Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Thắc mắc khi thành lập DNTN

Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.


 Em hiện đang có dự định thành lập DNTN chuyên kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ và mua bán thiết bị máy tính, cụ thể:

    Lập trình phần mềm, giải pháp phần mềm.
    Tư vấn, lắp đặt và bảo trì hệ thống mạng máy tính.
    Dịch vụ quản trị hệ thống máy tính, mạng máy tính, máy chủ.
    Dịch vụ quản trị website tư nhân, website doanh nghiệp, trang tin tức, forum.
    Cung cấp giải pháp bảo mật cho hệ thống mạng máy tính.
    Cung cấp giải pháp lưu trữ và bảo mật thông tin, dữ liệu.
    Bán sỉ và lẻ máy vi tính, linh kiện máy vi tính và các thiết bị ngoại vi.



Kính mong luật sư có thể giúp em giải đáp một số thắc mắc sau:

    Ngành nghề kinh doanh theo em tra ra là :
        J62010: Lập trình máy tính.
        J62020: Tư vấn máy tính và quản trị hệ thống máy tính.
        J62090: Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và các hoạt động khác liên quan.
        G47411: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong các cửa hàng chuyên doanh.
        S95110: Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi.

Những mã và tên ngành nghề trên có phù hợp với doanh nghiệp của em không? Cửa hàng chuyên doanh có yêu cầu phải trưng bày sản phẩm không (Vì dịch vụ mới là mảng kinh doanh chính, không phải buôn bán)? Và nếu trong vài trường hợp (không thường xuyên) có những giao dịch thuộc dạng bán buôn mà trong danh mục ngành nghề đăng ký không có phần này, vậy em có nên đăng ký luôn cả bán buôn trong ngành nghề kinh doanh không?

    Theo như tìm hiểu của em về thành lập doanh nghiệp, vốn đầu tư ban đầu là do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh của em cũng không nằm trong diện yêu cầu vốn pháp định. Xin hỏi mức vốn đầu tư ban đầu này có yêu cầu cụ thể nào không? Mức vốn tối thiểu? Giấy tờ xác nhận vốn đầu tư? Có cần nộp hay chỉ cần khai báo khi đăng ký?
    
    Về phần vốn đầu tư, nếu vốn đầu tư ban đầu khi đăng ký là 100 triệu đồng, nhưng trong quá trình kinh doanh, có hợp đồng mua bán yêu cầu doanh nghiệp phải mua từ đối tác những sản phẩm / dịch vụ có giá trị cao hơn 100 triệu đồng trước khi bán cho người mua theo hợp đồng, vậy phần chênh lệch đó em có cần phải làm thủ tục tăng vốn hay không? Nếu em không làm thủ tục tăng vốn mà trực tiếp bỏ tiền thêm vào để hoàn thành hợp đồng thì có ảnh hưởng gì về sau không?
    
    Theo quy định về trụ sở kinh doanh, hiện tại em vẫn đang ở với gia đình và nhà đứng tên cha, nếu muốn đặt trụ sở chính tại nhà thì có thể không? Hay em phải tiến hành làm thủ tục thuê lại một phần? Thuê địa điểm khác? Diện tích yêu cầu tối thiểu của khu vực làm việc? Có yêu cầu gì về bảng hiệu hay không (Nhà ở trong hẻm, cách mặt đường 400m với 3 ngã rẽ)?Mong luật sư cho em biết rõ hơn về phần trụ sở kinh doanh. Trong thời gian gần, phương hướng phát triển chủ yếu là nhận các hợp đồng bảo trì hệ thống và mạng máy tính, cùng với lập trình phần mềm. Em chưa muốn thuê một văn phòng hoặc cửa hàng trong thời gian này.

Nếu lấy địa chỉ nhà làm địa chỉ trụ sở chính, vậy có cần phải chỉnh sửa gì lại nhà ở hay không? Dành ra một diện tích sửa lại làm văn phòng? Có quy định cần phải có bảng hiệu hay không? Hay em có thể không cần chỉnh sửa gì hết?

Rất mong được các luật sư giải đáp.Theo quy định tai Điều 35 Luật Doanh nghiệp về Trụ sở chính của doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến