Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

V/v ủy quyền

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.



Chào Luật sư! Ngân hàng em có 1 Cty TNHH đang vay vốn. Năm 2012 Giám đốc Cty bị bệnh nặng, hiện nay vẫn nằm viện, muốn ủy quyền tài sản đang thế chấp vay  (mà tài sản này đang bị Thi hành án dân sự) cho vợ được không? Thủ tục làm như thế nào? Xin Luật sư tư vần giúp. Trân trọng cảm ơn.

Bạn trình bày không rõ ràng về việc vay có thế chấp bằng tài sản của công ty hay là vay thế chấp bằng tài sản riêng của giám đốc công ty. Việc ủy quyền tài sản này cụ thể là như thế nào? Ví như là ủy quyền để thế chấp hay ủy quyền để định đoạt tài sản. Bạn trình bày hiện tài sản đang bị thi hành án dân sự nhưng không nêu cụ thể là vì sao, có liên quan đến việc thế chấp đối với khoản vay của công ty tại ngân hàng bạn không, vì thế chúng tôi không có căn cứ trả lời cho bạn.

Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008 thì tài sản đang được thế chấp vẫn có thể bị kê biên để thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc còn tài sản nhưng không đủ để thi hành án thì chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản đang thế chấp  của người phải thi hành án nếu giá trị tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản nhằm mục đích tẩu tán tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 69 Luật thi hành án dân sự 2008.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 47 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định: “Đối với tài sản đang thế chấp để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ cụ thể mà bị đem ra kê biên thì được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ đi các chi phí về thi hành án”

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào hạn chế việc chủ sở hữu ủy quyền cho một người khác thay mặt mình làm các thủ tục để chuyển nhượng, bán tài sản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người chồng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ không mắc phải căn bệnh mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, người chồng có thể ủy quyền cho vợ mình để thực hiện các nội dung như: trả nợ; nhận lại tài sản thế chấp sau khi hoàn thành việc trả nợ; xóa thế chấp và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thi hành án đối với bản án, quyết định thi hành án thì được quyền chuyển nhượng, bán tài sản theo quy định của pháp luật.

Với những nội dung ủy quyền này thì người vợ chỉ được thay mặt chồng chuyển nhượng/bán tài sản đang thế chấp sau khi đã xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và hoàn tất nghĩa vụ theo nội dung của bản án và quyết định thi hành án. Như vậy, việc ủy quyền này là phù hợp với các quy định của pháp luật. Người vợ có thể yêu cầu tổ chức công chứng thực hiện hợp đồng ủy quyền này tại bệnh viện nơi người chồng đang điều trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến