CÙNG MỘT LÚC CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP LẪN TRỢ CẤP THÔI VIỆC ?
Ngày 18 tháng 06 năm 2012, tại phiên họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật lao động (BLLĐ), thay thế BLLĐ 1994 ( đã được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007) bộ luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/05/2013, theo đó sẽ thì có rất nhiều vấn đề được thay thế, bổ sung và quyền lợi của người lao động cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên khi nghiên cứu một số quy định của BLLĐ 2012 thì tôi phát hiện một điểm mới có sự mâu thuẩn “ cùng một lúc người lao động có thể được nhận trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm”.
Theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2012 về trợ cấp thôi việc thì: “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Khoản 10 Điều 36 BLLĐ quy định về chấm dứt hợp đồng
như sau: “10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”Như vậy đối chiếu hai quy định trên chúng ta nhận thấy rằng người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tiếp đó, khoản 1 Điều 49 BLLĐ 2012 quy định về đối tượng được trợ cấp mất việc làm như sau: “1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.”
Điều 44 và Điều 45 của bộ luật quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế và khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, đây là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đã được quy định tại khoản 10 Điều 36.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng người lao động thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 10 Điều 36 mà tôi đang đề cập ở trên vừa đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc, vừa đủ điều kiện nhập trợ cấp mất việc làm.
Theo tôi đây là một lỗi kỷ thuật trong quá trình ban hành, nhà làm luật đã không tách đối tượng tại khoản 10 Điều 36 thành hai dạng đối tượng khác nhau mà đưa chung vào một điều khoản cho nên khi xây dựng Điều 48 đã tạo ra sự mâu thuẩn nói trên.
Hy vọng cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn về vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét