Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Toàn văn Quyết định 511/1999/QĐ-BCA (V26) ban hành Quy chế về phòng, chống HIV/AIDS trong Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng

BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 511/1999/QĐ-BCA (V26)
Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 1999
 QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG TRẠI GIAM, CƠ SỞ GIÁO DỤC, TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
- Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây hội  chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 31 tháng 5 năm 1995;
- Căn cứ Pháp lệnh thi hành phạt tù đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 08 tháng 3 năm 1993.
- Căn cứ  Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 06 tháng 7 năm 1995;
- Căn cứ nghị định số 37/1998/NĐ - CP ngày 09 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Ban phòng, chống AIDS - Bộ Công an;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế về phòng, chống HIV/AIDS trong Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Đồng chí Trưởng ban phòng, chống AIDS- Bộ Công an, Tổng Cục trưởng các Tổng cục; Vụ trưởng; Cục trưởng trực thuộc Bộ trưởng; Giám đốc công an các tỉnh, thành phố; Giám thị Trại giam; Giám thị Trại tạm giam; Giám đốc Cơ sở giáo dục; Hiệu trưởng Trường giáo dưỡng  chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./. 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Lê Minh Hương
 QUY CHẾ
VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG TRẠI GIAM, CỞ SỞ GIÁO DỤC, TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
(Ban hành theo Quyết định số 511/1999/QĐ-BCA(V26) ngày 03 tháng 09 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Công an )
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1. Việc phòng chống HIV/AIDS ở Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng là trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sỹ công an đang công tác trong Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng và mọi phạm nhân, trại viên, học sinh đang thi hành án phạt tù và thi hành các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng, trên nguyên tắc là chủ động công tác phòng ngừa, ngăn chặn và chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Điều 2. Bộ Công an giao cho Ban phòng, chống AIDS - Bộ công an và Cục trưởng Cục quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng chịu trách nhiệm đề xuất chương trình, kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, dự trù kinh phí đảm bảo hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng, đồng thời chỉ đạo Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng phối hợp với Uỷ ban phòng chống AIDS tỉnh, thành phố, Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố nơi có Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng đóng để: Tuyên truyền, tư vấn, điều trị và xét nghiệm HIV/AIDS theo quy định của Nhà nước.
Điều3. Phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử và giữ được bí mật về bệnh tật.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Khi kiểm tra sức khoẻ để tiếp nhận vào Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng phạm nhân, trại viên, học sinh phải khai báo tiền sử sử dụng chất ma tuý và HIV/AIDS, riêng các trường hợp trong diện có nguy cơ lây nhiễm HIV cao đều được xét nghiệm máu để phát hiện HIV/AIDS. Những trường hợp có kết quả bị nhiễm HIV/AIDS, Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng lập hồ sơ bệnh án riêng để theo dõi quản lý, điều trị và bố trí lao động thích hợp.
Điều 5. Phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS không nhất thiết bố trí thành đội quản lý và cải tạo riêng.
Điều 6. Nghiêm cấm việc tung tin thất thiệt về tình trạng nhiễm HIV/AIDS trong Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng, đưa tin bàn luận vô căn cứ về tình trạng bệnh HIV/AIDS ở người khác. Nghiêm cấm phạm nhân, trại viên, học sinh xăm trổ, đồng tính luyến ái, sử dụng các chất gây nghiện, bơm kim tiêm trái phép trong Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng.
Nghiêm cấm phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS có hành vi gây lây nhiễm cho người khác.
Điều 7. Khi điều chuyển phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS đến nơi mới phải bàn giao hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan của người bị nhiễm HIV/AIDS để đơn vị mới tiếp tục theo dõi, quản lý.
Khi đưa phạm  nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS đến bệnh viện điều trị, cán bộ y tế Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng phải trao đổi với bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện nơi nhận điều trị biết để có kế hoạch quản lý, điều trị.
Khi đưa phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS đến bệnh viện điều trị, cán bộ y tế Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng phải trao đổi với bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện nơi điều trị biết để có kế hoạch quản lý điều trị.
Điều 8. Đới với những phạm nhân, trại viên bị nhiễm HIV/AIDS được gặp vợ hoặc chồng 24 giờ, Trại giam, Cơ sở giáo dục phải tư vấn để họ có biện pháp phòng , chống lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác.
Điều 9. Phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS nếu đủ điều kiên, tiêu chuẩn quy định của pháp luật thì Giám thị Trại giam, Giám đốc Sở giáo dục, Hiệu trưởng Trường giáo dưỡng lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ thi hành án, tạm đình chỉ quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;  đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và giảm thời hạn chấp hành quyết định đưa vào Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng theo quy định của Nhà nước đối với người mắc bệnh hiểm nghèo.
Điều 10. Hai tháng trước khi phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS hết thời hạn chấp hành quyết định thi hành án, thời hạn đưa vào Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng trở về địa phương. Giám thị Trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho người phụ trách cơ quan y tế cấp quận, huyện nơi phạm nhân, trại viên, học sinh đó về cư trú biết để chủ động quản lý và tư vấn cho họ cũng như gia đình họ.
Điều 11. Giám thị trại giam, Giám đốc Cơ sở giáo dục, Hiệu trưởng Trường giáo dưỡng phải có trách nhiệm thông báo cho cán bộ trực tiếp quản lý như : Y tế, giáo dục,trinh sát, trực trại, quản lý, giáo viên chủ nhiệm cho biết người bị nhiễm HIV/AIDS thuộc phạm vi mình quản lý.
- Cán bộ chiến sỹ được phân công theo dõi, quản lý, điều trị phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS không được phân biệt đối xử, phải tuyệt đối giữ bí mật cho bệnh nhân, không trao đổi với người không có trách nhiệm.
- Cán bộ y tế Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định chuyên môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS ban hành theo Quyết định số  2557/QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 12. Giám thị Trại giam, Giám đốc Cơ sở giáo dục, Hiệu trưởng Trường giáo dưỡng phải có trách nhiệm đưa ngay cán bộ, chiến sỹ  công an khi làm nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS đến cơ quan y tế gần nhất để xét nghiệm máu và theo dõi, điều trị phòng, chống HIV/AIDS.
Điều 13. Cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý, điều trị phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước quy định.
Cán bộ , chiến sỹ bị nhiễm HIV/AIDS do trực tiếp quản lý, điều trị người bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Nhà nước.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Cán bộ, chiến sỹ công an công tác tại Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng thường xuyên được học tập, phổ biến kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.
Công tác phòng chống HIV/AIDS được đưa vào  chương trình giáo dục thường xuyên của Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng để nâng cao nhận thức cho phạm nhân, trại viên, học sinh về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Điều 15. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Y tế, Cục quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng căn cứ vào các văn bản pháp luật, nhiệm vụ được giao, chương trình, kế hoạch công tác phòng chống HIV/AIDS của Ban phòng, chống AIDS – Bộ Công an đảm bảo kinh phí, chế độ chính sách, thiết bị y tế và chỉ đạo Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng tổ chức thực hiện phòng, chống HIV/AIDS.
Giám thị Trại giam, Giám đốc Cơ sở giáo dục,  Hiệu trưởng Trường giáo dưỡng được quyền huy động các phương tiện, nguồn kinh phí từ các tổ chức y tế, xã hội và cá nhân phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng.
Điều 16. Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng thành lập Tiểu ban phòng, chống HIV/AIDS do đồng chí Giám thị, Giám đốc, Hiệu trưởng làm trưởng tiểu ban, đồng chí  Phó Giám thị, Phó Giám đốc, Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục làm phó trưởng Tiểu ban thường trực, đội trưởng giáo dục, trinh sát, tài vụ- hậu cần, bệnh xá trưởng làm uỷ viên. Giám thị Trại giam, Giám đốc Cơ sở giáo dục, Hiệu trưởng Trường giáo dưỡng thường xuyên báo cáo tình hình phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS về Ban phòng, chống AIDS - Bộ Công an (V26).
Điều 17. Ban phòng, chống AIDS - Bộ Công an, Cục quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng chỉ đạo Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng thường xuyên sơ kết rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời cho tập thể, cá nhân cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân, trại viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng và kiến nghị xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm quy chế này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Công tác phòng, chống HIV/AIDS trong Phân trại quản lý phạm nhân trong Trại tạm giam đươc tổ chức thực hiên theo quy chế này.
Điều 19. Ban phòng, chống AIDS - Bộ Công an; Cục Y tế; Cục Quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy chế này. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ ( qua V26) để xem xét sửa đổi, bổ sung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến