Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Từ một bức hình châm biếm








Một hình ảnh khá ấn tượng: Kể từ khi Nghị Quyết 11/NQ- CP 2011 được Chính phủ thi hành xem như một biện pháp ” Tự vệ” trước những diễn biến phức tạp từ thị trường tài chính thế giới cũng như phát triển bong bóng của một số ngành kinh tế trong nước thì chúng ta chợt nhận ra rằng: Chúng ta đang sống trong một xã hội vay nợ.

+ Chính phủ vay nợ từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn nước ngoài để điều tiết và phát triển kinh tế Quốc gia.

+ Doanh nghiệp vay nợ để đầu tư phát triển hệ thống cũng như nhân lực.

+ Người dân vay nợ để sản xuất và sinh hoạt.

Khi nguồn vay bị giảm đi buộc chúng ta phải thắt lưng buộc bụng, thiết chặt chi tiêu, tập trung nguồn lực, thay đổi cơ cấu để tự cứu mình, để nhìn lại mình, đánh giá, kiểm điểm rút kinh nghiệm cho sự phát triển về sau. Liệu sau cơn khủng hoảng và sự cải tổ chúng ta có phát triển vững chắc và xa hơn. Là một người theo dõi chính sách pháp luật và những ảnh hưởng chính sách đó tới kinh tế, xã hội, Tôi kỳ vọng về sự cải tổ này.

Đối với các bạn sinh viên đang quan tâm tìm hiểu hay mập mờ về những điều Tôi vừa viết trên, dưới một góc độ đơn giản bạn có thể hiểu những điều tôi viết ở trên đây như sau:

Bố bạn là chủ gia đình:
Gia đình bạn trước nay ít khi gặp khó khăn tài chính, chi tiêu chưa bao giờ phải suy tính. Nguồn thu của gia đình là từ thu nhập của Bố. Nhưng nay Bố bạn vì lý do nào đó mà nguồn thu hàng tháng ít đi trong khi chi tiêu gia đình vẫn duy trì như trước. Tình trạng này kéo dài, dẫn tới gia đình phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu, thời gian đầu mọi thứ lệch quỹ đạo mọi người thấy khó chịu.

Tuy nhiên cùng với thời gian sự cắt giảm chi tiêu này sẽ đi vào trật tự và ổn định. Sau khi cơn khủng hoảng qua đi, nguồn thu từ Bố bạn lại trở về như trước thậm chí còn nhiều hơn. Lúc này Bố bạn nhận ra rằng: ” Cần sử dụng, đầu tư nguồn thu hợp lý hơn, ngày trước chi tiêu thoải mái mà vẫn không đủ, lúc chi tiêu thắt chặt thì cũng không thiếu. Việc duy trì mức chi tiêu hợp lý sẽ giúp gia đình tập trung cho sản xuất, kinh doanh gia tăng giá trị” – Đấy nôm na vấn đề to tát là một câu chuyện nhỏ như vậy.

Nhà nước, Quỹ tín dụng đang “thắt chặt” để “nới lỏng” cho sự phát triển bền vững về sau. Đừng suy nghĩ vấn đề theo hướng cực đoan và tồi tệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến