Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.
Em có một vài thắc mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, mong luật sư gỡ rối giúp ạ:
1. Về thành lập công đoàn: Có bắt buộc phải thành lập không khi doanh nghiệp của tư nhân ( đại diện doanh nghiệp nước ngoài)?
2. Vấn đề thang lương, bàng lương: Có bắt buộc phải có hay không vì doanh nghiệp trả lương nhìn nhận theo năng lực làm việc chứ không xếp theo bằng cấp và luôn tuỳ thuộc vào khả năng thực thi của nhân viên?
3. Về sổ lao động: Nhân viên từ công ty khác đến, không có sổ lao động. Vậy sổ lao động có bắt buộc phải đăng ký không ạ?
4. Vấn đề bảo hiểm: Có nhân viên trong công ty, họ không thấy lợi ích của việc tham gia bảo hiểm, họ yêu cầu trả tiền bảo hiểm đó trực tiếp cho họ, xem như là cty thực hiện nghĩa vụ trả bảo hiểm nhưng họ sẽ là người nhận nó hàng tháng. Nhu vậy, cty có phải bắt buộc họ tham gia bảo hiểm và trừ từ lương họ dù họ không muốn? ( nhân viên toàn thời gian ).
5. Về địa điểm làm việc và địa chỉ trên giấy phép: Vì muốn có giấy kinh doanh để tham gia BHXH cho nhân viên nên trên giấy phép xin đăng ký ở 1 địa chỉ khác ( nhà riêng của 1 thành viên cty mẹ - cố định ) nhưng nơi làm việc thì thuê một căn hộ ở chung cư để bảo đảm thiết bị an toàn, nơi để xe, phòng chống trộm cắp....vì có bảo vệ. Luật sư cho em hỏi, như vậy có vấn đề gì bất hợp pháp hay không?
Căn cứ nội dung bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau:
1. Doanh nghiệp nhỏ dưới 10 người thì không bắt buộc phải lập công đoàn hoặc ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2. Doanh nghiệp bạn có quyền áp dụng các hình thức tính lương theo năng lực, thâm niên, bằng cấp...nhưng lương của người lao động phải không thấp hơn tối thiểu do nhà nước quy định. Thanh bảng lương của doanh nghiệp bạn phải đăng ký với Phòng lao động cấp quận/huyện.
3. Việc đóng bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp nhỏ ít lao động thì các bên có thể thỏa thuận để người lao động tự nguyện tham gia bảo hiểm, công ty không bắt buộc phải đăng ký cho người lao động. Doanh nghiệp phải thanh toán tiền bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế tương đương với phần bảo hiểm doanh nghiệp đóng cho người lao động để người lao động tự đóng bảo hiểm.
4. Trường hợp bạn đóng trụ sở một nơi nhưng làm việc, giao dịch, kinh doanh một nơi thì có thể đăng ký địa điểm kinh doanh, lập văn phòng giao dịch của công ty ở địa điểm làm việc.
1. Em cảm ơn câu trả lời rãnh mạch này của luật sư.
2. Vấn đề ở đây là văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài, nên người nước ngoài họ ko set thang bảng lương cố định, họ chỉ dựa vào nhận xét theo khách quan và nhìn nhận của họ. Thế nên, em mới hỏi, có bắt buộc phải có thang bàng lương hay không, vì nếu lập ra thì phải thực hiện theo, nhưng họ không muốn cứng nhắc mà chỉ muốn linh hoạt, đôi khi họ tăng lương sau 6 tháng, 8 tháng là việc, đôi khi không tăng vì khả năng làm việc của nhân viên đó có giới hạn và không gì nổi trội. Mức lương họ trả luôn luôn cao hơn hẳn những gì nhà nước mình đặt ra.
3. Cty đã 1 lần đóng phạt vì thành lập lâu rồi mà ko đăng ký bảo hiểm cho nhân viên < nhân viên ko muốn> . Nhân viên nhận tiền bảo hiểm và họ có tham gia hay không thì cty ko đảm bảo đc. Cty chỉ đảm bảo là trả họ số tiền bảo hiểm. Đến khi đăng ký tham gia bảo hiểm thì bị phạt và bắt phải nộp bảo hiểm từ đầu khi thành lập cty. Mong luật sư tư vấn khoảng này ạ.
4. Vì trong chung cư nên không xin đc giấy hợp pháp để đặt trụ sở nên mới nghĩ ra trường hợp lấy nhà riêng cho thuê mặt bằng < trên giấy tờ> để có đc giấy phép. Xong, nơi làm việc vẫn là ở chung cư để đảm bảo an toàn và đầy đủ tiện nghi hơn cho công việc. Tình hình là như vậy, mong luật sư hiểu và tư vấn rõ hơn giúp em ạ.
Theo em thấy thì trong luật quy định rõ là đối với HĐLĐ và HĐLV trên 3 tháng thì phải đóng BHXH và BHYT cho người lao động.
Nếu công ty bạn thỏa thuận với người lao động đóng BHXH tự nguyện thi DN phải cụ thể trên HĐLĐ, HĐLV hoặc phụ luc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét