Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.
vợ chồng em đang có ý định thành lập công ty để tiện cho việc kinh doanh.
em thấy xu hướng bây giờ người ta thành lập công ty cổ phần nhiều hơn công ty TNHH. nhưng mà có vẻ công ty cổ phần phải tuân theo quy định của pháp luật nhiều.
bây giờ em thì muốn lập công ty TNHH còn chồng em muốn lập công ty CP. nhưng thực tế thì cả 2 cũng không hiểu gì về 2 loại hình này lắm.
vậy luật sư có thể phân tích kĩ cho em về 2 loại hình doanh nghiệp này được không? mong luật sư tư vấn cụ thể dựa trên khía cạnh lý thuyết, pháp luật và thực tế!
Luật sư Nguyễn Đức Long - Văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về sự giống và khác nhau giữa loại hình công ty TNHH và công ty CP như sau:
1. Công ty cổ phần:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi). Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
- Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau 03 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ;
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn;
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp;
- Năng lực hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
- Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần linh hoạt tạo điều kiện để nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
- Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng;
- Chuyển nhượng cổ phần dễ dàng, thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua cổ phiếu.
* Nhược điểm:
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn nên dễ có sự phân hoá thành các nhóm cổ động đối lập nhau về lợi ích;
- Quá trình thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn:
* Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
- Số lượng thành viên tối thiểu là 02 và số lượng tối đa không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho người không phải là thành viên sáng lập công ty nếu các thành viên sáng lập còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Ưu điểm của công ty TNHH:
- Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
- Việc quản lý và điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn không quá phức tạp do số lượng các thành viên không nhiều;
- Chế độ chuyển nhượng phần vốn góp được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên công ty.
* Nhược điểm của công ty TNHH:
- Do tên gọi và chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng;
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phần.
Để được tư vấn cụ thể hơn hoặc được hỗ trợ trong việc đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại.
Luật sư Long mới chỉ cung cấp cho bạn những quy định pháp lý sơ lược về hai loại hình công ty trên giúp vợ chồng bạn hiểu biêt thêm. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu điểm riêng.
Tùy mình không phải là một luật sư, nhưng mình muốn khuyên vợ chồng bạn nên quan tâm đến nguồn vốn, ngành nghề kinh doanh, quy mô, phương hướng, kế hoạch kinh doanh mà các bạn dự định thiết lập để chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, không chỉ có TNHH hay cổ phần. Hãy cân nhắc kỹ để tiện cho kinh doanh và các thủ tục; không thì sẽ như mua dây buộc mình đó.
Với tình hình kinh tế hiện tại còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng kinh doanh, Vợ chồng bạn nên đến trực tiếp một văn phòng luật để được tư vấn cụ thể.
Mình cũng đang là chủ sở hữu công ty TNHH, Mình nghĩ vợ chồng bạn nên thành lập cty TNHH thôi, có tư cách pháp nhân là có thể tiện kinh doanh rồi. Sau này làm ăn suôn sẽ thì nâng cấp lên CP. Liên hệ tao đỗi thông tin: 0943.19.43.43
Loại công ty TNHH 2 thành viên trở lên được giới đầu tư, cũng như các chủ thể muốn kinh doanh thành lập nhiều nhất ở Việt Nam bởi có nhiều ưu điểm:
- Tổ chức quản lý đơn giản
- Chỉ chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi góp vốn
- Công ty được quyền phát hành trái phiếu
- Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh; Có tư cách pháp nhân
- Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên là loại công ty vị nhân, đây là loại hình công ty kết hợp những ưu điểm của công ty cổ phần và công ty hợp danh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét