Luật đất đai | Tư vấn về thừa kế đất ruộng
Hỏi: Kính thưa luật sư!
Xin luật sư phân tích và tư vấn giúp tôi 1 chuyện như sau:
Ông ngoại tôi có 3 người vợ. Vợ cả sinh được 3 người con 2 gái 1 trai thì mất sớm, người con trai hi sinh ở chiến trường. Sau đó ông tôi lấy vợ 2, bà có 1 người con gái riêng và 3 người con gái chung với ông. Năm 1968, ông tôi lấy bà tôi đẻ được 1 người con gái là mẹ tôi.
Vì không có con trai nên ông tôi có nhận 1 cháu trong họ làm cháu trưởng, và giao nhà cho cháu trưởng. Năm 1995, ông ngoại tôi mất, không có di chúc. Năm 2000 nhà nước có cấp sổ đỏ cho 3 xào ruộng của ông tôi, bà 2, và bà tôi ( mỗi người 1 xào) do bà 2 đại diện đứng tên, vì ông tôi đã mất. Năm 2010 bà 2 mất, năm 2012 bà ngoại tôi mất. Trong năm 2012 thì nhà nước có chính sách dồn điền đổi thửa, nên xã có cấp lại 3 xào ruộng của ông bà vào 1 miếng ruộng. Vì gia đình chính sách( do con vợ cả hi sinh ở chiến trường) nên 3 xào ruộng này được xã chia cho ở khu vực ưu tiên gần mặt đường.
1) Nay bà ngoại tôi đã mất, mẹ tôi lại là con gái duy nhất, tôi muốn hỏi mẹ tôi có được quyền thừa kế 1 xào ruộng của bà tôi hay không? Và làm thế nào để mẹ tôi có thể nhận lại ruộng?
2) Xóm có giao lại ruộng của ông bà cho cháu trưởng đến nhận, mẹ tôi có khiếu nại, xóm trả lời là vì khi bà tôi mất cháu trưởng đứng lên làm mà nên đủ tư cách đến nhận ruộng là đúng hay sai?
Anh cháu trưởng ( gọi tạm là B) bảo chỉ trả ruộng của 2 bà nếu có văn bản của pháp luật, và anh ý muốn trả ruộng ở chỗ nào thì nhà tôi phải nhận chỗ đó có đúng theo PL ko?
3) Khi bác tôi làm đơn lên xã đòi lại 3 xào ruộng thì anh B có đưa ra di chúc là trước khi mất ông tôi đã giao toàn bộ nhà cửa, đất cát, và ruộng của ba cụ cho anh ý, nên anh ý không đồng ý trả. ( Theo khẳng định của các bác tôi thì ko có di chúc này, ông tôi chỉ giao miệng cho anh ý ngôi nhà của ông ). Chính vì thế, xã không giải quyết chuyện này.
Xin chân thành cảm ơn các luật sư!
Trả lời: Trong trường hợp bạn nêu, thì một người có nhiều vợ qua nhiêu thời kỳ, thì là phức tạp. Một là xác định các Luật hôn nhân điều chỉnh; Hai, ai là vợi hợp pháp trong khi ông đều có hôn nhân thực tế với tất cả các bà và các người vợi này đều có con, tài sản chung…. Để làm rõ vấn đề này; trước mắt phải xác định mối quan hệ về hôn nhân ( Vợ chồng được pháp luật công nhận). Thì phải có thời gian ông lấy vơ vào luc nào; cười bà nào khi nào, tài sản chung của từng người vợi với ông ra sao?.... Điều nhăm nhăm mục đích xác định luật Hôn nhân xem luật nay quy định công nhận trường hợp nào thì pháp luật công nhận là vợ chông; trường hợp nà là không công nhận… Nhằm giả quyết vần đề ly hôn và chia thừa kế. Về nguyên tắc, thì người chết không để lại di chúc, thì các đồng thừa kế được chia khối di sản mỗi phần bằng nhau. Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết……….
Tuy nhiên, hiên nay, thì thời hiệu khởi kiện tài sãn thừa kế không còn nữa ( 10 năm kể từ ngày người có di sản chết, Ông bạn chết 1995---2010 là hết thời hiệu khởi kiện, yêu cầu chia di sản thừa kế). Trừ phi, các đồng thừa kế yêu cầu chia tài sản chung. Để làm được điều này; các đồng thừa kế phải có một văn bản xác nhận là tài sản chung chưa chia; không tranh chấp hang thừa kế.
Đó là vấn đề, lúc ông bạn chết ; nếu càng bàn càng phức tạp, rối lên. Thôi thì tính từ sau khi ông chết. Sau khi ông chết, hai bà được cấp GCNQSDD cho phần đất trên ( Bà 2 đứng đại diên). Điều này, chứng tỏ hai bà đều có di sản ( Mặc dù chưa xác định rõ ràng là mỗi người có bao nhiêu). Do vậy, sau khi 2 bà chết lần lượt vào năm 2010; 2012. Phần di sản của mỗi bà sẽ được chia thừa kế; và mẹ bạn là con, nên được hưởng phần thừa kế từ mẹ mình.
Hiên nay, còn một vấn đề nan giải cần giải quyết, là lấy lại tài sản của 2 bà ( Nếu bị người khác quản lý). Theo quy định của pháp luật, thì các đồng thừa kế có quyền đòi lại di sản thừa kế do người khác quản lý. Nếu người quản lý không trả, thì khởi kiện yêu cầu TA. giải quyết. ( Khi giải quyết TA. sẽ xem xét tính hơp pháp của di chúc nếu các bên có yêu cầu)
Chào bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét