Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.
Kính chào luật sư! Xin phép luật sư tư vấn giúp tôi nội dung như sau:
Xin hỏi và tư vấn việc thứ nhất: Doanh nghiệp chúng tôi là đơn vị thành viên của Công ty TNHH MTV nhà nước. Hoạt động lĩnh vực kinh doanh ngành nghề tư vấn khảo sát thiết kế và thi công xây lắp công trình. Là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện theo Luật doanh nghiệp năm 2005. Đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Là đơn vị tư cách pháp nhân không đầy đủ, nên phải hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ.( Trên Công ty không đủ điều kiện và trình độ, năng lực chuyên môn để hoạt động lĩnh vực kinh doanh ngành nghề có điều kiện như đơn vị thành viên chúng tôi).
Là đơn vị thành viên nêu trên thuộc doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động chi nhánh theo ủy quyền của Công ty me. Nhưng tự lực tự cường, mọi ưu đãi của Nhà nước, của Công ty đều không được hưởng thụ như: Không có vốn điều lệ, Không được ưu đãi về việc làm, ngoài sự chi phí phối về mặt hành chính như các quyết định mệnh lệnh hành chính theo kiểu hoạt động bao cấp, hoạt động công tác Đảng, đoàn thể. ( Công ty này được hưởng toàn bộ các chế độ chính sách của Nhà nước từ ngân sách đài thọ do mới thành lập).
Đơn vị thành viên chúng tôi tự lực, tự cường, tự quan hệ tìm kiếm việc làm, ký hợp đồng trực tiếp với Chủ đầu tư, tự tổ chức thực hiện, tự trả lương và các chế độ chính sách cho người lao động, Nộp thuế trực tiếp cho Nhà nước; Nộp chỉ tiêu cho Công ty thu từ 4,5 % đến 5% doanh thu ( theo quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch trong năm). Tự vay vốn ngaanh hàng và thế chấp cả tài sản của cá nhân để vay vốn hoạt động ngoài tiền tạm ứng hợp đồng nhận thầu của Chủ đầu tư .( Cả hệ thống quản lý của Công ty không tham gia quản lý điều hành và không giúp được bất cứ công việc kinh doanh cho đơn vị). Nhưng đều áp đặt cho đơn vị theo kiểu quản lý bao cấp như chạy việc chi môi giới hoa hồng phải báo cáo đảng ủy công ty và Ban giám đốc Công ty để quyết định, nếu đã chi mà chưa thông qua hoặc Ban giám đốc không chấp nhận thì phải thu hồi nộp về Công ty.
Vậy Doanh nghiệp thành viên chúng tôi được xếp vào loại doanh nghiệp nhà nước nào ?. Hoạt động tự lập, tự chủ như vậy nhưng lấy sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và mệnh lệnh hành chính quản lý nhà nước để can thiệp và áp đặt vào hoạt động của chúng tôi đã phù hợp với điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường theo Luật chưa?. Tôi làm giám đốc tổ chức hoạt động kinh doanh như tính chất hình thức nêu trên thì giám đốc có quyền hạn gì không? Sẽ còn nhiều vấn đề xử lý thiếu am hiểu về kinh doanh của Công ty áp đặt cho đơn vị chúng tôi mà trực tiếp là giáng lên đầu Giám đốc đơn vị, Chúng tôi sẽ hỏi và nhờ Luật sư can thiệp sâu hơn trong thời gian tới.
Vấn đề thứ 2: Tôi ký hợp đồng với Chủ đầu tư về tư vấn đầu tư , khảo sát, thiết kế lĩnh vực ngành giao thông. Do đơn vị, cá nhân không đủ điều kiện chứng chỉ hoạt động khảo sát, thiết kế, đồng thời năng lực quá yếu không thực hiện được hợp đồng nêu trên. Đơn vị đã ký hợp đồng với Công ty tư vấn đầu tư xây dựng có đủ điều kiện về năng lực theo quy địnhcủa Pháp luật tham gia thực hiện. Theo thỏa thuận hợp đồng khi nào Dự án được thẩm định phê duyệt và được đầu tư thì Chủ đầu tư mới thanh toán, và Thầu chính mới thanh toán cho Thầu phụ, nếu rủi ro không được đầu tư thì bỏ, không tranh chấp khiếu kiện hợp đồng. Vì là chỗ tin cậy, lại đưa quân đi khảo sát địa hình trên 22 tỉnh thành phố cả nước, nên hợp đồng thỏa thuận Thầu chính cho Thầu phụ mượn tiền không quá 50% giá trị hợp đông tạm tính để chi phí khảo sát nêu trên và thầu phụ phải chịu lãi vay. Khoản tiền cho thầu phụ mượn 05 đợt có phiếu chi từ nguồn vốn Đơn vị vay của tổ chức tín dụng và cá nhân là 1,5 tỉ đồng theo lãi xuất ngân hàng tại thời điểm vay. Thời gian cho mượn là 07 tháng. Nhà thầu phụ đã thực hiện hoàn thành hợp đồng bàn giao cho đủ hồ sơ cho thầu chính, do dự án chưa được đầu tư, nhà thầu phụ chấp nhận rủi ro và đã trả lại đầy đủ tiền mượn cho thầu chính. Khoản lãi vay vì rủi ro nên thầu chính không tính lãi cho thầu phụ và đã hạch toán vào khoản lợi nhuận của dự án khác, Nhưng Công ty kiểm tra và xuất toán lãi xuất trên vì cho rằng sử dụng cho mượn là vi phạm nguyên tắc tài chính và tính lãi xuất để xuất toán là 1,075 tỉ đồng.
Xin Luật sư tư vấn giúp, trong kinh doanh theo cơ chế thị trường, việc đơn vị tôi thỏa thuận hợp đồng cho mượn tiền và xử lý rủi ro như vậy đã phù hợp với hoạt động kinh doanh chưa? hay đã vi phạm pháp luật ? Tôi làm giám đốc của doanh nghiệp như đã nêu trên có quyền hạn gì trong các giao dịch và trách nhiệm đến đâu trong việc thực hiện hợp đồng do đơn vị trực tiếp ký hợp đồng với Chủ đầu tư, Việc tính toán và xuất toán lãi như nêu trên có đúng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không?
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Luật sư để tôi có điều kiện làm sáng tỏ mối quan hệ quản lý trong hoạt động kinh doanh của Công ty và đơn vị thành viên xem mức độ đến đâu.
Theo như anh nói thì "doanh nghiệp" mà anh gọi ở đây là chi nhánh của công ty nhà nước. Do vậy chi nhánh phải hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty mẹ, giám đốc chi nhánh thực hiện các quyền và nhiệm vụ do công ty mẹ giao và chỉ có quyền hạn trong phạm vi cho phép (quyền hạn của giám đốc chi nhánh có thể được quy định tại Điều lệ công ty mẹ, quyết định về việc phân quyền cho giám đốc hoặc văn bản khác).
Trường hợp thứ hai, về nguyên tắc, việc cho doanh nghiệp khác mượn tiền phải thực hiện đúng thẩm quyền của giám đốc chi nhánh, nếu giám đốc chi nhánh có thẩm quyền đó thì được phép, nếu không thì việc cho mượn tiền đó là sai phạm.
Anh nên xem lại các quy định của công ty Mẹ như Điều lệ, quy chế hoạt động, quy chế tài chính, quyền hạn của giám đốc chi nhánh .v.v để biết thêm về quyền hạn và nghĩa vụ của mình nhé !
Trong trường hợp có thể xem được các tài liệu liên quan, thì mới có thể trích dẫn căn cứ pháp lý cũng như đưa ra ý kiến tư vấn chính xác cho anh được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét