Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Xin cho biết hiệu lực của bản phân chia di sản do Phòng công chứng cấp


Xin cho biết hiệu lực của bản phân chia di sản do Phòng công chứng cấp

Hỏi: Năm rồi tôi được cấp giấy chuyển mục đích từ đất vườn lên đất ở 900m2, nhưng bên trong có ghi nợ tiền thuế đất.
Do đây là đất thừa kế từ cha mẹ, tôi chỉ là người đại diện. Cho nên tôi cùng với 2 người chị ra công chứng để lập thủ tục phân chia di sản và nội dung là 2 chị đồng ý tặng cho tôi không điều kiện phần của 2 người. Trong thỏa thuận này cũng có ghi rõ là đất còn nợ thuế nên sau khi nhận, tôi có trách nhiệm tiếp tục xin ghi nợ tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ phần đất này.

Ngay sau đó tôi có đến chi cục thuế làm thủ tục sang tên, nhưng chi cục thuế họ bảo chỉ khi nào tôi đóng tiền thuế đất mới được sang tên đăng bộ.
Vậy cảm phiền quí vị Luật sư cho tôi biết:
1. Sau này tôi có đủ số tiền để đóng (độ 5 tỷ) thì thỏa thuận của công chứng này còn giá trị không?
2. Trong thời gian chưa đóng mà có một trong 2 người chị tôi qua đời, thì con của các bà có quyền tranh chấp với tôi không?
Xin chân thành cảm ơn quí vị.

Trả lời:
Chào bạn, 
Về nguyên tắc thì bạn muốn đứng tên trong sổ đỏ thay cho bố bạn ( tức có việc chuyển quyền ) thì bố bạn phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Vì thế cơ quan thuế trả lời cho bạn như vậy là đúng pháp luật.
- Sau này bạn có đủ tiền để đóng thuế thì thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa bạn và 2 người chị vẫn có giá trị, vì đây là văn bản thỏa thuận không trái với đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm và được xác lập theo đúng qui định của pháp luật.
- Tranh chấp là quyền của công dân cho nên khi một trong hai người chị qua đời thì con của chị bạn cũng có quyền tranh chấp. Tuy nhiên, pháp luật qui định tranh chấp phải có căn cứ và đương sự có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ cho Tòa án, chứng cứ bên nào mạnh thì bên đó thắng kiện. Trường hợp này con của người chị không có chứng cứ để chứng minh QSDĐ là di sản của mẹ mình trong khi bạn có chứng cứ là Văn bản thỏa thuận phân chia di sản để chứng minh người chị đã tặng cho bạn phần thừa kế của chị ta, như vậy nếu tranh chấp, kiện tụng thì con của người chị bạn sẽ bị thua kiện.
Trân trọng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến