luật Cư trú: Những quy định chung
- Hành vi bị nghiêm cấm trong Luật cư trú; quyền, trách nhiệm của công dân, tổ chức về cư trú
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú tại Công an Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Thủ tục đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú
- Cấp sổ hộ khẩu; tách, chuyển, điều chỉnh thay đổi hộ khẩu
- Các trường hợp đăng ký tạm trú, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tạm trú
- Thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng
* Quy định về đăng ký thường trú; điều kiện đăng ký tại tỉnh; điều kiện đăng ký tại TP trực thuộc trung ương trong Luật cư trú:
1. Quy định về đăng ký thường trú:
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp hộ khẩu cho họ (Điều 18 Luật Cư trú).
2. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh:
Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh được quy định tại Điều 19 Luật Cư trú rất đơn giản và thuận tiện cho công dân, chỉ cần công dân có chỗ ở hợp pháp là được đăng ký thường trú. Theo đó không có sự phân biệt giữa điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú với các thành phố, thị xã thuộc tỉnh với các vùng khác. Cụ thể như sau: “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.
3. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 20 Luật Cư trú.
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
- Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Điều 7 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú qui định rõ thêm như sau:
1. Các trường hợp sau đây được coi là tạm trú liên tục từ một năm trở lên tại thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tạm trú liên tục tại một chỗ ở tại thành phố trực thuộc Trung ương mà thời hạn tạm trú tại chỗ ở đó từ một năm trở lên;
b) Tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau tại thành phố trực thuộc Trung ương mà thời hạn tạm trú tại tất cả các chỗ ở đó từ một năm trở lên.
2. Thời hạn tạm trú được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời gian tạm trú trước ngày 01 tháng 7 năm 2007;
b) Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú (đối với các trường hợp đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú).
Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh chỉ đòi hỏi công dân có chỗ ở hợp pháp thì được đăng ký thương trú còn điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì ngoài điều kiện có chỗ ở hợp pháp, còn phải có thêm một điều kiện khác, đó là một trong những trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 20.
Về thời hạn đăng ký thường trú, Điều 6 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định:
“1. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó”.
*Nguyên nhân sự khác nhau về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh với điều kiện đăng ký tại các thành phố trực thuộc trung ương:
Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền tự do cư trú, nhưng Luật Cư trú lại quy định điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh và điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương có những điểm khác nhau là do các nguyên nhân cơ bản sau:
- Mật độ dân số ở các tỉnh thấp hơn so với các thành phố trực thuộc trung ương (nhất là so với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh). Do đó, muốn phân bố dân số hợp lý, tránh tình trạng tăng dân số cơ học (do nhập cư) ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, hạ tầng kỷ thuật, vấn đề ùn tắc giao thông, thiếu trường học, bệnh viện… nên các thành phố trực thuộc trung ương có quy định khắt khe hơn để hạn chế việc nhập khẩu, ngược lại ở các tỉnh có các quy định thoáng hơn nhằm thu hút dân số.
- Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, khả năng cung ứng dịch vụ của các thành phố trực thuộc trung ương như: giáo dục, y tế, điện, nước, hạ tầng giao thông, nhà ở, dịch vụ công cộng… không thể đáp ứng tốt nếu số lượng dân chuyển cư vào thành phố quá lớn. Một mặt không đáp ứng được yêu cầu, bảo đảm được quyền lợi cho những người chuyển vào thành phố, mà còn ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của những người đã đăng ký thường trú tại thành phố đó.
- Nhiều trường hợp nhập cư vào đô thị để ổn định cuộc sống lâu dài, nhưng cũng có không ít trường hợp nhập cư vào đô thị làm việc theo mùa vụ. (nhất là số người nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…), gây khó khăn cho công tác đăng ký, quản lý cư trú, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Mặt khác, Luật Cư trú quy định điều kiện nhập khẩu vào các thành phố trực thuộc trung ương khác với các tỉnh cũng là để tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng (nhất là những người làm việc trong các doanh nghiệp) trong việc đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc trung ương, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Theo quy định của Hiến pháp thì công dân có quyền tự do cư trú, nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật. Quyền tự do cư trú của công dân còn phải gắn với các quyền, nghĩa vụ khác của công dân. Thực hiện quyền tự do cư trú phải đảm bảo hài hoà với lợi ích quốc gia, lợi ích giữa các cộng đồng dân cư và lợi ích của công dân.
*Những điểm mới về đăng ký thường trú của Luật Cư trú so với quy định của pháp luật trước đây:
So với những quy định trước đây thì Luật Cư trú có những điểm mới về đăng ký thường trú được thể hiện qua các nội dung sau:
- Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh chỉ đòi hỏi công dân có chỗ ở hợp pháp (trường hợp chổ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản)
- Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì ngoài điều kiện có chỗ ở hợp pháp, còn phải có thêm một điều kiện khác, đó là đã có tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên (theo quy định trước đây tại Nghị định số 108/2005/NĐ-CP thì phải cư trú liên tục từ ba năm trở lên)
- Về các trường hợp khác được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, Luật Cư trú quy định gồm các đối tượng:
+ Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình nếu đó là : Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
+ Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
+ Trước đây đã đăng ký tạm trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Trong khi đó, Nghị định số 108/2005/NĐ-CP quy định những người đăng được ký hộ khẩu thường trú tại thành phố gồm:
+ Người được cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền điều động, tuyển dụng (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đang công tác tại các đơn vị quân đội, công an có trụ sở đóng tại địa bàn thành phố) đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức đó, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Người được cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền điều động, tuyển dụng đến làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức đó (kể cả trong quân đội và công an).
+ Người có nhà ở hợp pháp, không bị cấm cư trú ở thành phố.
+ Cán bộ, công chức đang công tác ngoài tỉnh, thành phố thường xuyên về ở với vợ, chồng, con hoặc bố, mẹ (nếu chưa có vợ, chồng);
+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển đến ở với con hoặc anh, chị, em ruột (nếu không có vợ, chồng, con);
+ Người tàn tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi đến ở với bố, mẹ, con. Trường hợp còn bố mẹ, vợ, chồng, con nhưng bố mẹ, vợ, chồng, con không có khả năng nuôi dưỡng hoặc không có bố, mẹ, vợ, chồng, con thì được chuyển đến ở với anh, chị, em ruột; cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc người giám hộ;
+ Người dưới 18 tuổi không còn bố mẹ hoặc còn bố, mẹ, nhưng bố mẹ không có khả năng nuôi dưỡng đến ở với ông, bà nội ngoại; anh, chị, em ruột; cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc người giám hộ. Người trên 18 tuổi độc thân, hàng ngày sống cùng với bố, mẹ hoặc ông, bà nội, ngoại (nếu không còn bố, mẹ);
+ Vợ về ở với chồng hoặc ngược lại. Con dâu, con rể về ở với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ mà vợ hoặc chồng trước đây đã có hộ khẩu thường trú ở thành phố, nhưng đã bị xóa tên hoặc cắt chuyển hộ khẩu đi nơi khác do chết, đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hợp pháp hoặc là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang chuyển công tác đến địa phương khác;
+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương được cơ quan có thẩm quyền cho cư trú ở thành phố;
+ Người trước đây có hộ khẩu thường trú hoặc quê gốc ở thành phố đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ trong quân đội và công an hoặc đi công tác, học tập, lao động ở nơi khác (kể cả nước ngoài), nay trở về thành phố và những người theo quy định được đi theo họ;
+ Người chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính trở về thành phố mà không thuộc diện cấm cư trú.
Như vậy, So với các quy định pháp luật trước kia, Luật cư trú quy định khái quát hơn về các loại đối tượng được đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc trung ương, mở rộng diện đối tượng được đăng ký thường trú. Ví dụ như: bỏ quy định về một số loại đối tượng cụ thể (người hồi hương, người chấp hành xong hình phạt, biện pháp quản lý hành chính khác…), sửa đổi bổ sung thành loại đối tượng khác được đăng ký ngay vào thành phố trực thuộc trung ương đó là “những người trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình…”. Luật Cư trú cũng đã rút ngắn điều kiện về thời gian tạm trú liên tục của một số đối tượng đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương từ 3 năm xuống còn 1 năm đối với những công dân có chỗ ở hợp pháp (khoản 1 Điều 20), bãi bỏ quy định phải có việc làm ổn định trong điều kiện đăng ký thường trú, (trước đây quy định công dân muốn đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương phải có việc làm ổn định).
- Về thủ tục đăng ký thường trú, so với quy định của pháp luật trước đây, Điều 21, Luật cư trú quy định rất rõ nơi nộp hồ sơ, những giấy tờ cần thiết để đăng ký thường trú, rút ngắn thời gian cấp hộ khẩu cho công dân. Theo đó, người đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại công an huyện, quận, thị xã; người đăng ký thường trú tại tỉnh thì nộp hồ sơ tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp đã được quy định trong điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.
Cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ biết. (tại Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ quy định về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu quy định thời hạn giải quyết là 20 ngày, không quy định việc trả lời bằng văn bản nếu không cấp hộ khẩu).
- Về địa bàn đăng ký thường trú, pháp luật trước đây quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng giống như điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nghĩa là hạn chế cả những trường hợp đăng ký hộ khẩu vào thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nay Luật Cư trú chỉ quy định điều kiện đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét