Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Cách rút vốn khỏi Công Ty CP !

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.


kính gui luat su.tôi là co dong sang lap cong ty co phan moi thành lap 7/2012.vốn điều lệ  3 tỷ65 ,gồm 3thành viên,đại diện pháp luậtl(75%).tôi (25%). và 1 người khác 25%.hai tháng đầu tôi cùng 2 cổ đông thỏa thuận chỉ góp vốn tôi 25 tr,2 người kia 75 tr.phần gop von cua toi đả có giấy xác nhận góp vốn do  đại diện pháp luật nhận và xác nhận,đại diện pháp luật là giám dốc điều hành.tuy nhiên sau 2 tháng hoat dong tôi thấy 2 nguoi còn lại chua gop theo cam ket,viec điều hành chua ro rang.theo khoản 3 điều 84 thì nếu cả 3 cổ dông sáng lập không góp đủ vốn điều lệ thì phải chịu trách nhiệm liên đới  về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị co phần chua gop đủ đó.tôi phải làm như thế nào để không làm sai theo pháp luật,và tôi cũng không muốn góp vốn tiếp tục theo đang ký,và chỉ chịu trách nhiệm trên số vốn 25 trieu gop.vì tôi  chưa nắm được việc điều hành công ty,nên việc làm của người điều hành có thể gây nợ,hoặc cầm cố tài sản mà công ty phải chịu trách nhiệm trong đó có tôi.xin chỉ dẩn cách làm như thế nào ,tôi chỉ chịu trách nhiệm trên số 25 triệu mà thôi.và chỉ là cổ dông phổ thông.x

Theo quy định của LDN, trường hợp công ty cổ phần của bạn mới thành lập tháng 7/2012, mà bạn là cổ đông sáng lập công ty, nay bạn muốn rút khỏi công ty là không được. Bởi lẽ, công ty của bạn phải hoạt động trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thì bạn mới có quyền rút khỏi công ty bằng hình thức chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho người khác.

Nếu bạn muốn rút vốn khỏi Công ty, thì có một số nội dung mà bạn cần lưu ý:

1. Luật DN cho phép bạn - là cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ĐKKD. Do vậy, bạn có thể đề nghị 2 cổ đông còn lại nhận chuyển nhượng cổ phần của bạn.

2. Luật DN cho phép bạn - là cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác trong trường hợp được sự đồng ý của ĐHĐCĐ (mà ở đây có thể là 2 cổ đông sáng lập còn lại). Do đó, bạn có thể đưa ra yêu cầu và đề nghị ĐHĐCĐ về vấn đề này.

3. Bạn có thể đề nghị Công ty mua lại cổ phần của mình thông qua việc biểu quyết không đồng ý đối với các vấn đề liên quan đến việc tổ chức lại công ty hoặc sửa đổi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông.

4. Luật DN và Nghị định102/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật DN đã nêu rõ, cổ đông sáng lập phải đăng ký mua tối thiểu 20% cổ phần và phải góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày ĐKKD, đo đó nếu sau 90 ngày mà bạn hoặc các cổ đông khác không góp đủ số cổ phần đăng ký mua thì bạn sẽ chỉ có quyền và nghĩa vụ đối với số cổ phần đã góp đủ mà thôi.

Kính chào luật sư.Xin luật sư cho hỏi,Công ty tôi thành lập năm 2008.Lúc đấy có 6 thành viên ,đến năm 2011 công ty làm ăn thua lỗ nợ nần qua nhiều không có khả năng  chi trả.vì thế các cổ đông lần lượt rút khói công ty được sự nhất trí của hội đồng quản trị .tháng 8/2012 công ty xin cấp lại giấy phép kinh doanh lại địa chỉ mới và người đứng đầu công ty  trên lại là anh dể tôi .anh đã nhờ tôi ký vào 1 trong 3 cổ đông đó. tôi biết rõ anh tôi giờ  vẫn còn nợ lên tới 50 tỷ đồng không có khả năng trả.mà công ty tôi là công ty bán đất đổi hạ tầng cho tỉnh. xin được hỏi luật sư giả sử anh tôi phải đối mặt với pháp luật thì tôi  và 1 cổ đông nữa có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến