Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên


Việt Nam hiện đang áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nộp đơn trước (first to file) trong việc đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,...

Theo nguyên tắc này trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt với nhau hoặc các nhãn hiệu trùng/tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thì đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên sẽ được chấp nhận bảo hộ.

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp cho một đối tượng có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên thì chỉ chấp nhận bảo hộ cho một đơn duy nhất theo thỏa thuận các các chủ đơn này. Nếu các chủ đơn không thỏa thuận được thì đối tượng đó sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp bạn đã nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia là thành viên của Công ước Paris về sở hữu công nghiệp, Công ước PCT về bảo hộ sáng chế thì người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho đối tượng đã được nộp trong đơn đầu tiên trong thời hạn nhất định (theo công ước Paris, thời hạn hưởng quyền ưu tiên đối với sáng chế là 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đơn đầu tiên và 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu).

Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn xen vào cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của bạn vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.


Việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên này không giống nhau ở mỗi quốc gia. Chẳng hạn như, tại Mỹ nguyên tắc ưu tiên được áp dụng là nguyên tắc sử dụng trước (first to use) chứ không phải nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file). Do đó người nộp đơn nên tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại mỗi quốc gia cụ thể tranh các trường hợp bị mất thương hiệu hoặc các tài sản trí tuệ khác.


Để có thêm thông tin cách tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp tới Topiclaw

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến