Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Thành lập công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.



tôi muốn hỏi trong nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi: Sản xuất, chế biến và buôn bán hàng nông, lâm, thủy hải sản thì có được phép kinh doanh gỗ không ạ?

ạn, công ty bạn nên đăng ký thêm các ngành nghề sau:

- Khai thác gỗ

- Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng


Tôi muốn hỏi tiếp luật sư: Trong nội dung gáy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty đã ghi:

  • Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị cho ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi.
  • Sản xuất và buôn bán đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng trang trí nội ngoại thất
  • Sản xuất, chế biến và buôn bán hàng nông, lâm, thủy hải sản.


Như vậy Công ty có được phép buôn bán gỗ ( Gỗ khối, gỗ hộp, gỗ tròn...) không ?

Ngân hàng từ chối không cho Công ty vay với lý do kinh doanh gỗ là mặt hàng không có trong nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì có đúng không?

Xin trân trọng cảm ơn !
Về ngành nghề như bạn nêu là: “Sản xuất, chế biến và buôn bán hàng nông, lâm, thủy hải sản”, theo quy định của pháp luật trước đây thì được đăng ký ngành nghề chung chung như vậy, theo đó về mặt suy luận logic thì “lâm sản” cũng được xem là gỗ. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật đã có quy định mới về nghành nghề đăng ký kinh doanh cho các loại gỗ. Vì vậy, để bảo đảm tính hợp pháp, an toàn và thuận tiện cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh, theo mình công ty bạn nên bổ sung các ngành nghề có mã ngành sau thì việc kinh doanh (sản xuất, bán buôn, bán lẻ, gỗ cây hay gỗ thành phẩm đều được). Ví dụ, bạn có thể bổ sung một số hoặc tất cả các ngành nghề sau:

STT

Tên ngành nghề đăng ký kinh doanh

Mã ngành

01

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng    

Nhóm này gồm: - Bán buôn gỗ cây, tre, nứa; - Bán buôn sản phẩm gỗ sơ chế; - Bán buôn sơn và véc ni; - Bán buôn vật liệu xây dựng như: cát, sỏi; - Bán buôn giấy dán tường và phủ sàn

4663

02

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự

Nhóm này gồm: - Bán buôn giường, tủ, bàn ghế bằng gỗ, song, mây và vật liệu khác;- Bán buôn đồ dùng nội thất tương tự như: giá sách, kệ....bằng gỗ, song, mây và vật liêụ khác…

4649

03

Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện; đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

4759

04

Khai thác gỗ

0221

05

Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ

1610;

06

Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác

1621

07

Sản xuất gỗ xây dựng

1622

08

Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện

1629

09

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

3100

Khi bạn bổ sung ngành nghề với cơ quan Nhà nước bạn phải bỏ phần chữ in nghiêng trong các mục vì phần đó mình chỉ nêu để bạn hiểu nhóm đó được bán buôn sản phẩm gì, bạn lưu ý là muốn bán lẻ thì phải bổ sung cả mã ngành bán lẻ.

Chúc bạn thành công!

Như mình đã trao đổi ở mục trên, trước đây việc đăng ký ngành nghề kinh doanh được đăng ký tự do và cụ thể từng loại hàng hóa và lĩnh vực (trừ loại Nhà  nước cấm) nên Doanh nghiệp đăng ký mặt hàng nào cụ thể nào thì chỉ được kinh doanh mặt hàng đó. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật đã có quy định mới, cụ thể và có mã ngành cho tất cả các lĩnh vực, loại hàng hóa. Và theo đó, mã ngành nghề về lĩnh vực kinh doanh có thể được ghi chung chung nhưng trong đó bao gồm nhiều mặt hàng cùng chủng loại như trong mã ngành mà trước mình đã nêu ví dụ.

Xét về Giấy chứng nhận ĐKKD của công ty bạn, có Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng, …; Sản xuất và buôn bán đồ gỗ, …; Sản xuất, chế biến và buôn bán hàng nông, lâm, thủy hải sản. Đây là các mục ngành nghề đã được công ty đăng ký từ thời điểm chưa có mã ngành nên công ty đăng ký mặt hàng nào thì chỉ được kinh doanh mặt hàng đó. Xét về ngành nghề: “Sản xuất và bán buôn đồ gồ” thì theo như câu từ mà nói thì “đồ gỗ” ở đây có thể được hiểu chỉ là sản phẩm thành phẩm về gỗ (như bàn, ghế, giường tủ…và vật dụng khác làm bằng gỗ) và “lâm sản” cũng có thể xem là gỗ. Nhưng đây là khái niệm chung chung, có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Vì thế mà Ngân hàng họ có thể hiểu là “đồ gỗ” thì không phải là gỗ cây…mà chỉ đơn thuần là sản phẩm thành phẩm của gỗ, nên họ từ chối.

Hiện nay, chưa có văn bản nào chính thức quy định hoặc phân tích cụ thể thế nào là được bán buôn mặt hàng gỗ cây, gỗ tròn hay gỗ vuông hay không mà chỉ có văn bản quy định mã ngành đăng ký kinh doanh trong đó liệt kê hoặc nêu cụ thể một số loại hàng hóa hay sản phẩm nào đó mà doanh nghiệp được kinh doanh nếu đăng ký. Vì vậy, nếu để có câu trả lời chính thống và có thể được Ngân hàng chấp nhận thì Công ty bạn có thể làm văn bản gửi Cơ quan cấp Giấy chứng nhận ĐKKD để họ trả lời chính thức bằng văn bản.

Hoặc cách đơn giản hơn và đầy đủ hơn ngành nghề hơn cho Giấy chứng nhận ĐKKD của công ty thì bạn nên làm thủ tục bổ sung ngành nghề, như thế công ty sẽ được kinh doanh đầy đủ mặt hàng gỗ mà không bị Ngân hàng hay bất kỳ tổ chức nào khác gây khó dễ bởi cách hiểu chung chung và Doanh nghiệp đỡ phải giải thích, giải trình mất công. Trong mã ngành 4663 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng được bán buôn gỗ cây, gỗ sơ chế (gỗ sơ chế là gì chắc bạn biết rồi) và 0221 khai thác gỗ (có khai thác gỗ tròn).

Thủ tục bổ sung ngành nghề cũng đơn giản, và chỉ mất 200.000 đồng lệ phí Nhà nước nếu công ty bạn tự đi làm được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến