Khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ (Cục SHTT), nhãn hiệu sẽ trải qua hai giai đoạn, giai đoạn thẩm định hình thức và giai đoạn thẩm định về nội dung.
Trong giai đoạn thẩm định nội dung, thẩm định viên sẽ đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Trong quá trình này, Cục SHTT có thể ra hai thông báo, thông báo cấp văn bằng bảo hộ nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.
Khi người nộp đơn nhận được Thông báo cấp văn bằng bảo hộ, trong vòng 01 tháng, người nộp đơn nên tiến hành liên hệ với Cục SHTT để đóng lệ phí cấp văn bằng bảo hộ. Quá thời hạn nêu trên, nếu không chứng minh được lý do xác định, nhãn hiệu có thể bị từ chối cấp văn bằng do quá thời hạn nộp phí.
Trong trường hợp người nộp đơn nhận được Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu, người nộp đơn cần nghiên cứu kỹ nội dung của Thông báo xem có căn cứ pháp lý đầy đủ hay không? Lập luận có xác đáng hay không.
Nếu người nộp đơn không đồng ý với quan điểm của Cục SHTT, trong vòng 02 tháng kể từ ngày ký Thông báo (thời hạn này có thể gia hạn thêm một lần 2 tháng), người nộp đơn có thể làm Công văn trả lời Thông báo nêu trên trong đó nêu ra các quan điểm của mình cũng như bổ sung thêm các tài liệu để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình.
Khi nhận được Công văn trả lời, Cục SHTT sẽ xem xét các ý kiến và lập luận, nếu thấy các ý kiến là hợp lý, Cục SHTT có thể chấp thuận và đồng ý cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn sẽ tiến hành nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ và phí đăng bạ.
Ngược lại, Cục SHTT cũng có thể giữ nguyên quan điểm của mình khi thấy lập luận của người nộp đơn đưa ra không xác đáng và không có cơ sở pháp lý. Trong trường hơp này, Cục SHTT sẽ ra Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Vấn đề đặt ra là người nộp đơn khi nhận được các thông báo dự định từ chối cần liên hệ với các chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm để được tư vấn đầy đủ về cả pháp lý lẫn thực tiễn.
Để có thêm thông tin cách tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp tới Topiclaw
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét