Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Quyền lợi và nghĩa vụ của DNTN Cầm Đồ

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.



Hiện em đang có tiệm cầm đồ, mỗi tháng tiệm em lỗ từ 7.000.000 đến 8.000.000 triệu đồng, mà cơ quan thuế cứ tăng thuế
Và thủ tục cầm xe như thế nào, nếu khách hàng cầm xe rồi bỏ không chuộc xe, mình thanh lý xe này, và người mua xe muốn sang tên, mình phải làm như thế nào?
Việc mua bán mô tô, xe máy phải thực hiện đúng quy định pháp luật bởi lẽ đây là loại tài sản pháp luật quy định phải đăng ký với cơ quan chức năng về giao thông.

Đối với trường hợp mua bán xe mà người chủ sở hữu đã đăng ký ở địa phương khác, nay người mua muốn đăng ký sang tên cho mình tại nơi thường trú thì bạn cần liên hệ với Cơ quan cảnh sát giao thông nơi đăng ký xe của người bán, để lập thủ tục chuyển bộ. Sau đó, bạn mang toàn bộ hồ sơ gốc về nộp cho Cơ quan cảnh sát giao thông nơi bạn thường trú để được đăng ký sang tên.

Liên quan đến vấn đề bạn hỏi Ls trả lời như sau:
Thứ nhất: Đối với việc nộp thuế của hộ kinh doanh do cơ quan quản lý thuế trên địa bạn đưa ra một mức thuế phù hợp theo quy định căn cứ vào thu nhập của các hộ kinh doanh này. Nếu khi bạn kinh doanh lỗ thì cần làm thủ tục thông báo với cơ quan thuế nếu cần mời họ kiểm tra sổ sách kế toán. Việc tăng thuế là do cơ quan quản lý thuế ở địa bàn đó áp dụng đối với tất cả các hộ kinh doanh cùng một hoặc nhiều lĩnh vực trên địa bàn mà không căn cứ vào việc bạn kinh doanh có lãi hay không. Theo tôi nếu bạn muốn làm ăn chuyên nghiệp tranh trường hợp lỗ mà vẫn phải nộp một khoản thuế thì nên chuyển sang mô hình công ty. Với mô hình này bạn sẽ nộp một khoản thuế môn bài cố định tính theo vốn điều lệ bạn đăng ký. Thuế thu nhập doanh nghiệp bạn chỉ phải nộp khi hoạt động kinh doanh có lãi căn cứ trên hóa đơn đầu ra và đầu vào của công ty bạn.

Thứ hai: Việc thỏa thuận với khách hàng khi quá hạn trả lãi và gốc cho bạn thì bạn có thể xử lý tài sản đảm bảo. Vì vậy, nếu quá hạn trên bạn có quyền xử lý tài sản của họ để thu hôi vốn song đối với xe máy thì đây là một loại tài sản phải đăng ký. Thủ tục đăng ký lại chủ sở hữu cần phải làm văn bản có xác nhận của người chủ sở hữu đã đăng ký. Việc này nếu không có sự hợp tác của người đã cầm đồ thì bạn không thể thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu được. Ai mua xe của bạn phải chấp nhận không chuyên sang tên họ được vì vậy khi bạn chấp nhận cầm đồ là xe mày phải tính đến trường hợp này vì việc bán tài sản là xe mày không chuyển tên được thì giá sẽ thấp hơn.

Về mặt lý thuyết vấn có một cách có thể khắc phục được việc này song rất khó có thể thực hiện được đó là khi nhận cầm đồ bạn làm sẵn một hợp đồng chuyển nhượng giữa người cầm đồ cho bạn hoặc để trống tên kèm theo chứng minh nhân dân công chứng và đăng ký gốc của xe máy cùng một giấy tờ thỏa thuận giữa hai bên là là đến thời điểm thực hiện trả nợ nếu không trả được thì sẽ sử dụng hợp đồng chuyển nhượng đó.

Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ kèm theo là căn cứ để bạn thực hiện việc đăng ký tài sản là xe máy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là một vài trao đổi về vấn đề bạn quan tâm mọi vướng mắc pháp lý bạn có thể liên hệ với Ls qua Web, Email hoặc ĐT để được tư vấn miễn phí

Đối với trường hợp của bạn thì theo quy định hiện hành, thủ tục cầm đồ đối với xe gắn máy, mô tô, ô tô,... phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Phải có giấy chứng nhận đăng ký xe (Cà vẹt xe);

2. Phải lập hợp đồng (cầm cố/cầm đồ) hợp đồng này có thể kiêm luôn khế ước nhận nợ (trong đó quy định các nội dung như tài sản cầm cố/đồ là gì? Thời hạn cầm cố/đồ bao lâu? Lãi suất bao nhiêu? Phương thức xử lý tài sản?...

3. Lãi suất cầm đồ/cố không quá 3%/tháng. Trường hợp cho vay dưới 10 ngày thì lãi suất không quá 0,3%/ngày.

Nếu hết thời hạn quy định trong hợp đồng mà bên cầm đồ/cố không đến để thanh toán các khoản nợ (gốc và lãi) phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng và nhận lại tài sản thì bên nhận cầm đồ/cố có quyền thanh lý (bán tài sản) cầm để thu hồi vốn.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì trường hợp hàng hóa, tài sản đem cầm có giá trị từ trên 500.000 đồng, khi thanh lý (bán tài sản) cầm phải thực hiện bằng hình thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật...(Từ trước tới nay Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản TP.HCM chưa từng tổ chức đấu giá bất cứ tài sản gì của các doanh nghiệp cầm đồ). Khi thanh lý tài sản qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thì Trung tâm này sẽ xuất hóa đơn bán hàng VAT cho người mua để làm thủ tục sang tên. (Nếu theo quy định này thì chắc không có đơn vị nào kinh doanh dịch vụ cầm đồ muốn thanh lý tài sản bằng hình thức bán đấu giá công khai do quá phức tạp mà lại tốn phí, tốn thời gian).

Vậy thì xử lý tài sản ra sao?

- Nếu chủ sở hữu xe đi cầm còn liên lạc được và chịu hợp tác thì yêu cầu họ ký giấy mua bán trực tiếp cho người mua để làm thủ tục trước bạ sang tên xe. Tuy nhiên phần lớn trường hợp không thể liên lạc hoặc liên lạc được chủ sở hữu xe, nhưng họ bỏ luôn tài sản cầm cố và không chịu hợp tác nên không thể thanh lý tài sản bằng cách yêu cầu chủ sở hữu xe ký giấy bán xe cho người mua, do vậy thông thường các tiệm cầm đồ khi bán xe, họ sẽ tự làm một giấy cam kết là xe không tranh chấp cho người mua để họ yên tâm mang về sử dụng, không cần sang tên?

- Nếu người mua một mực yêu cầu phải sang tên, thì chủ hiệu cầm đồ đành bán nhanh cho "thương lái" thanh lý cho nó lành khỏi sợ phiền hà thủ tục giấy tờ vậy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến