Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Ký chứng từ

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.


 Tôi có người bạn đang là DNTN muốn chuyển sang TNHH. Do bạn tôi (H) thường phải đi công tác nước ngoài nên H muốn bổ nhiệm tôi làm Phó GĐốc  để ký chứng từ. Vậy nếu tôi ký những chứng từ đó thì có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Tôi cần làm gì để tránh rủi ro khi xảy ra vấn đề?. Và nếu khi làm giấy chuyển sang TNHH mà tôi đứng tên Phó GIám đốc và có góp vốn. Vậy khi xảy ra phá sản hay nợ nần tôi có phải chịu trách nhiệm trên số vốn đó ko? (Vì thực chất tôi ko góp vốn mà chỉ đứng trên giáy tờ). MOng Luật sự có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.

 1. Trường hợp của bạn muốn chuyển đổi loại hình từ DNTN sang Công ty TNHH, thực hiện theo quy định tại Nghị định43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ bao gồm:1- Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp (do chủ doanh nghiệp ký)

2- Điều lệ công ty TNHH;

3- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;

4- Danh sách thành viên Công ty;

5. Bản sao hợp lệ một số giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của các thành viên, người đại diện theo pháp luật:

7- Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

8- Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;

9- Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

2. Về việc bổ nhiệm chức danh P.Giám đốc để thực hiện ký chứng từ: Nhiệm vụ và quyền hạn của chức danh P.GĐ được công ty quy định, được ký kết các văn bản hay chứng từ theo phạm vi ủy quyền của Đại diện PL của Doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro, Công ty nên xây dựng quy định về nhiệm vụ và quyền của chức danh này, khi Đại diện PL của DN lập ủy quyền phải rõ ràng về phạm vi ủy quyền, và khi ký chứng từ bạn cũng nên thực hiện công việc theo các nội dung quy định trên.

3. Trường hợp bạn cùng góp vốn vào DN thì khi DN dẫn đến tình trạng phá sản thì bạn chỉ chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi phần vốn góp của mình.

Thân chào!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến