Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.


Các Luật sư tư vấn cho em một vấn đề:

Hiện tại sếp em muốn mở công ty tại Việt Nam (sêp em ở Singgapore). Công ty sẽ chuyên về bán và cho thuê các thiết bị . Vậy các luật sư cho em hỏi:

1. Bên em cần làm những thủ tục nào ?

2. Công ty em sẽ mở theo hình thức mô hình nào là tốt nhất?

3. Trong trường hợp sếp em muốn đứng tên làm giám đốc nhưng do sếp e ở bên Singapore nên ko thể ký hợp đồng trực tiếp được thì có thể làm giấy ủy quyền cho người đại diện ký các hợp đồng không?

Cảm ơn các luật sư

Sếp bạn là nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty bạn kinh doanh các ngành nghề về bán và cho thuê các thiết bị thì có thể thành lập công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. Vì vậy, sếp bạn vắng mặt ở Việt Nam thì có thể uỷ quyền cho cấp phó ký các hợp đồng, văn bản liên quan đến hoạt động của công ty.

Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể hỏi tiếp.

1. Về thủ tục chung:

Do sếp bạn là người nước ngoài, đem vốn vào Việt Nam đầu tư (kinh doanh) nên nguồn vốn này được gọi là vốn nước ngoài. Vì vậy, sếp bạn cần phải làm thủ tục Đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Luật khác liên quan.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (những ngành nghề bạn đã nêu);

Sau đó, Công ty được thành lập sẽ làm việc với Cục Thuế địa phương xin cấp Mã số Thuế để hoạt động.

Về loại hình công ty dự kiến thành lập, sếp bạn có thể thành lập Công ty TNHH, Công ty cổ phần. Tuy nhiên bạn cần lưu ý và có đầy đủ các thông tin sau để có thể lựa chọn đúng loại hình Công ty:

- Sếp bạn đầu tư với tư cách cá nhân hay tư cách của một tổ chức (công ty) từ bên Singgapore;

- Sếp bạn có hợp tác kinh doanh với tổ chức hay cá nhân khác tại Việt Nam để thành lập Công ty hay không;

Những vấn đề trên cũng là cơ sở để chuẩn bị tài liệu cần thiết trong Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý thêm là địa chỉ dự định đặt trụ sở công ty (trong khu công nghiệp hay không) để xác định chính xác Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trân trọng.

Việc nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam phải có dự án và năng lực tài chính thật. Bạn cần trao đổi với Sếp bạn xem là khi đầu tư vào Việt Nam với hình thức là cá nhân (tức là bản thân Sếp bạn) hay với hình thức là tổ chức (Công ty của Sếp bạn) vì hai hình thức khác nhau thì việc chuẩn bị hồ sơ cũng sẽ khác nhau.

Nếu chỉ bản thân cá nhân Sếp bạn hoặc công ty của Sếp bạn đầu tư vào Việt Nam thì việc lựa chọn hình thức công ty phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam là loại hình Công ty TNHH Một thành viên 100% vốn nước ngoài do cá nhân hoặc tổ chức sở hữu.

Nếu Sếp bạn muốn cùng với cá nhân, hay tổ chức khác đầu tư và tiến hành hoạt động kinh doanh thì loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn là cổ phần hoặc TNHH hai thành viên trở lên. Giữa hai loại hình doanh nghiệp này thì đối với Công ty TNHH việc quản lý, quản trị doanh nghiệp đơn giản hơn về mặt cơ cấu tổ chức, thể thức hoạt động theo quy định pháp luật. Còn việc quản lý hoạt động kinh doanh thì công ty nào cũng như nhau nó phụ thuộc  tài năng của nhà lãnh đạo.

Còn về thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam để được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì đối với dự án đầu tư tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động mà thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc đăng ký thẩm tra đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Về năng lực tài chình là phải có thật, nghĩa là Sếp bạn muốn đầu tư vào Việt Nam với tư cách cá nhân thì phải có tiền thật được gửi trong Ngân hàng và có văn bản xác nhận có số tiền tối thiểu bằng mức mà Sếp bạn đầu tư vào Việt Nam (nếu đầu tư bằng tiền mặt) Còn nếu đầu tư bằng cả tài sản, máy móc thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và tài sản này được phép đưa vào Việt Nam để đầu tư.

Trong trường hợp đầu tư với hình thức là Công ty TNHH một thành viên thì chỉ cần chuẩn bị hồ sơ là Hộ chiếu của Sếp bạn, Giấy xác nhận của Ngân hàng về năng lực tài chính, Văn bằng, chứng chỉ thể hiện trình độ, năng lực liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

Đối với trường hợp, đầu tư vào Việt Nam với hình thức là tổ chức (công ty) thì phải có thêm giấy tờ pháp lý của công ty đó như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động, Điều lệ công ty, Báo cáo tài chính của công ty có kiểm toán năm gần nhất, và quyết định của công ty về việc đầu tư vào Việt Nam và cử người đại diện quản lý vốn và hộ chiếu (văn bằng -nếu có) của người đại diện.

Và khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thì hồ sơ trên sẽ được chuẩn bị cùng với một bộ hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà pháp luật Việt Nam quy định.

(Bạn lưu ý là các văn bản, hồ sơ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp khi đưa vào Việt Nam sử dụng phải được hợp pháp hóa lãnh sự và vào Việt Nam phải được dịch thuật, công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam).

Các vấn đề khác các luật sư khác đã nói rất rõ, tôi xin xin bổ sung là dự án của bạn là sự án phân phối và cho thuê máy móc, thiết bị. Đấy là những lĩnh vực đầu tư có điều kiện và rất khó xin đấy bạn ạ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến