Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Hướng dẫn về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp

CHƯƠNG VI: ƯU ĐÃI THUẾ TNDN
104. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN được quy định như thế nào?
Theo quy định tại điểm 2 điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
   Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính  thuế (không bao gồm thu nhập khác) nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
105. DN thành lập mới từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN được quy định như thế nào?
Theo quy định tại điểm 2.b điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh nghiệp đăng ký kinh doanh doanh lần đầu, trừ các trường hợp sau: 
1) Doanh nghiệp thành lập trong các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất theo quy định của pháp luật.
2) Doanh nghiệp thành lập do chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu (bao gồm cả trường hợp thành lập doanh nghiệp mới nhưng  tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh ... vẫn kế thừa của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh).
3) Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn mới thành lập mà chủ doanh nghiệp là chủ hộ kinh doanh cá thể và không có thay đổi về ngành nghề kinh doanh trước đây.
            4) Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần hoặc Hợp tác xã mới thành lập mà người đại diện theo pháp luật là người có số vốn góp cao nhất đã tham gia hoạt động kinh doanh với vai trò là người đại diện theo pháp luật, thành viên hợp danh hoặc người có số vốn góp cao nhất trong các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc đã giải thể nhưng chưa được 12 tháng tính từ thời điểm giải thể doanh nghiệp cũ đến thời điểm thành lập doanh nghiệp mới.
106. Thế nào gọi là dự án đầu tư?
Theo quy định tại điểm 2.c  điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Dự án đầu tư  là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư mà dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm (15) tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì hồ sơ để xác định dự án đầu tư là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp  thành lập mới từ dự án đầu tư mà dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm (15) tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh.
107. DN đang hoạt dộng sản xuất kinh doanh có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký KD, sự thay đổi đó ko làm thay đổi các điều kiện ưu đãi thuế thì DN có được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế hay ko?
Theo quy định tại điểm 3 điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế theo quy định thì doanh nghiệp  tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại. Doanh nghiệp đang hoạt động có thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh, bổ sung quy mô hoạt động kinh doanh (đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô...) thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngành nghề bổ sung, quy mô hoạt động bổ sung không thuộc diện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
108. DN thành lập mới từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn ưu đãi có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trong vào ngoài địa bàn ưu đãi đầu tư thì thư nhập tính thuế được tính như thế nào?
Theo quy định tại điểm 4 điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Trường hợp doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn ưu đãi đầu tư nếu có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn ưu đãi đầu tư và ngoài địa bàn ưu đãi đầu tư thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn ưu đãi đầu tư để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
109. Trong cùng kỳ tính thuế, DN có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động KD ko được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác có thu nhập hoặc ngược lại thì DN kê khai TN chịu thuế và chuyển lỗ như thế nào?
Theo quy định tại điểm 7 điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất); thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn.
Trường hợp trong các kỳ tính thuế trước, doanh nghiệp đang bị lỗ (nếu còn trong thời hạn chuyển lỗ) thì doanh nghiệp phải chuyển lỗ tương ứng với các hoạt động có thu nhập. Nếu doanh nghiệp không tách riêng được lỗ của từng hoạt động thì doanh nghiệp chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước sau đó vẫn còn lỗ thì chuyển vào thu nhập của hoạt động không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất); thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật). Sau khi chuyển lỗ theo nguyên tắc nêu trên nếu doanh nghiệp còn phát sinh lỗ và lãi của các hoạt động kinh doanh khác nhau (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất); thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) thì doanh nghiệp được bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ  áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.
Ví dụ :  Trong kỳ tính thuế năm  2012, DN A có phát sinh:
- Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là  1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 2 tỷ đồng.
Trường hợp này DN A được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập.
Cụ thể: Bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.
=> DN còn thu nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 25% (2 tỷ đồng x 25%).
Ví dụ :Trong kỳ tính thuế năm  2012, DN B có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.
Kỳ tính thuế năm 2011, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2012, DN B phải thực hiện chuyển lỗ  như sau:
Cụ thể:
- Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh trong năm 2012: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ của hoạt động kinh doanh chứng khoán vào thu nhập của hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng.
- Chuyển lỗ của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2011 để bù trừ với lãi của hoạt động kinh doanh máy tính năm 2012: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ)
- Kê khai, tính và nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế: 
2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng
=> Thuế TNDN phải nộp là: 200 triệu đồng
Ví dụ :Trong kỳ tính thuế năm  2012, DN C có phát sinh:
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ đồng.
Kỳ tính thuế năm 2011, DN C có lỗ là 2 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp không tách riêng được khoản lỗ này là của hoạt động nào do vậy DN C  phải thực hiện bù trừ lỗ vào thu nhập của hoạt động đang được ưu đãi trước (hoạt động sản xuất phần mềm).
Cụ thể: - Bù trừ giữa lãi và lỗ phát sinh năm 2012: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ hoạt động kinh doanh chứng khoán vào hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt động kinh doanh máy tính còn lãi là  (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng
- Chuyển lỗ của năm 2011 để bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất phần mềm năm 2012: 2 tỷ - 2 tỷ = 0 tỷ
Kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 25% của hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, cụ thể: 1 tỷ x 25% = 250 triệu đồng.
110. Ưu đãi thuế TNDN không áp dụng đối với khoản thu nhập nào?
Theo quy định tại điểm 8 điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng đối với:
a) Các khoản thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư này.
b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác.
c) Thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật.
d) Thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.
e) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
111. DN thành lập từ chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi sở hữu, chia, tách,… có được thừa kế các ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian còn lại ko?
Theo quy định tại điểm 9 điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Doanh nghiệp thành lập từ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chịu trách nhiệm trả các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bị chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
112. DN trong thời gian đang hưởng ưu đãi thuế TNDN, cơ quan có thaame quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện tang hoặc giảm số thuế TNDN được hưởng ưu đãi thì xác định số thuế TNDN được ưu đãi theo số nào?
Theo quy định tại điểm 10 điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện:
- Tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế so với đơn vị tự kê khai (kể cả trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai để được hưởng ưu đãi thuế) thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện (bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm và số thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng được ưu đãi thuế  theo quy định đã kê khai nhưng chưa xác định số thuế được ưu đãi).
 - Giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế so với đơn vị tự kê khai thì doanh nghiệp chỉ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo theo quy định đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện.
- Tuỳ theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt  vi phạm  pháp luật về thuế theo quy định.
113. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với đối tượng nào?
Theo quy định tại điểm 1 điều 19 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
a) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
b) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực:
- Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Sản xuất sản phẩm phần mềm.
114. Trường hợp nào DN có thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% được kéo dài thêm ko quá 30 năm?
Theo quy định tại điểm 2 điều 19 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao theo quy định của pháp luật nghiên cứu KH và phát triển công nghệ;
Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thong cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng ko; cảng biển; cảng song, sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định:
Sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu thuộc loại dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
115. Quy định ưu đãi miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo được áp dụng đối với đối tượng nào?
Theo quy định tại điểm 1 điều 20 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:
a) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. 
b) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực:
- Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
Để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo trường hợp doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư vào các ngành nghề đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì doanh nghiệp phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng các công trình này không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Sản xuất sản phẩm phần mềm.
d) Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
116. DN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo , dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, xuất bản được hưởng ưu đãi thuế TNDN như thế nào?
Theo quy định tại điểm 3 điều 19 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:
a) Phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá).
Danh mục chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.
b) Phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản.
Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm theo quy định tại Luật Xuất bản.
Xuất bản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật Xuất bản và Điều 2 Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ. Trường hợp các quy định của Luật Xuất bản, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xuất bản có sự thay đổi thì áp dụng theo các quy định mới tương ứng, phù hợp với các văn bản này.
Theo quy định tại điểm 1.d điều 20 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế : miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:
Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
Theo quy định tại điểm 2 điều 20 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
117. DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn được hưởng ưu đãi thuế TNDN như thế nào?
Theo quy định tại điểm 4 điều 19 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
Theo quy định tại điểm 3 điều 20 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
118.Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được hưởng ưu đãi thuế TNDN như thế nào?
Theo quy định tại điểm 5 điều 19 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô.
Đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô thành lập mới tại địa bàn  có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ sau khi hết thời hạn áp dụng thuế suất 10% quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này thì chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%.
Tổ chức tài chính vi mô quy định tại Khoản này là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
119. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được áp dụng như thế nào?
Theo quy định tại điểm 6,7 điều 19 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế.
            Hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều này, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng  mức thuế suất 25%.
120. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính như thế nào?
Theo quy định tại điểm 4 điều 20 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời  gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
Ví dụ 16: Năm 2009, doanh nghiệp A thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu năm 2009 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phầm mềm thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2009. Trường hợp dự án sản xuất sản phẩm phầm mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2009, đến năm 2012 doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian  miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2012. 
121. Kỳ tính thuế đầu tiên DN có thu nhập chịu thuế, nhưng thời gian hoạt đọng sản xuất KD HH, dịch vụ dưới 12 tháng thì kỳ tính thuế đầu tiên xác định như thế nào?
Theo quy định tại điểm 5 điều 20 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tính thuế đầu tiên doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang). Trường hợp, kỳ tính thuế đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế, nhưng thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới 12 tháng thì doanh nghiệp có quyền đăng ký với cơ quan thuế tính thời gian miễn thuế, giảm thuế ngay kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc tính từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian miễn giảm thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định. Kỳ tính thuế hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 3 không áp dụng để xác định ưu đãi miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Khoản này.
112. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN được quy định như thế nào?
Theo quy định tại điều 22 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính:
Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
 Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để  áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.
123. Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi thuế TNDN được quy định như thế nào?
Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn ban hành kèm theo nghị định 124/2008/NĐ-CP như sau:
Phụ lục
DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008)
S
T
T
Tỉnh
Địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn
1
Bắc Cạn
Toàn bộ các huyện và thị xã

2
Cao Bằng
Toàn bộ các huyện và thị xã

3
Hà Giang
Toàn bộ các huyện và thị xã

4
Lai Châu
Toàn bộ các huyện và thị xã

5
Sơn La
Toàn bộ các huyện và thị xã

6
Điện Biên
Toàn bộ các huyện và thành phố Điện Biên

7
Lào Cai
Toàn bộ các huyện
Thành phố Lào Cai
8
Tuyên Quang
Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa
Các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang
9
Bắc Giang
Huyện Sơn Động
Các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa
10
Hòa Bình
Các huyện Đà Bắc, Mai Châu
Các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy
11
Lạng Sơn
Các huyện Bình Gia, Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan
Các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng
12
Phú Thọ
Các huyện Thanh Sơn, Yên Lập
Các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Sông Thao, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy
13
Thái Nguyên
Các huyện Võ Nhai, Định Hóa
Các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ
14
Yên Bái
Các huyện Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu
Các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ
15
Quảng Ninh
Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện đảo Cô Tô và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh
Huyện Vân Đồn
16
Hải Phòng
Các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải

17
 Nam

Các huyện Lý Nhân, Thanh Liêm
18
Nam Định

Các huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng
19
Thái Bình

Các huyện Thái Thụy, Tiền Hải
20
Ninh Bình

Các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Tam Điệp, Yên Mô
21
Thanh Hóa
Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lanh Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lạc, Như Thanh, Như Xuân
Các huyện Thạch Thành, Nông Cống
22
Nghệ An
Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn
Các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương
23
Hà Tĩnh
Các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang
Các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc
24
Quảng Bình
Các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch
Các huyện còn lại
25
Quảng Trị
Các huyện Hướng Hóa, Đắc Krông
Các huyện còn lại
26
Thừa Thiên Huế
Các huyện A Lưới, Nam Đông
Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang
27
Đà Nẵng
Huyện đảo Hoàng Sa

28
Quảng Nam
Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành và các đảo Cù Lao Chàm
Các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên
29
Quảng Ngãi
Các huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà và huyện đảo Lý Sơn
Các huyện Nghĩa Thành, Sơn Tịnh
30
Bình Định
Các huyện An Lão, Vĩnh Thạch, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn
Các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ
31
Phú Yên
Các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hòa
Các huyện Sông Cầu, Đông Hòa, Tây Hòa, Tuy An
32
Khánh Hòa
Các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc tỉnh
Các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Ninh Hòa, thị xã Cam Ranh
33
Ninh Thuận
Toàn bộ các huyện

34
Bình Thuận
Huyện đảo Phú Quý
Các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam
35
Đắk Lắk
Toàn bộ các huyện

36
Gia Lai
Toàn bộ các huyện và thị xã

37
Kon Tum
Toàn bộ các huyện và thị xã

38
Đắk Nông
Toàn bộ các huyện

39
Lâm Đồng
Toàn bộ các huyện
Thị xã Bảo Lộc
40
Bà Rịa - Vũng Tàu
Huyện đảo Côn Đảo
Huyện Tân Thành
41
Tây Ninh
Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu
Các huyện còn lại
42
Bình Phước
Các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp`
Các huyện Đồng Phú, Bình Long, Phước Long, Chơn Thành
43
Long An

Các huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Đức Hòa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng
44
Tiền Giang
Huyện Tân Phước
Các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây
45
Bến Tre
Các huyện Thạch Phú, Ba Chi, Bình Đại
Các huyện còn lại
46
Trà Vinh
Các huyện Châu Thành, Trà Cú
Các huyện Cầu Nganh, Cầu Kè, Tiểu Cần
47
Đồng Tháp
Các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười
Các huyện còn lại
48
Vĩnh Long

Huyện Trà Ôn
49
Sóc Trăng
Toàn bộ các huyện
Thị xã Sóc Trăng
50
Hậu Giang
Toàn bộ các huyện
Thị xã Vị Thanh
51
An Giang
Các huyện An Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn, Tân Châu, Tịnh Biên
Các huyện còn lại
52
Bạc Liêu
Toàn bộ các huyện
Thị xã Bạc Liêu
53
Cà Mau
Toàn bộ các huyện
Thành phố Cà Mau
54
Kiên Giang
Toàn bộ các huyện và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh
Thị xã Hà Tiên, thị xã Rạch Giá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến