Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.



Công ty tôi dự định xuất bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất nhưng khi đăng ký giấy phép, công ty không đăng ký là xuất khẩu thì có được xuất bán cho doanh nghiệp chế xuất không và nếu công ty muốn xuất bán thì cần phải làm thủ tục gì ?

Khoản 1, Điều 28 Luật Thương mại 2005 quy định: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Như vậy, nếu công ty chỉ bán cho các doanh nghiệp trong nước thì chỉ xuất hóa đơn bán chứ không phải là xuât khẩu. Nếu Công ty muốn xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh thì phải thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty. Nội dung thay đổi là bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ nhu cầu kinh doanh hợp pháp là quyền của các doanh nghiệp nên không cần phải đăng ký và xin giấy chứng nhận chức năng xuất nhập khẩu như trước đây. Tuy vậy khi có nhu cầu thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp có thể ủy thác cho đơn vị chuyên nghiệp trong lịnh vực này thực hiện hoạt tự mình thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng ngoại thương và tuân thủ  luật xuất nhập khẩu và khai báo hải quan đầy đủ.

Xuất nhập khẩu không phải là một ngành nghề đăng ký kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể cái gì. Cụ thể, Điều 3 Nghị định số12/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, quy định quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:

         "1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
           Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
           Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
         2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
         Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.
          Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này".
Nếu công ty bạn muốn bán hàng cho DN trong khu chế xuất cũng là hoạt động xuất khẩu, bạn vẫn phải làm các thủ tục về hải quan giống như hoạt động xuất khẩu đó bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến