Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Góc nhìn từ một bài viết



Tác giả bài viết cho rằng ” Nếu xem xét kỹ, khó khăn về dòng tiền của HAGL dường như xuất phát từ một nước cờ rủi ro của bầu Đức: quá kỳ vọng vào lĩnh vực khai khoáng, mà chủ yếu là quặng sắt..”

Dưới góc nhìn của mình, Tôi Học Luật không cho rằng đây là một nhận định sâu sắc. Bởi lẽ theo số liệu thống kê mà bài viết đưa ra thì tại thời điểm 2009 khi HĐQT HAGL tuyên bố ” trong khoảng 2 năm nữa doanh thu từ khoáng sản sẽ dần thay thế cho bất động sản” mà chủ yếu tập trung vào ” quặng sắt” là hoàn toàn có cơ sở. Tại thời điểm 2009 Việt Nam đang băng băng trên con tàu tốc hành của Công nghiệp hóa, của Đô thị hóa thì hướng đầu tư này là hoàn toàn có tầm nhìn chiến lược và một nước đi khôn ngoan và táo bạo.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ” Đoàn tàu tốc hành công nghiệp hóa, đô thị hóa Việt Nam đang đi” không bị giảm tốc độ bởi Khủng hoảng tài chính Châu âu và Sóng thần Nhật bản? Và như thế ” Trong khoảng 2 năm” mà HAGL đề cập trên khi họ đã thu lợi nhuận khổng lồ từ thị trường BĐS liệu họ sẽ lùi lại phía sau để ” Bơm” nguyên liệu ” Quặng sắt” cho thị trường và ” Cỗ máy đẻ tiền” tiếp tục phình to với những giá trị khổng lồ…Đấy là chưa kể tới hàng ngàn ha cao su tới thời hạn thu hoạch (theo tính toán thì cây cao su từ khi trồng tới khi thu hoạch phải mất từ 5 – 7 năm) hay những dự án Thủy điện đình đám trên khắp cả nước…
Rõ ràng rằng việc HAGL vấp chân trong giai đoạn này hoàn toàn do những điều mà ta tạm gọi là ” Bất khả kháng” chứ không liên quan tới nước cờ mà lãnh đạo HAGL đã tính toán trước đó. Không cần bàn luận nhiều chắc nhiều người cũng thấy đây tầm nhìn của gã khổng lồ của một kế hoạch chu toàn.

Mặt khác về phần mình thì Tôi Học Luật cho rằng khả năng để HAGL phá sản là rất khó. Bởi đơn giản là họ đang tạo ra một khối lượng công việc cho hàng ngàn thậm chí là hàng chục ngàn lao động ở Việt Nam nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, điều mà Doanh nghiệp Nhà Nước hiện nay còn phải ” chắp tay lạy cụ” bởi tầm nhìn, sự chỉ đạo và tư duy chiến lược của họ. Chỉ suy nghĩ một điều bình thường là nếu HAGL phá sản thì liệu có dẫn tới việc mất cân bằng việc làm đột biến tại những khu vực trọng điểm mà HAGL đang đầu tư? Quay trở lại với trường hợp tập đoàn Bianfishco của đại gia thủy sản Diệu Hiền thì chúng ta sẽ thấy. Chính phủ nói chung, chính quyền địa phương nói riêng và các đối tác của doanh nghiệp sẽ can thiệp để ” Giữ sự cân bằng xã hội”. Thế nên việc tiếp nhận thông HAGL phá sản từ báo chí nếu chúng ta nhìn nhận một chút thì Tôi nghĩ rằng sẽ không có điều này.

Tôi Học Luật xin phép không bình luận và phân tích dài, không nhằm thanh minh hay biện hộ cho bên nào, đơn giản chỉ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ ” Tư vấn và loại trừ rủi ro” mang tính nghề nghiệp mà không đi sâu vào góc độ pháp lý hay thu lượm thông tin nội bộ doanh nghiệp để chứng minh cho nhìn nhận của mình.

Các bạn quan tâm tới có thể cùng Tôi Học Luật thảo luận, chia sẻ thêm theo cm hay share nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến