Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.
Trường hợp Công ty cổ phần (được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước), khi người lao động xin nghỉ việc có thời gian công tác liên tục từ doanh nghiệp nhà nước sang cty cổ phần thì số tiền chi trợ cấp thôi việc cho người lao động trong thời gian công tác tại doanh nghiệp nhà nước đến thời điểm 31/12/2008 (từ 1/1/2009 đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp) công ty cổ phần có phải chi trả không và chi trả từ nguồn nào ?
Vì khi bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước sang cty cổ phần, số dư quỹ dự phòng trợ cấp mất việc không còn.
Mặt khác theo khoản d, mục 6, điều 1 Nghị định122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 thì khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ ngày 1/3/2012.
Điểm a và c, khoản 3, Điều 14 - Nghị định 44/CP quy định Về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết mà người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng lao động... Trong trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động kể cả thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó.
Vì vậy, trong mọi trường hợp khi chuyển đổi lọai hình doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động kể cả thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó.
(Bạn nên phân biệt giưa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét