Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.
Chào luật sư! Kính gửi đến đoàn luật sư của web lời chúc sức khỏe dồi dào và trân trọng nhất !
Theo tôi được biết thì luật doanh nghiệp có quy định về mô hình công ty mẹ công ty con (viết tắt CTM-CTC) như sau:
- CTM-CTC là 2 chủ thể độc lập, chịu TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN trên PHẦN TÀI SẢN CỦA MÌNH .
Vậy tôi có 3 trường hợp xin luật sư giải đáp giúp:
- Tôi đang có 1 doanh nghiệp tư nhân Phước Thịnh, tôi muốn trở thành công ty con của một công ty tương đối lớn (xin được giấu tên) , thì nếu sau này công ty của tôi có làm ăn thua lỗ
vd : tài sản của cty tôi là 1,5 tỉ , trong đó tôi nắm giữ 50% vốn, phần còn lại là CTM nắm giữ 50% vốn, tôi làm ăn thua lỗ 2 tỉ , vậy sau khi lấy hết tiền cty trả, 500tr còn lại sẽ do cty tôi trả hay CTM trả?
- CTM có quyền lấy vốn của cty tôi để chuyển sang công ty khác không?
- CTM làm ăn phạm pháp, cty tôi có chịu liên đới trách nhiệm không? và ngược lại
Xin chân thành cám ơn luật sư!
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì mô hình Công ty mẹ - Công ty con: "Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ"
Trường hợp của bạn nêu mỗi bên 50% vốn Điều lệ cho nên, Công ty mẹ mà bạn nêu chỉ đứng với vai trò là Thành viên góp vốn
Theo quy định tại Điều 147. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con: Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật có liên quan.
Do đó, những vướng mắc bạn nêu tôi trả lời như sau:
1- Trường hợp Công ty bạn làm ăn thua lỗ thì theo Quy định tại BLDS thì Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau :
1. Được thành lập hợp pháp.
2. Có cơ cấu chặt chẽ.
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
4. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Quyền lợi và nghĩa vụ khi có tư cách pháp nhân :
- Pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập.
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.
- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
- Một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có năng lực hành vi pháp luật dân sự, được xác lập các quan hệ giao dịch dân sự một cách độc lập.
Do đó công ty bạn chỉ chịu trách nhiệm trong tổng số vốn điều lệ của DN;
2- "CTM" Có tư cách như thành viên sáng lập của Công ty TNHH theo Điều 41 Luật DN: "Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty"
3- Như đã nêu ở trên, "CTM" và Công ty bạn lập sau này là 2 chủ thể khác nhau do đó hoạt động kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Pháp luật, Mỗi DN có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
Thân!
ý 1: Khi bạn trở thành công ty con của 1 công ty khác thì bạn phải đổi loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần (đối với doanh nghiệp tư nhân thì trách nhiệm vô hạn). Khi đấy thì bạn và cty tham gia góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp.
Ý 2: Điều 60 LDN quy định
3. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;
Vì vậy, nếu cty của bạn là cty TNHH thì cty tham gia góp vốn (tức công ty mẹ như bạn nói) chỉ được lấy lại phần vốn góp khi thỏa mãn các điều kiện trên (có quyết định của Hội đồng thành viên và vẫn đủ thanh toán nợ và các nghĩa vụ).
Nếu là công ty cổ phần thì chỉ có thể bán lại cổ phần cho người khác hoặc công ty mua lại theo điều 90, 91 Luật doanh nghiệp.
em chào luật sư, hiện nay em có vấn đề hết sức thắc mắc, đó là công ty mẹ (công ty tnhh hai thành viên trở lên) có 10 tỷ, nhưng cần chi cho công ty con 10 tỷ, chi cho chi nhánh 20 tỷ, vậy công ty mẹ phải góp vốn thế nào là hợp lý mà vẫn đảm bảo 51%, còn công ty con và chi nhánh là 49%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét