Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2008

GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU TƯƠNG ĐỐI VÀ VÔ HIỆU TUYỆT ĐỐI

TS. BÙI ĐĂNG HIẾU - Đại học Luật Hà Nội

Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý có ý thức thể hiện ý chí của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự là một trong những căn cứ quan trọng và phổ biến nhất làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì giao dịch đó phải đáp ứng được một số các điều kiện do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 131 BLDS thì một giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực khi có hội tụ đồng thời bốn điều kiện sau:

1- Người tham gia giao dch có năng lc hành vi dân s;

2- Mc đích và ni dung ca giao dch không trái pháp lut, đạo đức xã hi;

3- Người tham gia giao dch hoàn toàn t nguyn;

4- Hình thc giao dch phù hp vi quy định ca pháp lut”.

Về nguyên tắc nếu một giao dịch dân sự không đáp ứng được một trong bốn điều kiện nêu trên thì bị coi là vô hiệu (theo quy định tại Điều 136 BLDS). Thế nhưng trong giới các nhà nghiên cứu luật dân sự của Việt Nam hiện nay đang tồn tại một vấn đề tranh luận về trình tự bị coi là vô hiệu của giao dịch khi thiếu một trong bốn các điều kiện đó: Thế nào là vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối? Giao dịch dân sự vi phạm vào điều kiện nào thì áp dụng trình tự vô hiệu tuyệt đối, còn vi phạm điều kiện nào thì bị áp dụng trình tự vô hiệu tương đối?

Trước hết cần khẳng định rằng khái niệm vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối là hai khái niệm của ngành khoa học luật dân sự, mang tính lý thuyết và chưa được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bộ luật dân sự (Phần thứ nhất, Chương 5) không phân loại các trường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự thành vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối, mà chỉ giới hạn ở việc chỉ ra các trường hợp vô hiệu do vi phạm từng điều kiện cụ thể của giao dịch dân sự, cùng với việc chỉ ra hậu quả cụ thể của từng giao dịch vô hiệu. Thế nhưng hai khái niệm “giao dch dân s vô hiu tuyt đối” và “giao dch dân s vô hiu tương đối” lại là hai khái niệm rất quan trọng đối với khoa học luật dân sự. Chúng là công cụ không thể thiếu được trong việc nghiên cứu bản chất của giao dịch dân sự, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến thủ tục tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu.

Một giao dịch dân sự bị coi là vô hiu tuyt đối trong các trường hợp sau: a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội; b) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác; c) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật; d) Khi giao dịch của pháp nhân xác lập vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động được cho phép, đăng ký; e) Khi giao dịch được xác lập bởi người không có năng lực hành vi dân sự (chưa đủ 6 tuổi); f) Khi giao dịch được xác lập bởi người mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự bị coi là vô hiu tương đối trong các trường hợp: a) Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi cho đến chưa đủ 18 tuổi (có năng lực hành vi dân sự một phần); b) Khi giao dịch được xác lập bởi người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c) Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn; d) Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe doạ ; e) Khi người xác lập giao dịch không nhận thức được hành vi của mình.

Sự phân loại nêu trên có cơ sở dựa vào một số đặc điểm khác biệt chung thể hiện bản chất của hai khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Đó là:

1. S khác bit v trình t vô hiu ca giao dch: Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Còn đối với các giao dịch vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi hội tụ đủ những điều kiện nhất định: a) Khi có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan và b) Theo quyết định của Toà án.

Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, được coi là tiêu chí hàng đầu để phân loại một giao dịch vô hiệu thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối khi nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật. Một số tài liệu pháp lý đã dựa vào chính sự khác biệt này để xây dựng nên khái niệm vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối.

Cũng chính từ sự khác biệt này mà trong một số tài liệu còn sử dụng thêm các thuật ngữ khác để biểu thị sự phân loại giao dịch dân sự vô hiệu: giao dịch dân sự vô hiệu đương nhiên và giao dịch dân sự vô hiệu theo đề nghị của người có quyền và lợi ích liên quan (1). Nhìn chung thì việc sử dụng hai cặp thuật ngữ khác nhau đó không có gì trái ngược nhau. Thế nhưng đứng trên phương diện phân tích lý thuyết của luật dân sự thì việc sử dụng cặp thuật ngữ “vô hiệu tuyệt đối” và “vô hiệu tương đối” sẽ không chỉ giới hạn bởi sự khác biệt đang phân tích (mặc nhiên vô hiệu hay không mặc nhiên vô hiệu), mà còn cho phép chúng ta nghiên cứu bản chất của chúng một cách toàn diện hơn.

2. S khác bit v thi hn yêu cu tuyên b giao dch vô hiu: Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiêụ không bị hạn chế. Còn đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là một năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập (2).

3. S khác bit v hiu lc pháp lý ca giao dch: Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên, thậm chí ngay cả trong trường hợp khi các bên đã tiến hành thực hiện các hành vi theo nội dung cam kết.

Còn giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tương đối thì được coi là có hiệu lực pháp lý cho đến khi nào bị tuyên bố vô hiệu. Khẳng định này thoạt tiên có thể bị coi là trái với quy định của pháp luật khi khoản 1 Điều 146 BLDS quy định rằng giao dịch dân sự vô hiệu (cả tuyệt đối lẫn tương đối) không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập. Thế nhưng không phải vậy. Bởi vì, đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đối, nếu như giao dịch không được coi là có hiệu lực trước khi bị tuyên bố vô hiệu thì không thể có bất kỳ một giao dịch nào có thể có hiệu lực trong khoảng thời hiệu một năm của quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 145 BLDS. Việc quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nói lên rằng trong khoảng thời gian của thời hiệu đó giao dịch dân sự có hiệu lực cho đến khi bị tuyên bố vô hiệu theo quyết định của Toà án. Còn khi đã hết thời hiệu khởi kiện đó thì giao dịch dân sự sẽ không bị tranh chấp về hiệu lực nữa.

Khẳng định này không hề mâu thuẫn với Điều 146 BLDS còn bởi vì Điều 146 BLDS chỉ chứa những quy định chung về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Theo tinh thần của Điều 146 BLDS, giao dịch dân sự một khi đã bị coi là vô hiệu (bất kể là vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối), thì nhìn chung đều có hậu quả pháp lý giống nhau là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu (tình trạng tại thời điểm trước khi xác lập giao dịch), hoàn trả lại cho nhau những tài sản đã nhận được từ phía bên kia, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra cho với bên kia.

4. S khác bit v bn cht quyết định ca Toà án: Trong cả hai trường hợp thì Toà án đều có thể ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Thế nhưng bản chất của hai loại quyết định này có sự khác biệt cơ bản.

Giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối bị coi là vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của Toà án. Hay nói cách khác, nó bị vô hiệu ngay cả khi không có quyết định của Toà án. Chính bởi vậy quyết định của Toà án (nếu có) đối với giao dịch vô hiệu tuyệt đối không mang tính chất phán xử mà đơn thuần chỉ là một trong những hình thức công nhận sự vô hiệu của giao dịch dựa trên các cơ sở luật định mà thôi. Bên cạnh đó, quyết định của Toà án còn có thêm nội dung xác định rõ hậu quả và cưỡng chế các bên vi phạm thực hiện các hậu quả của giao dịch vô hiệu. Ngoài Toà án ra thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác cũng có quyền tuyên bố sự vô hiệu tuyệt đối của giao dịch.

Đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đối, thì quyết định của Toà án là cơ sở duy nhất làm cho giao dịch trở nên vô hiệu. Quyết định của Toà án mang tính chất phán xử. Toà án tiến hành giải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu của các bên (hoặc của đại diện hợp pháp của họ). Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh trước Toà các cơ sở của yêu cầu. Ví dụ: Nếu một người yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu vì lý do khi xác lập giao dịch đã bị lừa dối (hoặc đe doạ), thì bên yêu cầu đó phải có nghĩa vụ chứng minh trước Toà sự kiện lừa dối (hoặc đe dọa) mà bên kia gây ra đối với mình. Nếu như một bên yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu với lý do xác lập giao dịch trong thời điểm không nhận thức được hành vi của mình thì Toà án buộc bên yêu cầu phải chứng minh được rằng tại thời điểm xác lập giao dịch đó họ bị rơi vào trạng thái không nhận thức được hành vi của mình. Dựa trên những minh chứng đó Toà án mới cân nhắc để ra quyết định giao dịch có bị coi là vô hiệu hay không.

5. S khác bit v hu qu pháp lý ca giao dch dân s vô hiu: Khoản 2 Điều 146 BLDS quy định chung rằng:

2 - Khi giao dch dân s vô hiu, thì các bên khôi phc li tình trng ban đầu, hoàn tr cho nhau nhng gì đã nhn; nếu không hoàn tr được bng hin vt, thì phi hoàn tr bng tin. Bên có li gây thit hi phi bi thường.

Tu tng trường hp, xét theo tính cht ca giao dch vô hiu, tài sn giao dch và hoa li, li tc thu được có th b tch thu theo quy định ca pháp lut”.

Tuỳ theo từng trường hợp vi phạm cụ thể mà Toà án có thể buộc các bên gánh chịu hậu quả theo một trong ba phương thức khác nhau: 1) Hoàn trả song phương: các bên đều phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được từ bên kia; 2) Hoàn trả đơn phương: một bên được hoàn trả lại tài sản giao dịch, còn tài sản giao dịch thuộc bên kia (bên vi phạm) thì bị tịch thu sung công quỹ; 3) Tịch thu toàn bộ: Mọi tài sản giao dịch của cả hai bên vi phạm đều bị tịch thu sung công quỹ. Chế tài này thường được áp dụng đối với các quan hệ dân sự trong các vụ án hình sự.

Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì Toà án chỉ áp dụng một trong số hai phương thức: hoặc hoàn trả song phương hoặc hoàn trả đơn phương. Phương thức hoàn trả song phương thường được áp dụng đối với các trường hợp giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do người xác lập không nhận thức được hành vi của mình. Còn phương thức hoàn trả đơn phương thì thường được áp dụng đối với giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ (3).

Đối với giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Toà án có thể áp dụng một trong cả ba phương thức nêu trên (hoặc hoàn trả song phương, hoặc hoàn trả đơn phương cho một bên và tịch thu đối với bên kia, hoặc tịch thu toàn bộ đối với cả hai bên).

Tóm lại, xét riêng phương thức tịch thu toàn bộ thì nhận thấy rằng phương thức này chỉ được áp dụng cho một số trường hợp vô hiệu tuyệt đối, chứ hoàn toàn không được áp dụng cho các trường hợp vô hiệu tương đối.

6. S khác bit v ý nghĩa ca vic tuyên b giao dch dân s vô hiu tuyt đối và giao dch dân s vô hiu tương đối: Điều 136 BLDS quy định rằng: “Giao dch dân s không có mt trong các điu kin được quy định ti Điu 131 ca B lut này, thì vô hiu.” Việc tuyên bố giao dịch vô hiệu trong cả hai trường hợp đều có ý nghĩa để áp dụng chế tài cần thiết vào từng giao dịch cụ thể khi giao dịch đó vi phạm vào bất cứ điều kiện nào tại điều 131 BLDS.

Nhưng, ngoài ý nghĩa đó, đối với riêng giao dịch vô hiệu tương đối việc yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu còn là một trong những biện pháp bảo vệ quyền dân sự quan trọng. Thực tế xét xử tại các nước cho thấy các vụ việc liên quan đến việc kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (thuộc trường hợp vô hiệu tương đối) có xu hướng ngày một gia tăng. Điều đó cho thấy biện pháp bảo vệ quyền dân sự dưới hình thức kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu tỏ ra là một biện pháp rất hữu hiệu.

Từ những sự khác biệt cơ bản mang tính lý thuyết giữa vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối vừa nêu trên, cho thấy có tồn tại một số các vấn đề cần giải quyết liên quan đến các quy định của BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu. Trong khuôn khổ bài báo này chỉ xin nêu lên ba vấn đề chính.

Vn đề th nht liên quan đến điều kiện về năng lực chủ thể của các cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự. Khoản 1 Điều 140 BLDS quy định rằng: “Khi giao dch dân s do người chưa thành niên, người mt năng lc hành vi dân s hoc người b hn chế năng lc hành vi dân s xác lp, thc hin, thì theo yêu cu ca người đại din cho người đó, Toà án tuyên b giao dch đó vô hiu, nếu theo quy định ca pháp lut giao dch này phi do người đại din ca h xác lp, thc hin”.

Việc cá nhân không đủ năng lực chủ thể bao gồm nhiều trường hợp khác nhau: người không có năng lực hành vi dân sự (chưa đủ 6 tuổi), người có năng lực hành vi dân sự một phần (từ đủ 6 tuổi cho đến chưa đủ 18 tuổi), người mất năng lực dân sự và người bị hạn chế năng lực dân sự. Giữa chúng có những sự khác biệt rất cơ bản. Bởi vậy việc quy định các trường hợp đó vào chung một điều luật là không hợp lý.

Ta hãy phân biệt các trường hợp cá nhân không đủ năng lực chủ thể tham gia vào các giao dịch dân sự ra thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm: những người không có năng lực hành vi dân sự (chưa đủ 6 tuổi) và những người bị mất năng lực hành vi dân sự. Nhóm thứ hai bao gồm: những người có năng lực hành vi dân sự một phần (từ đủ 6 tuổi chó đến chưa đủ 18 tuổi) và những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Các cá nhân thuộc nhóm thứ nhất không được phép xác lập các giao dịch dân sự (theo quy định của Điều 23 và khoản 2 Điều 24 BLDS). Mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của những người này đều phải do người đại diện xác lập, thực hiện. Những người này không thể trở thành một bên chủ thể của giao dịch dân sự được. Chính từ quy định này của pháp luật mà ta nhận thấy rằng giao dịch do những người này xác lập phải bị coi là vô hiệu tuyệt đối. Bởi vì, nếu như coi chúng là vô hiệu tương đối thì sẽ dẫn tới việc sẽ tồn tại những trường hợp giao dịch do những người đó xác lập mà vẫn có hiệu lực, và như vậy là trái với tinh thần của quy định tại các Điều 23 và khoản 2 Điều 24 BLDS.

Còn các trường hợp giao dịch dân sự do các cá nhân thuộc nhóm thứ hai xác lập bị vô hiệu tương đối là hoàn toàn chính xác, hợp lý. Theo quy định tại Điều 22 và khoản 2 Điều 25 BLDS, thì những người thuộc nhóm thứ hai này vẫn được phép xác lập các giao dịch dân sự, nhưng với một điều kiện là phải chịu sự giám sát, đồng ý của người đại diện cho họ. Khi những người này xác lập giao dịch dân sự mà không được sự đồng ý của người đại diện thì người đại diện có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Còn nếu người đại diện biết mà không phản đối, không yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu, thì giao dịch vẫn mặc nhiên có hiệu lực. Điều đó hoàn toàn phù hợp với bản chất của giao dịch dân sự vô hiệu tương đối.

Vn đề th hai có liên quan đến năng lực chủ thể của pháp nhân khi tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự. Khoản 1 Điều 131 BLDS quy định rằng “Người tham gia giao dch dân s có năng lc hành vi dân s”. Khái niệm “người” ở đây được hiểu chung cho cả cá nhân lẫn pháp nhân và các chủ thể khác. Thế nhưng khi quy định các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể của giao dịch thì BLDS chỉ đề cập đến các trường hợp chủ thể là cá nhân chứ không hề đề cập gì đến các trường hợp pháp nhân vi phạm điều kiện chủ thể. Vậy liệu các giao dịch dân sự do pháp nhân xác lập mà không phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động được phép của mình thì có bị coi là vô hiệu hay không? Nếu bị vô hiệu thì vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối?

Khoản 1 Điều 96 BLDS quy định : “Năng lc pháp lut dân s ca pháp nhân là kh năng ca pháp nhân có các quyn, nghĩa v dân s phù hp vi mc đích hot động ca mình. Pháp nhân phi hot động đúng mc đích; khi thay đổi mc đích hot động, thì phi xin phép, đăng ký ti cơ quan nhà nước có thm quyn”. Quy định này mang tính bắt buộc nhất quán, thể hiện tích chất chuyên biệt trong năng lực pháp luật của pháp nhân (khác biệt với năng lực pháp luật không chuyên biệt, hay còn được gọi là năng lực pháp luật chung của cá nhân). Mỗi pháp nhân có mục đích và phạm vi hoạt động riêng của mình. Mục đích, phạm vi hoạt động của pháp nhân được thể hiện cụ thể trong Điều lệ của mỗi pháp nhân. Chính bởi vậy giao dịch dân sự do pháp nhân xác lập mà không phù hợp với mục đích hoạt động, vượt quá phạm vi hoạt động của pháp nhân cũng bị coi là vô hiệu. Pháp luật dân sự của một số nước có nhưng quy định rất cụ thể về điều này. Ví dụ như: Điều 116 Bộ luật dân sự và thương mại Thái lan quy định rằng “Mt hành vi pháp lý không tuân theo nhng yêu cu v kh năng (capacity) ca th nhân, pháp nhân thì có th b vô hiu(4). Bộ luật dân sự của Liên bang Nga cũng quy định các giao dịch dân sự của pháp nhân vượt ra khỏi phạm vi năng lực pháp luật của mình đều có thể bị coi là vô hiệu (5).

Trong BLDS của Việt Nam không hề có điều luật nào quy định cho trường hợp giao dịch dân sự của pháp nhân vượt quá mục đích phạm vi hoạt động của mình.

Câu hỏi được đặt ra: Đối với các giao dịch của pháp nhân không phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của mình thì bị vô hiệu dưới hình thức vô hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối? Vấn đề này còn đang gây tranh luận trong giới các nhà nghiên cứu luật dân sự, chưa đạt được sự thống nhất chung về quan điểm. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn nữa khi pháp luật một số nước dần chuyển sang công nhận cả hai loại năng lực pháp luật của pháp nhân: năng lực pháp luật chuyên biệt và năng lực pháp luật chung (khi pháp nhân được đăng ký tất cả mọi hoạt động kinh doanh mà pháp luật không ngăn cấm, chỉ trừ một số ít những hoạt động yêu cầu giấy phép đặc biệt riêng như hoạt động bán đấu giá, hoạt động ngân hàng, hoạt động tổ chức thị trường chứng khoán ...).

Việc xét xem trường hợp này là vô hiệu tuyệt đối hay tương đối phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm hệ thống pháp luật của từng quốc gia, cũng như phụ thuộc vào thực tiễn của quan hệ giao dịch dân sự tại mỗi quốc gia. Ví dụ như pháp luật của Liên bang Nga coi trường hợp này thuộc vô hiệu tương đối. Điều 173 BLDS Liên bang Nga quy định rằng: “Giao dch do pháp nhân xác lp không phù hp vi mc đích hot động ghi trong lý lch ca pháp nhân, hoc do pháp nhân xác lp mà không có giy phép hot động trong lĩnh vc đó, thì có th b Toà án tuyên b vô hiu theo đơn kin ca chính pháp nhân, ca thành viên pháp nhân, hoc ca cơ quan nhà nước có thm quyn kim tra giám sát, nếu như chng minh được rng bên đối tác ca giao dch đã biết trước hoc cn phi biết trước rng vic xác lp giao dch là không hp pháp”. Quy định này thể hiện rõ quan điểm của các nhà lập pháp Liên bang Nga coi giao dịch dân sự vô hiệu do pháp nhân xác lập vượt quá mục đích và phạm vi hoạt động của mình là thuộc vô hiệu tương đối. Tuy nhiên sự vô hiệu tương đối ở đây cũng có những nét đặc thù riêng. Thông thường trong thực tế các giao dịch này chỉ bị tuyên bố vô hiệu khi bên đối tác đã biết hoặc cần phải biết từ trước rằng pháp nhân đó xác lập giao dịch vượt quá phạm vi hoạt động của mình. Còn nếu như bên đối tác không biết và không thể biết được điều đó, thì thể theo nguyện vọng của bên đối tác mà giao dịch dân sự vẫn có thể được coi là có hiệu lực. Điều này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của bên đối tác ngay tình, buộc bên pháp nhân vi phạm vẫn phải chịu sự ràng buộc nghĩa vụ theo giao dịch đối với bên đối tác.

Còn theo tinh thần của các quy định pháp luật của Việt nam thì các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do pháp nhân xác lập vượt quá mục đích và phạm vi hoạt động của mình, được suy diễn là vô hiệu tuyệt đối. Theo nguyên tắc chung đối với các giao dịch dân sự vô hiệu, nếu như pháp luật không thể hiện rõ quan điểm cho đó là vô hiệu tương đối, thì giao dịch đó phải bị coi là vô hiệu tuyệt đối. Các quy định của Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế cho thấy rằng các hợp đồng kinh tế của pháp nhân xác lập vượt quá mục đích và phạm vi hoạt động của mình thì bị đương nhiên vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của Toà án cũng như không phụ thuộc vào việc các bên của hợp đồng có yêu cầu hay không. Trước đây Thông tư của Trọng tài kinh tế Nhà nư­ớc số 108/TT-PC ngày 19-5-1990 về H­ướng dẫn kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế còn quy định cụ thể hơn rằng trường hợp một bên ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện một công việc không thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh mà mình đã đăng ký thì phải chứng minh rằng các công việc đó không vi phạm pháp luật đăng ký kinh doanh. Nếu chứng minh đ­ược thì hợp đồng kinh tế đó mới không bị coi là vô hiệu.

Vn đề th ba liên quan đến các trường hợp vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự. Vấn đề này cũng đang là đối tượng của cuộc tranh luận sôi nổi trong giới luật học Việt Nam. Nguyên nhân của cuộc tranh luận xuất phát từ quy định tại Điều 139 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức. Điều 139 BLDS quy định: “Trong trường hp pháp lut quy định giao dch dân s vô hiu, nếu không được th hin bng văn bn, không được Công chng nhà nước chng nhn, không được chng thc, đăng ký hoc cho phép, thì theo yêu cu ca mt hoc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thm quyn khác quyết định buc các bên thc hin quy định v hình thc ca giao dch trong mt thi hn; quá thi hn đó mà không thc hin, thì giao dch vô hiu. Bên có li làm cho giao dch vô hiu phi bi thường thit hi”.

Trên thực tế đang tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng đây thuộc trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu tương đối bởi những lý do: 1) Giao dịch vô hiệu “theo yêu cầu của một hoặc các bên”, 2) Giao dịch chỉ bị coi là vô hiệu khi quá thời hạn Toà án buộc thực hiện các quy định về hình thức mà các bên vẫn không thực hiện các quy định đó. Lý do thứ nhất là không hợp lý, bởi vì “yêu cầu của một hoặc các bên” ở đây không phải là yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, mà là yêu cầu cho phép các bên có thể sửa chữa những sai phạm về hình thức của giao dịch, hoàn thiện các thủ tục về hình thức mà pháp luật quy định, nhằm mục đích làm cho giao dịch trở nên có hiệu lực. Từ đó suy ra lý do thứ hai cũng không mang tính thuyết phục. Bởi lẽ khi hết thời hạn đó mà các bên không thực hiện các quy định về hình thức thì khi đó giao dịch vn bị coi là vô hiệu (chứ không được hiểu là chỉ khi đó giao dịch mới vô hiệu), các bên phải thực hiện các nghĩa vụ là hậu quả của giao dịch vô hiệu.

Quan điểm thứ hai, và cũng là quan điểm mang tính đúng đắn hơn, cho rằng giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định về hình thức là thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối. Bởi lẽ các trường hợp giao dịch phải tuân thủ theo hình thức nhất định được pháp luật quy định rất cụ thể và mang tính chất bắt buộc đối với các bên của giao dịch. Cũng chính vì tính chất vô hiệu tuyệt đối mà pháp luật không hạn chế thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu (Khoản 2 Điều 145 BLDS). Còn đối với các trường hợp vô hiệu tương đối thì thời hạn khởi kiện được quy định là 1 năm (khoản 1 Điều 145 BLDS). Khoản 5 Điều 403 BLDS khẳng định thêm một lần nữa quan điểm này khi quy định rằng đối với các hợp đồng phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép, thì chỉ có hiệu lực từ thời điểm được chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép. Điều đó có nghĩa rằng khi các bên chưa thực hiện các quy định về hình thức văn bản có công chứng, chứng nhận, chứng thực hoặc đăng ký thì hợp đồng chưa có hiệu lực pháp luật.

Hình thức của giao dịch dân sự không những được pháp luật quy định, mà còn có thể do các bên tự thoả thuận. Điều 139 BLDS chỉ quy định giao dịch vô hiệu khi vi phạm các quy định của pháp luật mà thôi. Vậy còn các trường hợp vi phạm thoả thuận giữa các bên về hình thức của giao dịch thì sao? Ví dụ trường hợp cụ thể: mặc dù pháp luật không quy định nhưng hai bên của hợp đồng đã tự thoả thuận với nhau áp dụng hình thức văn bản có công chứng, chứng thực. Thế nhưng sau đó một bên từ chối không chịu thực hiện việc công chứng hợp đồng, mặc dù phía bên kia đã thực hiện xong toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Vậy khi đó giao dịch hợp đồng đó có bị vô hiệu hay không? Như đã phân tích tại phần trên, khái niệm vô hiệu của giao dịch về thực chất là một chế tài pháp lý quy định buộc các chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Chính bởi vậy, việc tuyên bố giao dịch vô hiệu không được áp dụng trong trường hợp này, khi yêu cầu về hình thức không do pháp luật quy định mà chỉ do các bên tự thoả thuận. Theo quy định tại mục 2 khoản 1 Điều 400 BLDS, “Khi các bên tho thun giao kết hp đồng bng hình thc nht định, thì hp đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân theo hình thc đó”. Vậy nếu như các bên chưa thực hiện các yêu cầu về hình thức như đã thoả thuận thì hợp đồng chưa được giao kết./.

Chú thích:

(1) – Xem cuốn: Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của BLDS. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, NXB Chính trị quốc gia. 1997. Trang 72.

(2) - Xem quy định tại Điều 145 BLDS.

(3) - Xem quy định tại khoản 2 Điều 142 BLDS.

(4) – Xem cuốn: Bộ luật dân sự và Thương mại Thái lan. NXB Chính trị quốc gia. 1995. Trang 34.

(5) – Xem quy định tại Điều 173 Bộ luật dân sự Liên bang Nga được thông qua ngày 21/10/1994.

* Bài viết theo tinh thần của BLDS năm 1995 (Civillawinfor)

SOURCE: TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến