Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Tư vấn tai nạn giao thông


Tư vấn tai nạn giao thông

Hỏi: Vấn đề của em là vài hôm trước e có điều khiển xe máy va chạm vào xe đạp. Lúc va chạm xong e choáng và ngất và được đưa đi viện. Sáng hôm sau em mới nhớ lại sự việc và biết xe mình đã bị công an giữ xe. Bên xe đạp thì hiện đang nằm viện. Em có lên thăm hỏi sức khỏe.
Theo luật thì công an sẽ giữ xe em bao nhiêu ngày ạ? Về phần bồi thường cho người bị hại thì em phải bồi thường như thế nào? đại khái là bao nhiêu phần % số tiền từ lúc nằm viện đến khi ra viện ạ. 
Nhờ anh (chị) nào có thể tư vấn giúp em được không ạ.

Trả lời: Chào bạn, việc bạn vi phạm quy định về điều khiển phương tiện gây tai nạn cần được cơ quan điều tra làm rõ và kết luận, việc giữ xe lại để thực hiện cho công việc điều tra đó, nếu giải quyết xong thì họ sẽ tiến hành trả cho bạn. Việc bạn phải bồi thường cho người bị thiệt hại tuân thủ các nguyên tắc sau;
Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: - Thứ nhất: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy đinh khác”. Bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc được thể hiện đầu tiên trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Tuy nhiên sự thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Thứ hai: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. - Thứ ba: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước cơ thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”. Với nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao làm ành hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại. Nguyên tắc trên đã dự liệu các quy định của pháp luật không thay đổi kịp theo sự thay đổi của thực tế. Bởi pháp luật mang tính ổn định, tuy không bất biến nhưng cũng không thể thay đổi từng giờ, từng ngày như sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Các khoản chi phí bao gồm:
Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên có những khoản chi phí không thể có hóa đơn như: khoản chi phí thuê xe máy đưa người đi cấp cứu thường không có hóa đơn, chứng từ nên khi xác định Hội đồng xét xử thường chỉ dựa vào thực tế chi phí của người bị thiệt hại để xác định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến