Thông tin trên trang được lấy từ nhiều nguồn như Topiclaw hoặc dân luật, bạn nên liên hệ tới các dịch vụ luật như Panamax để được tư vấn thêm.
1. Doanh nghiệp chúng tôi là Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài. Thành lập năm 2007 vốn đã góp đủ.
2. Tháng 10/2009 Cổ đông sáng lập lớn nhất (A) tăng vốn 1.000.000 USD (nhưng chưa chuyển vốn vào Việt Nam).
3. Tháng 03/2010 ký hợp đồng chuyển trị giá 1.000.000USD cho một cổ đông mới (B).
4. 28/02/2010 cổ đông (B) chuyển tiền cho cổ đông (A) thực hiện ở nước ngoài.
5. 30/03/2010 Cổ đông (A) mới chuyển vốn điều chỉnh tăng 1.000.000 USD vào Việt Nam (như điểm 2 ở trên).
Vì là do bên chuyển nhượng chuyển nhượng đích danh số tăng 1.000.000 USD nên khi xác định thuế TNDN giá vốn chuyển nhượng chúng tôi đã lấy đích danh số 1.000.000 USD (tỷ giá khi điều chỉnh tăng vốn) như vậy có đúng không?
Rất mong nhận được sự trợ giúp của Quý Luật sư.
Giá vốn chuyển nhượng là 1.000.000USD thì chính xác rồi, nhưng sao lại phải chịu thuế TNDN? Đây là sự chuyển nhượng vốn của cổ đông, cổ đông chịu thuế TNCN do chênh lệch tỷ giá.
Vì Cổ Đông là một pháp nhân nên chịu thuế TNDN.
Theo thông tư130/2009/TT-BTC "
- Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau:
+ Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn được xác định trên cơ sở sổ sách, hoá đơn, chứng từ kế toán của tổ chức chuyển nhượng vốn tại thời điểm góp vốn và được các bên tham gia doanh nghiệp hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận.
+ Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị phần vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ (đã được Bộ Tài chính chấp thuận) có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm góp vốn hoặc thời điểm mua lại phần vốn góp."
Vậy theo trường hợp của chúng tôi thì áp dụng giá vốn nào
1. Theo giá bình quân của các lần góp vốn từ khi thành lập đến thời điểm chuyển nhượng.
2. Theo giá đích danh.
Vì nếu xác định theo điểm 1 thì sẽ phát sinh thu nhập rất nhiều (vì tỷ giá năm 2007 và năm 2010 chênh lệch 2.494 VND/USD.
Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư.
Theo kinh nghiệm thực tế của tôi, mặc dù chuyển nhượng trị giá phần vốn góp (bằng ngoại tệ) bằng nhau nhưng cục Thuế tỉnh Bình Dương vẫn tính thuế thu nhập do chênh lệch tỷ giá giữa từng thời điểm góp vốn và thời điểm chuyển nhượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét