Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Ký hợp đồng lao động

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.


Chào Luật sư. Tôi xin được tư vấn việc ký hợp đồng lao động như sau:

Công ty tôi  là Công ty cổ phần vừa nhận sáp nhập hai Công ty cổ phần con, vậy Công ty tôi có phải ký lại hợp đồng lao động với người lao động ở công bị bị sáp nhập hay không? ví dụ ông NGuyễn Văn A đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn với Công ty bị sáp nhập, nay Công ty tôi ký lại HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm có được không?

Theo quy định của pháp luật, công ty sáp nhập sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ về tài sản, và đối với người lao động. Việc ký lại hợp đồng lao động thì công ty bạn phải có thỏa thuận với người lao động theo đúng trình tự, thủ tục quy đinh tại Bộ luật lao động và thông báo trước 3 ngày cho người lao động. Nếu hai bên không thống nhất được thì một trong hai bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Bên nào sai về phạm về trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải chịu trách nhiệm đền bù cho bên bị vi phạm theo quy định của Bộ luật lao động 2002 sửa đổi bổ sung năm 2007, 2010.

Theo quy định tại Điều 31 BLLĐ thì khi  sáp nhập thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Như vậy nếu vẫn sử dụng người lao động thì công ty bạn buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mà trước đã người lao động đã ký với công ty bị sáp nhập.

Pháp luật không buộc các bên phải ký lại hợp đồng lao động; nhưng để tránh các rắc rối có thể phát sinh về sau công ty bạn nên thực hiện lại bước này.

Vi dụ bạn đưa ra; thì chỉ có thể tiếp tục ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn; nếu có sự thay đổi điều khoản hợp đồng thì thật phi lý khi người lao động lại muốn giảm đi quyền lợi của mình khi chuyển từ hợp đồng không xác định thời hạn sang loại xác định thời hạn.

Trân trọng.

Tôi đang làm việc tại một chi nhánh của một công ty nước ngoài. Công ty chúng tôi ở trên Hà Nội còn chi nhánh ở tại Quảng Ninh. Những tháng trước tháng 6/ 2012 thì Giám đốc chi nhánh ký vânký hợp đồng lao động với nhân viên mà chi nhánh tuyển dụng. Nhưng từ tháng 7/2012 thì Giám đốc chi nhánh không được ký hợp đồng lao động với nhân viên làm tại chi nhánh nữa mà phải chuyển hồ sơ của nhân viên đó lên trên Công ty mẹ ký. Trong khi đó chi nhánh vẫn đóng tiền Bảo hiểm , chi trả tiền lương, nộp thuế cho nhân viên đó. Vậy cho tôi hỏi Công ty ký hợp đồng trực tiếp với nhân viên chi nhánh có đúng luật không và có ảnh hưởng gì tới chi nhánh không? Mong nhận được câu trả lời của Luật sư một cách sớm nhất.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Bộ Luật Dân sự, thì Chi nhánh của Công ty là đơn vị phụ thuộc của Công ty, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng theo uỷ quyền.

Trong trường hợp: khi bạn ký hợp đồng với chi nhánh, bạn có quyền được biết chi nhánh công ty đó có được sự ủy quyền của công ty để ký hợp đồng không? Nếu không có uỷ quyền hoặc Quyết định của công ty đồng ý cho chi nhánh thực hiện việc ký hợp đồng, thì chi  nhánh đã thực hiện công việc vượt quá thẩm quyền.

Về câu hỏi của bạn, thì Công ty ký hợp đồng lao động trực tiếp với nhân viên chi nhánh là hoàn toàn đúng quy định.

Chúc bạn khoẻ và bình an.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến