Trước hết, phải khẳng định rằng, việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể là trường hợp bị cấm theo quy định của khoản 2, điều 142, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi bổi sung. Cụ thể, điều luật này quy định “Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó”.
Điều này có nghĩa là hành vi tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là hành vi trái pháp luật và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cũng như từng thành viên của tổ chức này.
Quyền lợi của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để giải quyết được vấn đề này, trước hết phải căn cứ vào Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể đã được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Hiệu quả của việc giải quyết này phụ thuộc vào chất lượng của Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể càng chi tiết, cụ thể, bao quát được các trường hợp có thể phát sinh trong thực tế thì càng đảm bảo hiệu quả việc giải quyết tranh chấp phát sinh.
Ngoài ra, việc giải quyết phải trên tinh thần thiện chí, thương lượng để đảm bảo tốt nhất quyền lợi và uy tín của nhãn hiệu tập thể cũng như các thành viên của nhãn hiệu này.
Trương trường hợp tranh chấp không được giải quyết một cách hợp lý, thì nhãn hiệu tập thể có thể bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm đ, khoản 1, điều 95 của Luật sở hữu trí tuệ
(1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây ...
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể ...)
Để có thêm thông tin cách tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp tới Topiclaw
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét