KỲ 4: NHỮNG LUẬT SƯ NỔI TIẾNG CÓ THU NHẬP "KHỦNG"
Theo thống kê trong năm 2012 của Tạp chí Fortune, trong số 25 tập đoàn trả lương cho nhân viên cao nhất toàn cầu thì có đến 3 công ty luật ở vị trí dẫn đầu, bao gồm: Baker Donelson, Bingham McCutchen, Alston & Bird, Perkins Coie. Trong đó, Baker Donelson đứng thứ 2 toàn cầu về việc trả lương cao nhất cho nhân viên của mình với mức lương trung bình 228.851 USD/năm (tương đương 4,8 tỷ đồng).
1. Joe Jamail, Jr.
Là người duy nhất trong danh sách Forbes 400 với các vụ kiện được trích dẫn như là nguồn tài sản của ông, Jamail là luật sư giàu có nhất không chỉ tại Mỹ mà trên toàn thế giới. Jamail đã đại diện cho Pennzoil trong vụ kiện chống lại Texaco năm 1985 (bản án dân sự lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ) và với chiến thắng này ông đã bỏ túi một khoản tiền đáng kinh ngạc 345 triệu đô. Được biết đến với những lập luận sắc bén và sự nhanh trí, Jamail, dù bây giờ đã 87 tuổi, vẫn là một trong những luật sư nổi tiếng nhất nước Mỹ.
2. Gerald Hosier
Một trong những luật sư về quyền sở hữu trí tuệ thành công nhất trên thế giới, Hosier làm việc cho Jerome H. Lemelson, một nhà phát minh Mỹ nắm giữ hơn 700 bằng sáng chế. Hosier chịu trách nhiệm khởi kiện những công ty có hành vi xâm phạm những bằng sáng chế này. Tạp chí Forbes công bố Hosier là luật sư được trả lương cao nhất ở Mỹ vào năm 2000, khi ông đạt được một con số khổng lồ là 40 triệu USD/năm. Ông cũng tiếp tục dẫn đầu trong 3 năm sau đó bằng cách kiếm về một khoản đáng kinh ngạc 150 triệu USD.
3. Richard Scruggs
“Vua án dân sự" – mặc dù biệt danh này đã không còn phù hợp với vị trí công việc hiện tại của Richard Scruggs nhưng đó vẫn là cái tên mà người ta thường nói khi nhắc đến ông. Ông đã đi tiên phong trong một vụ kiện thuốc lá lớn giữa thập niên 90 đem lại cho tiểu bang Mississippi một khoản đền bù là 246 tỷ USD và cho cá nhân ông 1,6 tỷ USD tiền thù lao.
II. Đất nước 'ưa kiện tụng', nghề luật sư có lương bổng rất cao
Có nhiều nguyên nhân giải thích vấn đề đội ngũ luật sư đông đảo và lương bổng cao nhất ở Mỹ. Thứ nhất, nước Mỹ là một nước ưa kiện tụng nhất trên thế giới nên số số lượng luật sư ở Mỹ rất lớn. Người dân có thể kiện bất kỳ về vấn đề gì họ thấy cần có sự can thiệp của pháp luật. Thứ hai, cho dù họ không kiện ai đi chăng nữa thì rất nhiều giao dịch trong xã hội cần thông qua luật sư nếu muốn chắc ăn. Bạn cần đến luật sư từ việc rất nhỏ như vi phạm giao thông, khai thuế, cho đến ly dị, thừa kế, các loại giao dịch theo hợp đồng… Dĩ nhiên là chi phí thuê luật sư rất cao. Ví dụ bạn chay xe quá tốc độ cho phép bị cảnh sát bắt và bạn muốn nhờ luật sư thì chi phí tùy theo mức độ nặng nhẹ và tiểu bang mà bạn vi phạm có giá dao dộng ít nhất từ $300 trở lên.
Theo một khảo sát của Hiệp hội Luật sư Mỹ (ABA), chỉ hơn 50% số luật sư hài lòng với nghề nghiệp. Trong số các luật sư có 6 - 9 năm kinh nghiệm, chỉ có 4/10 luật sư cho biết họ hài lòng với sự nghiệp của mình, với những luật sư hành nghề từ 10 năm trở lên, tỷ lệ này là 6/10. Trong số gần 800 người được hỏi, 80% nói rằng họ rất tự hào về nghề nghiệp của mình, 81% nhận xét đây là nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ. Những con số trên cho thấy luật sư chỉ hài lòng với nghề nghiệp khi đã có tuổi, đơn giản vì khi sự nghiệp phát triển, họ cần phải có nhiều trách nhiệm hơn để giữ vững uy tín cũng như lấy đó làm đảm bảo cho việc chuyển nghề khác.
Mức lương trung bình của các luật sư tại Úc (AUD/năm)
Mức lương trung bình của các luật sư tại Anh (GBP/năm)
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến thù lao của luật sư
Mức thù lao của luật sư được tính theo: nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời gian và công sức của luật sư được sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; và kinh nghiệm, uy tín của luật sư. Trong thực tế, mức thù lao của luật sư còn dựa vào các yếu tố như nơi hành nghề (ở thành thị và những khu vực trung tâm hành chính - kinh tế thì thù lao luật sư thường cao hơn các nơi khác); kết quả công việc; tư vấn (ý kiến pháp lý của luật sư chỉ được đưa ra sau khi luật sư bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm tra đối với công việc được giao) và một số chi phí hoạt động khác.
Luật sư thường tính thù lao theo các hình thức sau:
· Thù lao dựa trên số giờ phát sinh thực tế của luật sư và các trợ lý luật sư dành cho công việc được giao và mức phí thù lao dịch vụ tiêu chuẩn tính theo giờ của luật sư (thù lao theo giờ);
· Thù lao trọn gói;
· Thù lao ứng trước;
· Thù lao tùy thuộc vào kết quả công việc (thù lao kết quả).
Hiện nay, mức thù lao theo giờ của luật sư tại các chi nhánh hãng luật nước ngoài tại Việt Nam xê dịch trong khoảng từ 250-450 USD/giờ. Đối với các luật sư Việt Nam ở các hãng luật trong nước, mức này trong khoảng 100-250 USD/giờ. Trên thực tế, vì số lượng luật sư Việt Nam được “quốc tế hóa” còn ít, họ vẫn đã và đang tạo ra một nhóm “đặc quyền” có cương vị nghề nghiệp khá tốt với thu nhập cao, chủ yếu hoạt động trong khu vực đầu tư và doanh nghiệp. Trong khi đó, các luật sư khác giàu kinh nghiệm nhưng không thành thạo ngoại ngữ, thường hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tranh tụng hình sự hoặc dân sự.
IV. Trả thù lao cho luật sư theo kiểu nào?
Tâm lý chung của khách hàng là muốn được trả cho luật sư ở một mức thù lao trọn gói dựa vào kết quả thành công sau cùng của công việc được giao. Hình thức tính thù lao này giúp khách hàng xác định chính xác khoản chi phí phải tiêu tốn cho vụ việc, bảo đảm chi phí thù lao phải trả cho luật sư sẽ không vượt quá kết quả mà luật sư đạt được, cũng như bảo đảm rằng chỉ tốn thù lao cho luật sư khi công việc được giao đạt kết quả như khách hàng mong muốn. Nếu kết quả công việc không thành công hay thành công không như khách hàng mong muốn thì luật sư có rủi ro là không được khách hàng trả thù lao, mất thời gian và chi phí mà luật sư đã bỏ ra để thực hiện công việc.
Trong khi đó, luật sư muốn được khách hàng trả thù lao dựa trên số thời gian thực tế đã bỏ ra cho công việc được giao. Hình thức tính thù lao này giúp luật sư chắc chắn có được thu nhập ổn định khi làm việc cho khách hàng, luật sư sẽ không phải lo lắng về thời gian phải sử dụng để thực hiện công việc dịch vụ (vì sẽ được khách hàng trả thù lao), đồng thời sẽ chỉ tập trung vào kết quả của vụ việc và phương cách để đạt được kết quả. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, cách tính thù lao theo giờ này lại gây bất lợi cho khách hàng vì khách hàng không thể kiểm soát được số tiền thù lao phải trả cho luật sư.
Để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về vấn đề thù lao của luật sư, các bên liên quan cần dành nhiều thời gian hơn trong việc soạn thảo và ký kết một hợp đồng dịch vụ pháp lý chặt chẽ, chi tiết và đầy đủ. Mức thù lao của luật sư có thể căn cứ theo loại hình công việc pháp lý và giá thị trường tại địa phương.
Đón xem Kỳ 5: Luật sư chuyên ly hôn – “Hái ra tiền” thời hiện đại
Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm - tuyển dụng
ĐỨC ANH A&T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét