Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

quyền và nghĩa vụ của Đại diện theo Pháp luật của Doanh nghiệp sau khi buộc giải thế

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.



chào luật sư. luật sư cho tôi hỏi, công ty tôi làm là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bị BUỘC giải thể, và đã hoàn tất các thủ tục, vậy sau này nếu đại diện theo pháp luật (là người nước ngoài) có được thành lập công ty mới tại Việt nam nữa ko? người đó có bị hạn chế các quyền gì khi muốn đầu tư vào viêt nam?

Khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh xác nhận và thu hôi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bạn  là doanh nghiệp nước ngoài thì thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đầu tư khi hoàn tất thủ tục thuộc Phòng đầu tư nước ngoài của Sở KHĐT tỉnh, thành phố doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư.  Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật và các thành viên góp vốn, cổ đông công ty còn được quy định tại Điều 158 luật doanh nghiệp 2005 như sau:



"Điều 158. Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

5. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

6. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán". Như vậy nếu quá trình giải thể mà chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa thực hiện hết các nghĩa vụ tài sản, nợ đối với các tổ chức, cá nhân khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm theo quy định của luật. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giải thể không bị hạn chế về thời gian hoặc cấm trong việc thành lập, đầu tư, kinh doanh sau khi doanh nghiệp bị giải thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến