Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Bàn về định hướng doanh nghiệp

Chủ đề này được tích lũy, phát triển khi Mình trò chuyện cùng thế hệ đi trước lúc còn là sinh viên, cũng như sự trải nghiệm và vấp váp cùng nhiều anh, chị em đồng nghiệp sau 3 năm sóng gió từ khi ra trường.

Trước tới nay nhiều bạn đã từng xem Tam Quốc một hay vài lần, các bạn có từng nghe tới khái niệm ” Thế chân vạc”?. Thực tế thì dựa trên khái niệm gốc như La Quán Trung đã viết thì ngày nay rất nhiều nhà khoa học, kinh doanh, chính trị… đưa ra luận điểm Thế chân vạc cho lĩnh vực của mình. Hôm nay Mình sẽ đưa ra luận điểm riêng của mình về cái gọi là ” Thế chân vạc” cho riêng mình.

Thế chân vạc chúng ta có thể hiểu nôm na là một thế đứng vững chãi và chắc chắn. Đối với phần lớn các bạn đang đi học hoặc mới ra trường việc xác định hướng đi là điều rất khó khăn. Mình có thể lọc ra đây một số trường hợp.

+ Trường hợp thứ nhất: Nhóm các bạn ra trường lựa chọn theo chuyên ngành học của mình làm định hướng phát triển. Nhóm này thường có tư tưởng bất chấp khó khăn, dù có thử thác thì cũng phải theo nghề mình học và cho dù thu nhập có kém đi một chút thì cũng thấy vui vì mình được theo nghề mà mình thích.

+ Trường hợp thứ hai: Các bạn ra trường cũng lựa chọn ngành mình học nhưng không lấy đó là định hướng phát triển. Các bạn luôn có tư tưởng là nơi lương cao thì mình làm ” có thực mới vực được đạo” và như vậy là các bạn có thể move từ văn phòng sang vị trí pháp chế từ pháp chế doanh nghiệp sang thu hồi nợ ngân hàng…

Tuy nhiên dù lựa chọn theo hướng nào thì tới một thời điểm nào đó các bạn cũng sẽ nhận ra rằng ” à, nếu như vậy mãi thì mình sẽ không đi lên được” vì bản chất con người là ” luôn hướng về phía trước, thích chinh phục tầm cao”. Vậy các bạn sẽ làm gì? Có lẽ lúc này chúng ta lại nói về cái gọi là Thế chân vạc.

Thật ra thì ở mỗi chúng ta khi làm việc, phát triển đều có 1 mạng lưới, hệ thống của riêng mình. Tuy nhiên không phải ai cũng nhìn nhận và phát huy được nó.

Bạn nghĩ gì nếu bạn vừa làm việc tại một doanh nghiệp cố định để hưởng các chế độ lao động, tích lũy kinh nghiệm cho sự nghiệp lại vừa có nguồn thu từ hệ thống bên ngoài? Từ chính những giá trị mà bạn đã khai thác được. Nếu làm được điều này bạn đã có ” 2 chân vạc”.

Nếu bạn duy trì được 2 chân này kéo dài 3 – 5 năm thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ tới Chân vạc thứ 3. Chân vạc thứ 3 là chân hình thành từ việc bạn mang lợi nhuận và giá trị của 2 chân kia trong 3 – 5 năm biến nó thành những khoản đầu tư hiệu quả và sinh lời cho bạn. Chân của sự làm chủ về con người và tài chính.

Tuy nhiên để xây dựng được ” Thế ba chân” này bạn phải đánh đổi bằng thời gian, và sự tích lũy. Là quá trình xây dựng hệ thống (chân thứ nhất) quá trình lao động tích lũy kinh nghiệm ( chân thứ hai) và quá trình đầu tư gia tăng giá trị (Chân thứ ba).

Điều tôi chia sẻ trên đây chỉ là một cách nhìn, một hướng đi trong nhiều hướng đi là sự chia sẻ về định hướng, tầm nhìn cho sự phát triển dài hạn. Trong từng bước đi bạn không thể vội vàng thực hiện được ngay, phải xác định được vị trí, mục tiêu và quyết tâm thực hiện. Biết mình đang ở đâu là yếu tố đầu tiên để đi tới đích. Chúc các bạn chuẩn bị cho mình một kế hoạch ngắn hạn để biệt lập gia đình và một kế hoạch dài hạn để xây dựng tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến