Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.
Hiện nay bố tôi đang làm giám đốc 1 doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đã tồn tại được 13 năm. Tuy nhiên, do trước đây đầu tư sai hướng gây tổn thất, cộng với việc khủng hoảng kinh tế và nhiều khó khăn khác xảy đến nên doanh nghiệp đến nay không còn khả năng trả nợ. Hiện số nợ đã lên đến hơn 20 tỷ đồng. Gia đình tôi xác định không còn khả năng tháo gỡ và đã nghĩ đến phương án tuyên bố phá sản, chấp nhận đi tù.
Xin luật sư cho biết với số tiền như vậy thì bố tôi sẽ phải ngồi tù bao lâu? Bố tôi hiện độc thân nhưng vẫn còn tài sản chung với mẹ tôi là 1 căn nhà đang trong diện quy hoạch, ngoài ra bố tôi không còn bất cứ tài sản nào khác. Vậy liệu tài sản đó của mẹ tôi có bị ảnh hưởng gì không?
Nếu bố bạn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139, 140 Bộ luật hình sự năm 1999 thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn nếu việc doanh nghiệp tư nhân của bố bạn kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ thì đây chỉ là quan hệ pháp luật dân sự nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị đi tù.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn, bằng toàn bộ số tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ.
Trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân của bố bạn bị tuyên bố phá sản thì phần tài sản của bố bạn và 50% căn nhà thuộc sở hữu chung của bố mẹ bạn sẽ bị kê biên để đảm bảo thi hành án thực hiện nghĩa vụ tài sản với các chủ nợ.
Công ty TNHH của bố tôi như đã nói ở trên nằm trên 1 mặt bằng thuê của UBND phường, thời hạn 20 năm, từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 7 năm 2022. Chúng tôi đã trả tiền thuê 12 năm, tức là đến tháng 7 năm 2014. Hiện nay chúng tôi đang muốn chuyển nhượng lại toàn bộ công ty cho 1 đối tác khác, vậy trách nhiệm về hợp đồng thuê mặt bằng này sau khi chuyển nhượng sẽ thuộc về ai? Hợp đồng đứng tên Công ty TNHH do bố tôi là người đại diện, vậy chúng tôi có đựoc phép chuyển nhượng lại hợp đồng này không? Sau khi chyển nhượng, nếu có vấn đề phát sinh thì chúng tôi còn liên quan gì không?
Trường hợp bố bạn có ý định chuyển nhượng lại toàn bộ công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác thì công ty đó vẫn có các quyền và nghĩa vụ như trước khi chuyển nhượng mà không cần phải làm thủ tục chuyển nhượng hợp đồng. Bởi vì, hợp đồng do Công ty ký kết với UBND phường chứ không phải là cá nhân bố bạn ký kết với UBND phường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét